4 tip giúp bạn yêu thích sử dụng chế độ chỉnh tay (Manual)

Trong bài viết này của Kevin Landwer-Johan, tôi muốn chia sẻ với bạn một ít tip về việc làm thế nào để tận dụng một vài chức năng của máy ảnh để giúp bạn có cái nhìn trực diện và thấu hiểu chế độ chỉnh tay.

Thỉnh thoảng quay lại với những thứ căn bản và chỉ sử dụng trang thiết bị đời cũ, đơn giản hơn mà không có bất kỳ tính năng hiện đại nào của máy ảnh mới có thể giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia thực thụ. Bên cạnh đó, thỉnh thoảng tận dụng công nghệ có chọn lọc trên máy ảnh kỹ thuật số cũng có thể giúp bạn học hỏi và tạo ra nhiều bức ảnh phơi sáng chính xác dễ dàng hơn bao giờ hết với những chiếc máy ảnh cũ hơn.

Tôi đã bắt đầu học bằng một chiếc máy ảnh không có bất cứ thứ gì tự động và không có bất kì lựa chọn nào khác ngoài học chế độ Manual. Tôi vẫn sử dụng chế độ này trong hầu hết thời gian tác nghiệp. 

Trong suốt những buổi workshop nhiếp ảnh mà chúng tôi điều hành, tôi thích khuyến khích mọi người chuyển sang chế độ manual và chỉ sử dụng nó trong một khoảng thời gian. Nếu bạn thử nó một hoặc hai lần trong một thời gian ngắn thì có thể bạn sẽ không ‘làm chủ’ được nó. Bạn cần cam kết sử dụng chế độ manual cho hầu hết những thứ bạn chụp đủ lâu cho đến khi bạn cảm thấy bạn đang có tiến triển.

 

 

 

Nhiều máy ảnh ngày nay có màn hình LCD/ Khung ngắm điện tử hiển thị độ phơi sáng khi bạn chụp một tấm ảnh trong Manual Mode. Nếu máy ảnh của bạn có chức năng này thì nó gần như loại bỏ việc phải nhìn thanh đo độ phơi sáng hoặc phải thay đổi chế độ đo sáng để có được những bức ảnh được phơi sáng đẹp.

  

Bằng việc tập trung vào độ phơi sáng của bức ảnh trên màn hình LCD hay trên khung ngắm điện tử trong khi bạn đang điều chỉnh khẩu độ, tốc độ màn trập, và ISO, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy khi nào thì bức ảnh trông vừa ý mình.

 

 

Bạn cần tinh chỉnh độ sáng màn hình hay viewfinder sao cho trung tính, nghĩa là không quá sáng và không quá tối. Để kiểm tra điều này bạn có thể chụp một ít tấm hình thử nghiệm và sau đó xem lại (trên máy tính). Nếu chúng bị thừa sáng hoặc thiếu sáng thì hãy điều chỉnh độ sáng của màn hình LCD hoặc/và khung ngắm trên máy ảnh tới khi những bức ảnh của bạn có cùng giá trị phơi sáng mà bạn nhìn thấy trên khung ngắm hay trên màn hình trong chế độ Live View. 

 

Nếu bạn không thích sử dụng Live View hay không có khung ngắm điện tử hiển thị những thay đổi về giá trị độ phơi sáng, việc sử dụng đo sáng điểm có thể giúp bạn đọc các giá trị chính xác hơn và thiết lập độ phơi sáng một cách chuẩn xác hơn nữa.

 

 

Những chiếc máy ảnh hiện đại có một bộ tùy chọn chế độ đo sáng bao gồm chế độ đo sáng điểm. Thường thì sử dụng chế độ đo sáng trung bình là đủ, chế độ này sẽ cho ra một giá trị phơi sáng trung bình của từng vùng trên bức ảnh mà nó đọc được.

 

Tuy nhiên trong một vài trường hợp, điển hình nếu chủ thể của bạn bị ngược sáng hay độ tương phản trong khung cảnh mà bạn đang chụp quá cao thì việc sử dụng tính năng đo sáng điểm sẽ cho phép bạn đọc được độ sáng tại vùng quan trọng với bạn trong tấm ảnh.

