5 câu hỏi các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp ghét và những điều bạn nên hỏi thay cho chúng

Có thể bạn quen biết một vài nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp và nhận ra rằng họ chính là nguồn thông tin vô giá dành cho mình. Tuy nhiên, dưới đây là một vài điều khiến họ không thích mỗi khi bị hỏi bởi các tay gà mờ. Hãy cùng nhìn qua năm trong số những câu hỏi đó và tìm ra những điều bạn nên hỏi thay vì chúng nhé.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-02

Bạn bắt đầu bước vào nghiệp nhiếp ảnh khi khám phá ra con mắt sáng tạo của mình trong lúc chụp ảnh trên điện thoại và muốn tiến sâu hơn vào ngành này. Nhiếp ảnh nghe có vẻ như là một sở thích thú vị – nó đưa bạn khám phá thế giới bên ngoài và chia sẻ góc nhìn về thế giới của mình với những người khác.

 

Có thể bạn cũng có vài người bạn đã là nhiếp ảnh gia và bạn không hề muốn đứng ngoài mỗi khi họ trò chuyện trong sự hứng thú về khẩu độ và những vòng bokeh đâu nhỉ. Vậy bắt đầu từ đâu đây? Bạn sẽ hỏi rằng nên mua máy ảnh nào đúng không? Sai! 

 

Họ ghét câu hỏi này vì nó quá mơ hồ. Ở ngoài kia có hàng tá các loại máy ảnh được thiết kế để đáp ứng từng nhu cầu cụ thể. Và đồng thời, máy ảnh cũng là vật dụng cá nhân – giống như xe hơi vậy – nên rất khó cho họ đưa ra lời khuyên bạn nên mua gì.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-03

 

Một chú bồ câu đang đánh giá khách tham quan với một chiếc máy ảnh tại công viên thành phố

 

 

Bạn muốn chụp một bầu trời đêm đầy sao (một chiếc máy ảnh full-frame sẽ phù hợp nhất) hay bạn chỉ muốn trang hoàng trang Instagram cá nhân của mình? Bạn đang muốn ghi lại đời sống hoang dã (nơi mà một chiếc máy crop sẽ tỏa sáng) hay bạn có hứng thú với ảnh chụp chân dung hơn? Có phải rằng bạn là người hay di chuyển và cần thứ gì đó nhỏ gọn (máy ảnh mirrorless)? Ngân sách của bạn thế nào? Tất cả những điều trên là những câu hỏi cần trả lời khi nói đến chọn mua máy ảnh. 

 

Đồng thời nó còn phụ thuộc rất lớn đến kinh nghiệm của bạn. Nếu bạn chưa từng động vào f-stop, ISO hay tốc độ màn trập; khi đó, bất kì máy ảnh entry-level nào hướng dẫn cho bạn những điều đó đều nên mua cả. Hãy luyện tập với những điều cơ bản của nhiếp ảnh, tìm hiểu bạn muốn chụp điều gì và làm quen với ý nghĩa thực sự của các tính năng. Sau đó, bạn sẽ đủ thông tin để quyết định nên mua cái nào hoặc sẽ hỏi những câu hỏi rõ ràng hơn. 

 

 

Hãy nghiên cứu trước một chút để hiểu được bản thân bạn cần gì. Thu hẹp các loại nhiếp ảnh mà bạn thích và nhận dạng những tính năng quan trọng nhất đối với mình. Hãy sử dụng Google! Bằng cách tự trang bị kiến thức cho bản thân, bạn sẽ tự tin hơn khi tiếp cận các chuyên gia (tốt nhất nên là chuyên gia về thể loại nhiếp ảnh bạn thích, họ sẽ có nhiều kiến thức và sẽ giúp ích cho bạn hơn) và hỏi một cách cụ thể để thu hẹp các lựa chọn của bạn. 

 

Dưới đây là một vài ví dụ tốt về những điều bạn nên hỏi:

 

– Tôi rất muốn chụp Dải Ngân Hà nhưng lại không có đủ kinh phí để mua một chiếc máy ảnh full-frame. Bạn có biết dòng máy ảnh nào có giá rẻ hơn chụp tốt trong điều kiện thiếu sáng không? 

