5 thiết lập máy ảnh tất cả các nhiếp ảnh gia chụp macro nên biết

Bài viết này sẽ làm rõ năm thiết lập máy ảnh quan trọng và những cái nào tất cả các nhiếp ảnh gia chụp macro nên biết. Bạn sẽ chú ý đến hai chủ đề chính trong bài viết này – đảm bảo điểm lấy nét hoàn hảo và độ sắc nét tối đa. Cả hai đều tối quan trọng trong nhiếp ảnh macro.

Trong danh sách này gồm các chế độ lấy nét bằng tay (Manual Focus), chế độ chỉnh tay (Manual Mode), Live View, hẹn giờ chụp (self timer) và chế độ chụp liên tục (burst mode). Bằng việc làm quen với những cài đặt này, kỹ năng chụp macro của bạn sẽ tiến bộ rất nhanh thôi.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-11

 

 

 

Manual Focus là một trong những công cụ quan trọng nhất trong bộ dụng cụ của một nhiếp ảnh gia chụp macro. Khi làm việc với độ phóng đại cao, bạn không thể phụ thuộc vào khả năng tự động lấy nét của lens vì vài lý do như sau.

 

Đầu tiên, Manual Focus cần thiết cho ngành nhiếp ảnh macro sáng tạo. Trong ngành này, đặc biệt trong thể loại chụp macro trừu tượng hơn, bạn phải tận dụng điểm lấy nét của mình. Chỉ bằng cách sử dụng Manual Focus, liệu bạn bạn có thể làm tương tự với độ chính xác tuyệt đối không?

 

Thứ hai, các lens macro sở hữu khả năng tự động lấy nét khá kém, đặc biệt khi ở độ phóng đại cao. Nó trở nên rất khó chịu khi ngồi và chờ trong khi lens trồi lên xuống liên tục (đây thậm chí là vấn đề lớn hơn trong tình trạng thiếu sáng).

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-02

 

Bằng cách sử dụng Manual Focus, tôi có thể lấy nét chính xác ở một phần nhỏ của hoa

 

 

Giải pháp ư? Hãy học cách dùng Manual Focus. Với một chút thực hành, bạn sẽ thấy bạn có thể lấy nét nhanh chóng và hiệu quả và tỷ lệ giữ ảnh (keeper rate) của bạn sẽ gia tăng ngay lập tức.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-03

 

 

 

Không có cách nào khác đâu . Một nhiếp ảnh gia chụp macro phải kiểm soát được độ sâu trường ảnh một cách tối đa.

 

Ở mức phóng đại cao, thường là đặc tính của nhiếp ảnh macro, độ sâu trường ảnh thường là millimeter. Và, như đã đề cập ở trên, nó vô cùng quan trọng và bạn nên sử dụng khu vực lấy nét như một lợi thế.

 

Một cách để thực hiện điều này là cẩn thận chọn lựa độ sâu trường ảnh. Nó có thể bao hàm việc sử dụng độ sâu trường ảnh nông để có được những tấm hình trừu tượng hơn, hoặc độ sâu trường ảnh lớn để đảm bảo cho ra một chủ thể hoàn toàn sắc nét. Dù thế, việc có thể điều chỉnh độ sâu trường ảnh sao cho phù hợp với mỗi chủ thể, mỗi hình ảnh khác nhau là tối quan trọng.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-04

 

Tôi biết tôi cần một độ sâu trường ảnh vô cùng nông nếu tôi muốn cho ra tấm hình xuất sắc của nhánh hoa tulip này. Tôi đã dùng Manual Mode, khẩu độ f/4.2

 

 

Có hai thiết lập: Ưu tiên khẩu độ và chỉnh tay. Ưu tiên khẩu độ (được kí hiệu là A hoặc Av trên vòng xoay chọn mode chụp) cho phép bạn đặt khẩu độ (và nhờ đó tuỳ chỉnh được độ sâu trường ảnh), Sau đó máy ảnh sẽ thiết lập tốc độ màn trập dựa trên thanh đo sáng bên trong. Manual Mode (được kí hiệu là M trên vòng xoay chọn mode chụp) cho phép bạn kiểm soát khẩu độ và tốc độ màn trập.

 

Tôi thường dùng Manual Mode, vì tôi thích thay đổi nhanh theo tốc độ màn trập. Nhưng có vài lý do để dùng chế độ Ưu tiên khẩu độ. Dù bạn chọn cái nào, hãy chắc rằng bạn ý thức được việc điều chỉnh độ sâu trường ảnh để phù hợp với tầm nhìn sáng tạo của mình.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-05

 

 

Live View rất hữu dụng trong nhiếp ảnh macro vì vài lý do sau đây.