 

Ví dụ như khi bạn chụp chân dung mà phần hậu cảnh sáng hoặc tối hơn một cách đáng kể so với chủ thể thì đây là điều kiện tốt nhất để đo sáng điểm từ khuôn mặt chủ thể vì đây thường là phần quan trọng nhất của bức ảnh. Bằng cách sử dụng chế độ đo sáng trung bình, máy ảnh của bạn cũng có thể đọc được các mức sáng từ hậu cảnh và tính vào kết quả nó trả về, điều này sẽ cho bạn độ phơi sáng không vừa ý cho lắm.

 

 

Việc học cách sử dụng chế độ đo sáng điểm sẽ hỗ trợ bạn trong việc tạo ra những bức ảnh được phơi sáng chính xác hơn. Tôi có một trong những nút chức năng trên bộ thiết lập máy ảnh của mình để chuyển sang chế độ đo sáng điểm, cho phép tôi nhanh chóng và dễ dàng đọc dữ liệu từ bất kỳ phần nào của bố cục.

 

 

 

Luôn luôn kiểm tra màn hình máy ảnh sau mỗi bức ảnh bạn chụp không phải là một cách luyện tập tốt vì điều này có thể làm gián đoạn sự tập trung của bạn vào chủ thể. Nhưng có thể có ích khi nhìn lại vài bức ảnh đầu tiên sau khi bạn thực hiện vài tinh chỉnh cho những thiết lập phơi sáng của mình.

 

Việc xem qua những kết quả sau khi thay đổi khẩu độ, tốc độ màn trập, hay ISO sẽ cho bạn một cái nhìn rõ ràng về việc liệu các thiết lập có phù hợp với những bức ảnh bạn muốn chụp. Nếu bạn nhìn thấy một bức ảnh tổng thể quá sáng hoặc quá tối hay chỉ ở một phần nào của bố cục thì bạn sẽ cần thực hiện một vài tinh chỉnh với những thiết lập của mình đấy.

 

 

Khi bạn thực hành kỹ thuật này bạn có thể bắt đầu nhận thấy bản thân có thể ước lượng bạn cần điều chỉnh những thiết lập phơi sáng bao nhiêu hơn là phải nhìn vào thanh đo độ phơi sáng lần nữa. Việc này sẽ cần luyện tập nhiều nhưng nếu bạn tạo thói quen thực hiện nó, bạn sẽ nhận ra đây là một cách nhanh chóng và dễ dàng để có được độ phơi sáng tốt hơn.

 

 

 

Những chiếc mảy ảnh kỹ thuật số của chúng ta thu lại một lượng siêu dữ liệu đáng kinh ngạc, được kết hợp với lượng thông tin về mỗi bức ảnh bạn chụp được. Việc học cách đọc và hiểu được dù là một lượng nhỏ những thông tin này có thể hỗ trợ bạn trong việc cho ra những bức ảnh có độ phơi sáng vừa ý một cách nhất quán hơn.

 

 

Việc có thể tự do xem lại giá trị phơi sáng của bất kỳ bức ảnh bạn vừa chụp có thể giúp bạn hiểu tại sao nó đẹp hay có thể là tại sao nó cần được cải thiện. Tôi nhận thấy thông tin này vô cùng hữu dụng khi tôi đang ngồi trước máy tính xem lại những bức ảnh từ một buổi nhiếp ảnh.

 

Việc so sánh những bức ảnh được chụp với những giá trị phơi sáng khác nhau và kiểm tra siêu dữ liệu có thể giúp bạn có sự hiểu biết sâu hơn về những thiết lập nào bạn có thể sử dụng lần tới.

 

 

 

Lấy nét tự động, Nhận diện khuôn mặt, Cân bằng trắng tự động và tự động điều chỉnh ISO là tất cả những tính năng nâng cao hiện đại của công nghệ máy ảnh khiến việc sử dụng Manual Mode trở nên dễ dàng hơn. Bởi vì bạn không phải dành quá nhiều sự tập trung cho những thứ này và bạn có thể tập trung tốt hơn vào những thiết lập độ phơi sáng.

  

Độ phơi sáng là một trong những yếu tố chủ chốt của một bức ảnh. Việc học hỏi để hiểu được làm thế nào bạn có thể sử dụng nhiều tính năng đa dạng của máy ảnh để hỗ trợ bạn tạo ra những bức ảnh đẹp hơn sẽ giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia đầy sáng tạo hơn. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button