 

– Tôi muốn một chiếc máy ảnh super compact cho kì nghỉ để có thể chụp nhanh tốt hơn so với điện thoại. Và sẽ thật tuyệt nếu nó có cả WiFi để tôi có thể vừa đi vừa đăng hình. Bạn có gợi ý nào không? 

 

– Vườn sau nhà tôi có rất nhiều loài chim đẹp. Tôi rất muốn có một chiếc máy ảnh tốt hơn để chụp chúng cùng với một vài bông hoa trong vườn. Bạn có thể gợi ý một chiếc máy ảnh cơ bản – và mong rằng – có màn hình LCD lật? 

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-05

 

 

Thuê đi! Giống như thử nghiệm vậy, bạn có thể dễ dàng thuê được máy ảnh, ống kính và các phụ kiện khác từ cửa hiệu máy ảnh gần nhà để thử trước các công cụ, qua đó tìm ra điều bạn thực sự thích trước khi đầu tư một khoản tiền lớn. Rất nhiều cửa hàng có gói cuối tuần (lấy máy thứ sáu, trả máy thứ hai) với cái giá rất phải chăng (trong khoảng 20-100$).

 

 

 

Vậy giờ đây bạn đã thu hẹp danh sách thể loại nhiếp ảnh bạn muốn theo đuổi và bạn thậm chí còn có một vài ý tưởng về dòng máy ảnh sẽ giúp ích cho bạn. Tuy nhiên khi bạn tiếp tục tìm kiếm, bạn sẽ thấy nhiều lựa chọn từ Nikon và Canon. Nhưng hãng nào sẽ tốt hơn? 

 

Họ ghét câu hỏi này vì đó là một cuộc tranh cãi ngu ngốc và hoàn toàn không cần thiết. Hãng nào tốt hơn: Toyota hay Honda? Marvel hay DC? Bánh pizza đế dày hay đế mỏng? 

 

“Tốt hơn” là một khái niệm chủ quan và không hề có đáp án đúng cho câu hỏi này. Nếu bạn hỏi một vài nhiếp ảnh gia câu hỏi này, bạn sẽ chỉ nhận được các ý kiến trái chiều và không thể giúp bạn đi đến quyết định cuối cùng. Nhiều nhiếp ảnh gia bắt đầu với một hãng và chỉ đơn giản là bị kẹt với hãng đó bởi thật ra nó rất đắt đỏ để đổi sang hãng khác (đa số các thương hiệu thường cố ý không để các bộ phận của mình tương thích với hãng khác).

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-06

 

Sự thật là có một cuộc cạnh tranh gay gắt giữa các nhà sản xuất máy ảnh. Một hãng sẽ vươn lên dẫn đầu với một vài công nghệ mới và các hãng khác sẽ nhảy theo để đối đầu bằng cách thêm vào tính năng của riêng họ nhằm giành lại lợi thế. Và bạn biết sao không? Còn rất nhiều hãng khác nữa đấy! 

 

Điển hình là Sony với việc luôn dẫn đầu một cách kinh ngạc trong mảng không gương lật (mirrorless) và thậm chí là Fuji với hệ thống compact của họ đã trở nên nổi tiếng với một vài nhiếp ảnh gia. Giống như các dòng máy ảnh khác nhau, các hãng sẽ giới thiệu những tính năng khác nhau và sẽ phụ thuộc vào việc cái nào là quan trọng đối với bạn.  

