10 phút để làm chủ khái niệm độ phơi sáng

Khi bắt đầu đến với nghệ thuật chụp ảnh, độ phơi sáng là một trong những khái niệm rất dễ khiến bạn rối trí vì bạn cần phải phải chỉnh sửa nhiều thông số trên máy ảnh để có được bức ảnh như ý. Bài viết sau sẽ giúp bạn nhanh chóng nắm bắt được việc bạn cần chỉnh máy ảnh của bạn như thế nào.

 

Về mặt cấu tạo thì chiếc máy ảnh DSLR mà bạn có trong tay được thiết kế với nguyên lý hoạt động giống như đầu của bạn với ống kinh là mắt và thân máy là bộ não. Bộ não của bạn sẽ xử lý và ghi lại các chi tiết mà mắt bạn thu nhận được.

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-1

Khi bạn nhìn vào cái gì đó – một bông hoa chẳng hạn – đôi mắt của bạn sẽ gửi thông tin đến não của bạn rằng hoa có cánh hoa dài và màu vàng. Nếu bạn chỉ nhìn nó bằng một cái nhìn lướt qua hoặc không đủ ánh sáng hoặc quá nhiều ánh sáng, thì thông tin mà mắt thu được sẽ không đầy đủ và não của bạn sẽ ghi lại một hình ảnh không rõ ràng, đôi khi sai lệch về bông hoa.

 

Chuyện tương tự cũng xảy ra bên trong chiếc DSLR của bạn với Tốc độ màn chập tương tự thời gian bạn nhìn bông hoa còn Độ nhạy sáng (ISO) và Khẩu độ quyết đinh lượng ánh sáng được ghi nhận lại. Ba yếu tố này tạo nên Tam giác phơi sáng (Exposure triangle) và làm thế nào để phối hợp ba yếu tố này để có một bức ảnh hoàn hảo là thứ dẫn chúng ta tới đây.

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-2

 

Độ phơi sáng được thiết lập tốt

 

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-3

 

Nếu bạn không lấy đủ ánh sáng, bạn sẽ không nhìn thấy rõ mọi thứ vì bức hình sẽ quá tối (underexposure).

 

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-4

 

Nếu bạn lấy quá nhiều ánh sáng, thì bức hình sẽ trở nên quá sáng (overexposure)

và bạn cũng không thể nhìn thấy được hết những chi tiết trong bức hình.

 

 

Khẩu độ hay độ mở là thông số cho bạn biết độ rộng tương đối mà màn chập của ống kính khi mở để nhận ánh sáng. Một ống kính với khẩu độ nhỏ (thường được kí hiệu bằng phân số có mẫu số lớn như f/22) thì tương tự như khi bạn nheo mắt. Ngược lại, ống kính với khẩu độ lớn thì giống (kí hiệu bằng phân số với mẫu số nhỏ như f/4) thì tương tự như khi bạn phải căng mắt ra để nhìn như chú cá vàng dưới đây.

 

Trắc nghiệm:

– Nếu bạn đang chụp trong không gian thiếu sáng, bạn cần đôi mắt mình như thế nào? Liệu bạn có thể nheo mắt (hay đặt khẩu độ nhỏ) hay không?

– Điều gì xảy ra nếu vào một ngày đẹp trời, bạn mở to mắt và nhìn lên bầu trời đây nắng một lúc lâu (tương tự như màn trập chậm và khẩu độ lớn)? Liệu bạn có thể thấy tốt nữa không?

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-5

 

 

 

Tốc độ màn chập cho ta biết tốc độ đóng mở màn chập của ống kính, từ đó cho ta biết thời gian mà cảm biến nhận ánh sáng. Tốc độ màn chập càng lớn thì thời gian ấy càng nhỏ. Với thời gian 1/1000 giây thì tương tự như một lần nháy mắt siêu nhanh. Trong khi đó với 2 giây thì tương tự việc bạn mở mắt và sau đó thì nháy mắt. Điểm cần nhớ ở đây là: khác với bộ não, cảm biến sẽ ghi lại mọi thứ khi bạn mở màn trập và chúng sẽ nằm đè lên nhau theo thời gian. Vì vậy, nếu bạn hoặc đối tượng bạn đang quan sát bị di chuyển, hay bạn mở màn chập quá lâu (đặt tốc độ màn chập thấp) hình ảnh mà bạn thu được sẽ bị nhòe ở phần chuyển động. 

 

Trắc nghiệm:

– Nếu bạn muốn có một hình ảnh sắc nét về một người đang tập thể dục, bạn cần đôi mắt của bạn mở bao lâu?

– Những gì sẽ được ghi lại khi bạn nháy mắt nhanh (tốc độ đóng màn chập nhanh) và nháy mặt thật chậm (đóng màn trập từ từ)?

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-6

 

 

 

Không giống như hai khái niệm trước, ISO bản thân nó là viết tắt của một tiêu chuẩn quốc tế về độ nhạy sáng của cảm biến máy ảnh hay. ISO cao có nghĩa là khả năng nắm bắt ánh sáng của cảm biến càng lớn, điều này giúp bạn có thể nhìn thấy vật thể khi thiếu sáng như trong nhà hay hoàng hôn. Tương tự, bạn cần phải giảm ISO xuống khi chụp ảnh ngoài trời. ISO giống như một phiên bản ngược của kính râm (sunglasses) vì vậy nhiều người còn gọi họ là MOONglasses. Hãy học kĩ cách dùng moonglasses để có thể chụp ảnh ban đêm.

 

Trắc nghiệm:

– Tôi có cần những chiếc moonglasses như thế nào để có thể chụp được ảnh bãi biển vào giữa buổi trưa?

 

 
10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-5

 

 

 


10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-7

 

Bạn muốn chụp hình một con mèo đang ngủ trên ghế. Xung quanh bạn không có nhiều nguồn ánh sáng để bạn bổ sung. Để hình ảnh rõ nét, bạn cần làm moonglasses dày lên (tăng ISO, ví dụ ISO 600). Bạn cần phải mở rộng đôi mắt của bạn (tăng khẩu độ, ví dụ f / 1.4). Tuy nhiên, ống kính của bạn không đủ rộng (ví dụ chỉ đạt đến f / 4.5) nên bạn cần nhiều thời gian lấy ánh sáng hơn. Do đó, bạn để mắt mở lâu hơn (giảm tốc độ màn trập xuống, ví dụ 1/30). 

 

Trắc nghiệm:

– Cũng trong một tình huống như trên, con mèo nhận thấy bạn đang chụp ảnh nó nên bắt đầu di chuyển và lắc lư thân mình theo nhịp bước. Bạn cần thay đổi như thế nào? Thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập hay độ nhạy sáng của máy ảnh để có hình ảnh rõ nét?

 – Nếu bạn tăng tốc độ màn trập bởi vì bạn muốn chụp nhanh một khoảnh khắc, bạn cần thay đổi những gì khác đi kèm? (Nếu bạn không thay đổi gì, hình ảnh thu được sẽ tối vì bạn cho phép lượng ánh sáng ít hơn).

 

 
10-phut-e-lam-chu-khai-niem-do-phoi-sang-8

 

Sau khi bạn đã có khái niệm cơ bản về độ phơi sáng và ba thành phần của tam giác phơi sáng (khẩu độ, tốc độ màn chập và ISO), hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng của chiếc DSLR trong tay để có thể nhanh chóng thay đổi các cài đặt cho phù hợp với các hoàn cảnh khác nhau.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button