 

Đầu tiên, Live View cho phép bạn kiểm tra điểm lấy nét. Như đã nói ở trên, xác định được điểm lấy nét bạn muốn rất quan trọng trong nhiếp ảnh macro. Với Live View, bạn có thể zoom trên màn hình LCD để chắc rằng bạn không lấy nét trước điểm bạn muốn (front-focus) hoặc sau điểm bạn muốn (back-focus).

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-06

 

Live View cho phép bạn tạo ra bức ảnh như vầy khi bạn có thể cẩn thận lấy nét ở phần dưới của hoa

 

 

Hơn nữa, trên vài thân máy, Live View giúp bạn hạn chế rung tay và giữ cho ảnh của bạn sắc nét.

 

Bằng cách nào? Đối với vài thân máy (tôi khuyên bạn nên kiểm tra xem liệu có đúng với máy của bạn vì đây là một mẹo hay), khi Live View được kích hoạt, gương trên máy sẽ ngay lập tức bật ra. Thường thì gương này chỉ bật khi bạn nhấn nút chụp, làm máy ảnh bị rung và do đó giảm độ sắc nét.

 

Nhưng với Live View, cú bật trước này có nghĩa khi bạn cuối cùng nhấn nút chụp, sẽ không có bất cứ rung lắc nào.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-07

 

Tôi đã chụp tấm ảnh này khi giữ máy ảnh bằng tay lúc hoàng hôn và chỉ trong tích tắc có được một tấm ảnh sắc nét

 

 

 

Nếu bạn luôn sử dụng tripod khi chụp macro, hãy thoải mái bỏ qua mẹo này. Nhưng nếu những ai không thích độ nặng hoặc sự linh hoạt bị hạn chế tripod mang lại, Burst Mode có thể là một công cụ tuyệt vời.

 

Burst Mode là gì? Đây là thiết lập máy ảnh cho phép chụp liên tục khi bạn nhấn giữ phím chụp. Nó sẽ chụp liên tục từ một vài cho tới 10 khung hình mỗi giây (tuỳ vào đời máy của bạn).

 

Trong khi được sử dụng chính bởi các nhiếp ảnh gia về chim, thể thao, thiên nhiên hoang dã để chụp được các cảnh hành động diễn ra trong tích tắc ở ngoài thực địa, Burst Mode cũng có thể được sử dụng bởi các nhiếp ảnh gia chụp macro để đảm bảo khả năng lấy nét chính xác tối đa.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-08

 

Tôi đã chụp tấm này khi giữ máy ảnh bằng tay ở độ zoom cực đại. Không dùng burst mode, tôi có thể thất bại rồi

 

 

Các nhiếp ảnh gia chụp macro thường làm việc với độ phóng đại cao, thường rất khó để cho ra độ nét hoàn hảo ngay cả khi sử dụng các thiết lập trên. Đây là lúc Burst Mode vào cuộc. Bằng việc chụp một loạt ảnh liên tục, bất cứ chuyển động nào cũng bị kiểm soát. Ngay cả khi một vài bức out nét, bạn vẫn có khả năng hài lòng với những tấm còn lại.

 

 

 

Thiết lập cuối cùng hữu dụng cho các nhiếp ảnh gia chụp macro là chế độ hẹn giờ 2 giây. Khi chụp (có hoặc không có tripod) trong tình trạng thiếu sáng với độ sâu trường ảnh lớn, bạn có thể phải vật lộn để cho ra các tấm ảnh sắc nét. Phần lớn vấn đề là do máy ảnh bị rung, xảy ra khi bạn nhấn nút chụp. Ngón tay ấn nút chụp nhưng đồng thời làm rung máy ảnh.

 

Cách giải quyết là sử dụng chế độ hẹn giờ 2 giây. Đây là thiết lập có trên hầu hết các dòng DSLR cho phép bạn đạt được độ nét tối đa và đây cũng có thể sự khác biệt giữa tấm ảnh tạm được và tấm bị mờ.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-09

 

Khi chụp vào chiều tối, chế độ hẹn giờ 2 giây vô cùng hữu dụng

 

 

Bằng việc làm quen với năm thiết lập này; Manual Focus, Manual Mode, Live View, Burst Mode và chế độ hẹn giờ 2 giây – bạn sẽ có nền tảng kỹ thuật mọi nhiếp ảnh gia chụp macro cần.

 

Bạn có nghĩ về thiết lập nào khác mà tất cả nhiếp ảnh gia chụp macro nên biết? Hãy chia sẻ chúng dưới phần bình luận bên dưới nhé.

 


5-thiet-lap-may-anh-tat-ca-cac-nhiep-anh-gia-chup-macro-nen-biet-10

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button