 

Bạn muốn chụp ảnh thiếu sáng và ít nhiễu (noise)? Bạn có quan tâm đến dải tần nhạy sáng tốt hay không? Liệu chức năng tự động lấy nét đa điểm tuyệt vời kia có quan trọng với bạn? Bạn có thích sử dụng núm xoay và nút bấm thay cho bảng menu kĩ thuật số? Các thương hiệu thường thiên về các tính năng cụ thể hơn nên mặc dù các chuyên gia vẫn còn bị phân tâm trong câu hỏi về “tốt hơn”, họ vẫn sẽ đồng ý với nhau rằng mỗi hãng đều sẽ có một mảng làm tốt hơn các hãng khác bằng các tính năng riêng của nó.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-07

 

Chụp bằng máy ảnh Canon

 

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-08

 

Chụp bằng máy ảnh Fuji

 

 

 

Giống như trong câu hỏi về máy ảnh phía trên, hãy tìm ra điều bạn muốn nhất về chiếc máy ảnh bạn sắp mua và hỏi những câu cụ thể. Qua đó sẽ giúp bạn hướng về phía chiếc máy ảnh phù hợp nhất và đồng thời giúp cho người nhiếp ảnh gia bạn đang hỏi có nhiều cơ hội giới thiệu về nhãn hiệu họ yêu thích hơn.

 

– Tôi muốn chụp phong cảnh lúc hoàng hôn nhưng lại lo rằng bầu trời khi đó sẽ quá sáng còn tiền cảnh lại quá tối. Vậy chiếc máy ảnh nào sẽ phù hợp nhất trong những tình huống này? 

 

– Mấy cái menu này quá phức tạp với tôi. Bạn có biết chiếc máy ảnh nào cho phép tôi điều chỉnh thông số một cách tự nhiên hơn không? 

 

– Hãng nào nhìn chung chụp được những bức ảnh “sạch” nhất với ISO cao? 

 

 

Hãy chắc rằng luôn hỏi nhiều người về điều này (nhất là những người sử dụng các hãng khác nhau) để có được góc nhìn cân bằng nhất. Ngay cả với các câu hỏi cụ thể hơn, “tốt nhất” vẫn luôn là cái gì đó rất chủ quan. 

 

 

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-09

Được rồi, vậy bây giờ bạn đã hình dung được chiếc máy ảnh bạn muốn và bạn háo hức muốn chụp ảnh ngay. Bạn đang quan sát người bạn chuyên nghiệp của mình và muốn bắt chước họ. 

 

Nhưng thông số họ dùng là gì? 

 

Họ ghét câu hỏi này đa phần là vì ngữ cảnh. Câu hỏi này thật ra là một câu hỏi chính đáng trong hoàn cảnh thích hợp, thế nhưng, đa phần các chuyên gia được hỏi điều này trong những trường hợp không hay cho lắm. 

 

“Wow, bức ảnh đẹp quá! Máy ảnh bạn dùng để chụp là gì vậy?” Câu nói này có thể hiểu như là nghệ thuật của bức ảnh hoàn toàn không phải do nhiếp ảnh gia và ai cũng đều có thể chụp được chỉ với trang thiết bị cần thiết. Điều này sẽ chọc giận họ còn nhanh hơn so với việc hỏi đầu bếp rằng có phải món ăn của anh ngon do ảnh sử dụng dao, muỗng đắt tiền không.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-10

 

Có thể cho rằng việc hỏi về cài đặt máy sẽ tốt hơn là hỏi về điều khác bởi nó sẽ cho phép bạn nhìn thấu được cách để làm mờ thác nước thành một dải lụa mượt mà hay tại sao một chú chim ruồi có thể hoàn toàn bị “đóng băng” giữa khung hình. Qua đó, khi các chuyên gia nhận được câu hỏi này, họ sẽ có ấn tượng rằng những người nhập môn này đang tìm “viên đạn bạc” để chụp được các bức ảnh đẹp. 

 

Mỗi bức ảnh sẽ có một thông số tuỳ chỉnh khác nhau. Câu hỏi này sẽ chỉ hữu ích nếu như bạn định chụp những bức ảnh giống vậy với điều kiện tương tự. Và chúng cũng chỉ hữu ích nếu bạn hiểu được ý nghĩa của những cài đặt đó cùng với cách để bạn tự điều chỉnh khi gặp các trường hợp khác. 

 

Cũng vậy, số megapixel đã trở thành con số thần thánh để người mua có thể đánh giá được chất lượng sản phẩm. 24 megapixel đáng giá thêm 300$ vì nó tốt hơn rất nhiều so với dòng máy 20 megapixel, phải không nhỉ? Đúng là nhiều megapixel hơn đồng nghĩa với việc chất lượng sẽ tốt hơn chút ít, thế nhưng, con số này không quan trọng đối với những nhiếp ảnh gia bình thường. Thậm chí nhiều chuyên gia cũng không quan tâm đến con số này (trừ khi họ làm trong ngành in fine art). 

 

Các bức ảnh tiêu chuẩn được in ở 300 dpi (số điểm ảnh trên 1 inch). Ngay cả bức ảnh cỡ 8×10 (2400 x 3000 pixel = 7.2 triệu pixel) cũng chỉ yêu cầu 7.2 megapixel. Thế nên, “số chấm” hơn 20 không thực sự cần thiết trừ khi bạn muốn in poster. Còn nếu bạn chỉ muốn in vài bức ảnh để xem ở nhà hay chia sẻ chúng trên mạng xã hội, bạn không cần phải bận tâm bỏ ra thêm tiền chỉ vì số megapixel cao hơn; đa số các dòng máy ảnh hiện nay sẽ dễ dàng đáp ứng yêu cầu của bạn.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-11

 

 

Chiếc máy ảnh không bao giờ làm nên nhiếp ảnh gia. Những bức ảnh tuyệt vời đều có thể được tạo ra từ các thiết bị sơ cấp nhất. Hãy luôn nhớ rằng một chiếc máy ảnh chỉ là công cụ để bạn thực hiên công việc hiệu quả hơn thôi còn nghệ thuật được tạo ra từ tầm nhìn của bạn. Biết được những gì mình muốn sáng tạo và hãy hỏi chuyên gia thông tin về các công cụ cần thiết – tránh việc ngụ ý rằng nghệ thuật sẽ là không thể nếu không có chúng. 

 

Đồng thời, hiểu những thông số cài đặt đó có ý nghĩa gì trước khi hỏi họ để có thể ứng dụng một cách triệt để nhất.

 

– Tôi rất ngưỡng mộ những bức ảnh macro của bạn. Tôi đang cố để làm điều tương tự với những bông hoa của tôi nhưng không thể chụp sắc nét như vậy. Tốc độ màn trập bạn đang dùng là bao nhiêu thế? 

 

– Tôi biết bạn chụp thích chụp ảnh thiếu sáng. Vậy ống kính góc rộng nào bạn hay dùng cho những bức ảnh đó? 

 

– Tôi muốn in những bức ảnh khổ lớn lên tường ở nhà tôi. Những bản in của bạn nhìn rất đẹp. Vậy máy ảnh của bạn là loại bao nhiêu megapixel thế?

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-12

 

 

 

Một người thông thái đã từng bảo tôi rằng không bao giờ mua thêm trang thiết bị nào đến khi bạn cảm thấy bị giới hạn bởi những gì bạn đang có. Trước khi bạn ‘nhỏ dãi’ trước máy ảnh hay ống kính của người khác, hãy hỏi bản thân liệu một sự nâng cấp có đáng giá và có thể giúp tăng thêm cơ hội chụp mà bạn không thể trước đó hay không (còn nếu bạn thực sự muốn nâng cấp – thì nó sẽ vô cùng tốn kém đấy). 

 

Và hãy luôn nhớ rằng chỉ vì các chuyên gia có nhiều megapixel hơn bạn (hay một mẫu máy ảnh mới nhất, hay một ống kính đắt tiền hơn) thì không có nghĩa là họ chụp được những bức ảnh mà bạn không thể. Kinh nghiệm chính là thứ đang cản trở bạn, không phải dụng cụ.

 

 

 

Với chiếc máy ảnh của bạn thì chắc rằng bạn sẽ ít nhiều hiểu được các cài đặt và có thể đang chụp được nhiều hình đẹp. Rồi giờ đây bạn muốn xem nếu bạn có thể đưa các đốm pixel này trở thành lợi nhuận được hay không. 

 

Nên bạn quyết định hỏi một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp cách kiếm tiền với những bức ảnh của bạn.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-13

 

 

 

Họ ghét câu hỏi này bởi đa số họ cũng không biết cách trả lời nó. Hoặc họ biết nhưng lại không muốn làm bạn thất vọng. 

 

Thật ra, nhiếp ảnh là một ngành công nghiệp rất khó để tham gia và không hề béo bở. Với việc các loại máy ảnh tốt hơn càng ngày càng dễ mua đối với người dùng phổ thông, bất kì ai cũng đều có thể chụp được các bức hình chất lượng cao tương đối dễ dàng. Tóm lại, hầu như không ai muốn bỏ tiền ra để mua những bức ảnh mà họ có thể tự chụp. 

 

Đó là một câu hỏi hóc búa để trả lời vì rất nhiều người đang phải chật vật để tìm ra câu trả lời đúng đắn cho vấn đề thu nhập mơ hồ đó. 

 

Thêm vào đó, giống như các chủ đề trước, câu hỏi này không có câu trả lời thỏa đáng nào cả. Có những dạng nhiếp ảnh nhất định có khả năng kiếm được mức thu nhập khá hơn các thể loại khác (gợi ý: chúng liên quan trực tiếp đến con người), nhưng một nhiếp ảnh gia mới vào nghề sẽ gặp thử thách để kiếm tiền từ nghề của mình nếu không có sự chăm chỉ, tiếp thị bản thân hiệu quả và một mô hình kinh doanh thích hợp.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-14

 

Đại đa số các chuyên gia có nhiều nguồn thu nhập khác nhau. Bởi hiếm khi chứng minh được hiệu quả chỉ với một phương thức kiếm tiền. 

 

 

Hãy tìm hiểu thị trường địa phương để xem những gì đang thịnh hành và nơi nào có nhu cầu. Dành một chút thời gian để định hình lại những gì khiến cho bạn nổi bật so với người khác và từ đó xây dụng nên portfolio cho bản thân. Rồi sau đó bạn có thể tiếp cận các chuyên gia để giúp bạn vạch ra kế hoạch kinh doanh rõ ràng. 

 

– Tôi rất thích chụp ảnh người khác trong trang phục rực rỡ của họ tại các buổi hội họp. Vậy bạn thường được trả bao nhiêu cho một buổi như thế? 

 

– Tôi rất hay đăng một vài bức ảnh của mình lên một trang ảnh stock. Bạn có biết trang nào trả cho nhiếp ảnh gia tốt nhất không? 

 

– Bạn thường tính phí bao nhiêu để di chuyển đến địa điểm cưới? Bạn có nghĩ rằng tôi nên miễn phí cho lễ đính hôn?

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-15

 

 

 

Thời buổi này, chụp người mới kiếm được tiền. Nếu bạn sợ làm việc cùng con người thì bạn gần như sẽ không thể kiếm tiền bằng nghề nhiếp ảnh được. Chụp chân dung, sự kiện và đám cưới thường chắc chắn sẽ mang lại thu nhập hơn là so với chụp phong cảnh, trừu tượng và macro. 

 

Nhưng điều đó không có nghĩa rằng những thể loại khác là không thể, chỉ là khó hơn thôi. Và thậm chí ngay cả những mảng đó cũng sẽ đòi hỏi bạn phải tự tiếp thị bản thân đến các phòng tranh, các công ty du lịch và lữ hành cũng như các cá nhân. Vậy nên hãy quen với việc tương tác với con người!

 

 

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-16

Giờ đây, bạn đã có được chút kinh nghiệm và thậm chí còn kiếm được một ít tiền nữa. Bạn đã có được sự hiểu biết tương đối về cách làm nên một bức ảnh đẹp nhưng bạn vẫn muốn đưa nó lên tầm cao mới. 

 

Vậy bạn sẽ cải thiện bằng cách nào? 

 

 

Họ ghét câu hỏi này bởi nó cũng rất mơ hồ. Bạn đăng một bức ảnh lên diễn đàn về nhiếp ảnh với chỉ vỏn vẹn hai từ “Nghĩ gì?” Mặc dù điều này rất tốt để yêu cầu một vài phản hồi cho bức ảnh của bạn, nhưng câu hỏi tự bản thân nó lại đòi hỏi rất nhiều nỗ lực từ người trả lời để có thể bắt đầu một cuộc trò chuyện hiệu quả về bức ảnh.

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-17

 

Điều này còn dẫn đến việc thu được những lời phản hồi kém hữu ích (và có thể là những câu phản hồi bạn không muốn) vì nó quá mở. Chính xác là bạn muốn nhận được phản hồi như thế nào? Có phải bạn đang không hài lòng với bố cục và muốn được ai đó chỉ ra? Bạn đang muốn một vài mẹo để có thể thu hút ánh nhìn của người khác hơn? Hay chỉ là cách để tăng cường độ nét cho phong cảnh đồi núi đó? 

 

Trong nhiều ví dụ, đây thực ra không phải là lời mời cho các lời phê bình, chỉ trích mà là để nhận được sự tán thưởng. Vì thế, bạn có thể sẽ nhận được những lời bình phẩm bạn chưa sẵn sàng nghe. Việc rõ ràng trong yêu cầu sẽ giúp bạn và người khác hạn chế được những xung đột không đáng có. 

 

 

Khi đang tìm kiếm các phản hồi, hãy xác định điều bạn thực sự muốn biết về bức ảnh và hướng câu hỏi theo lối đó. Sự rõ ràng sẽ chỉ dẫn cho những người trả lời bạn và bạn sẽ nhận được nhiều phản hài tốt hơn.

 


v5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-18

 

Đồng thời, nếu bạn chỉ muốn chia sẻ bức ảnh của mình mà không cần các lời phê bình mang tính xây dựng thì điều này đều hoàn toàn chấp nhận được. Chỉ là hãy làm rõ quan điểm để tránh các phản hồi không mong muốn. 

 

– Tôi thật sự không thích sự mờ nhạt trong bức hình này. Liệu có cách nào để tăng độ nét cho nó hay tôi nên làm gì khác lúc chụp ảnh?

 

– Đây là lần chụp ảnh thác nước đầu tiên của tôi. Tôi không muốn lời phê bình nào vào lúc này, tôi chỉ muốn chia sẻ nó. 

 

– Tôi đang cố chụp HDR cảnh hoàng hôn, nhưng nhìn nó có vẻ hơi giả. Làm cách nào để giúp nó trông tự nhiên hơn? 

 

 

Feedback là một cách tuyệt vời để cải thiện bản thân. Tuy nhiên, hãy sẵn sàng nghe nó khi bạn yêu cầu. Ngay cả những nhiếp ảnh gia cứng cỏi nhất cũng gặp khó khăn khi nhận những lời phê bình. Hãy lắng nghe những lời phản hồi bạn nhận được, tiếp thu với sự nửa tin nửa ngờ (dù sao thì đó cũng là nghệ thuật của bạn) và cố gắng đừng chống chế quá (đó là phản ứng tự nhiên). 

 

Chắc rằng nó sẽ “đau đớn” vào lúc đầu nhưng nhờ đó bạn sẽ trở thành nhiếp ảnh gia giỏi hơn.

 

 

 


5-cau-hoi-cac-nhiep-anh-gia-chuyen-nghiep-ghet-va-nhung-dieu-ban-nen-hoi-thay-cho-chung-19

 

Những người người có nhiều kinh nghiệm hơn trong lĩnh vực của bạn đều rất sẵn lòng để giúp và luôn luôn chào đón câu hỏi đến từ bạn. Nhưng đồng thời họ cũng cần bạn tìm hiểu một chút trước để hiểu rõ những gì bạn muốn biết. Hình dung những gì bạn muốn chụp trước, thử nghiệm một chút và xem xét đến việc thuê một vài dụng cụ. 

 

Để rồi trong ngữ cảnh thích hợp cùng với lượng thông tin đã có về điều bạn cần biết, các chuyên gia sẽ trở thành nguồn thông tin tuyệt vời giúp bạn cải thiện kĩ năng nhiếp ảnh của chính mình đấy.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button