6 bước để chụp hình đẹp hơn

Một vài tuần trước tôi đã nhận được một email từ một nhiếp ảnh gia tập sự với nội dung: “Tôi phải làm thế nào để những bức ảnh của mình đẹp hơn?” Đầu tiên, tôi cười thầm, tôi nhận ra câu hỏi đó dẫn tới việc cho ra đời hàng ngàn bài viết cùng với vô số những cuốn sách, website và tạp chí. Có QUÁ NHIỀU thông tin về việc làm thế nào để chụp ảnh đẹp hơn, điều này rất dễ khiến ta bị lạc trong biển những lời khuyên, những photo tip, và ý kiến chuyên môn.

 

 

Trong lời hồi đáp cho nhiếp ảnh gia đang gặp khó khăn đó, tôi đã tóm gọn 6 điều và email nhanh cho anh ta. Câu trả lời của tôi không được chuẩn bị trước, nhưng càng nghĩ về nó tôi càng nhận ra rằng lời khuyên của tôi thực sự khá tốt. Sáu điều này sẽ thực sự giúp bạn cải thiện những bức ảnh của mình. Một vài điều dễ thực hiện và một vài điều sẽ dẫn tới phần cốt lõi của nghệ thuật nhiếp ảnh. Nhưng tất cả những điều này sẽ đẩy bạn tiến sâu hơn vào trong quá trình và dẫn bạn tới gần hơn với những bức ảnh bạn luôn luôn muốn tạo ra. 

 

 

 

 

Đây là cách dễ nhất để nắm bắt. Một trong những chỗ mà tôi nhận thấy những nhiếp ảnh gia mới vào nghề hay vấp phải đó là có ít hiểu biết về máy ảnh của họ. Biết ý nghĩa của từng chức năng, nó có tác dụng gì cho bức ảnh của bạn, và làm thế nào để chuyển nhanh từ cái này sang cái khác. Hãy nhận biết 5 chức năng cần thiết của máy ảnh (ISO, tốc độ màn trập, khẩu độ, độ sâu trường ảnh, cân bằng trắng) trước và sau, làm thế nào để thiếp lập chúng, và chúng sẽ tác động thế nào lên bức ảnh cuối cùng của bạn. 

 

 

Nhưng đừng dừng lại ở đây. Hãy dành thời gian cho những bảng menu và những thiết lập tùy chọn. Hãy biết những thứ như focus mode và metering mode, và làm thế nào những chức năng này liên quan tới nhiều tình huống chụp ảnh khác nhau. 

 

Tôi gần đây đã thêm một hệ thống máy ảnh mới vào bộ sưu tập của tôi (Panasonic Lumix) và tôi đang phải học lại hết tất cả những thứ của một hãng máy ảnh mới. Nó có vẻ nhàm chán, nhưng nó cũng cực kì quan trọng. Hãy làm quen với máy ảnh của bạn cho tới khi bạn hiểu nó một cách thân thiết nhất. Sau đó, khi bạn đang thực hành ngoài thực tế và muốn thực hiện thay đổi nhanh, bạn sẽ không phải nghĩ tới hai lần, hoặc trong những trường hợp không mong muốn xảy ra, bạn phải mò mẫm các chức năng trong khi nhìn cơ hội của bạn trôi qua.

 

 

 

 

Nếu bạn đã dành nhiều thời gian để đọc trực tuyến về lĩnh vực nhiếp ảnh, bạn sẽ đọc được câu “Hãy phá luật !” vì vậy chúng thường trở thành một câu nói vô vị. Mọi người bảo bạn phá vỡ luật lệ, nhưng họ rất ít thảo luận về luật lệ, chúng có nghĩa gì, và tại sao nên phá vỡ chúng. Sự thật của vấn đề đó là “những luật lệ” của nhiếp ảnh cũng là những hướng dẫn giúp cho người xem hiểu rõ hơn cách thức nó hoạt động.

 

 

 

Ví dụ như “Qui tắc một phần ba” – “rule of thirds” rất hiệu quả vì nó giúp tạo nên một bố cục vừa ý.

 

Lấy nét đúng, phơi sáng và cân bằng màu sắc tất cả đều là “luật” vì chúng giúp tạo ra một bức ảnh ưng ý. Hãy biết cách làm thế nào để đạt được những điều này một cách hiệu quả trong những bức ảnh của bạn lần này đến lần khác trong nhiều tình huống chụp đa dạng. Một khi bạn làm chủ được “những luật này”, bạn có thể phá cách (xem mục 6 phía dưới).

 

 

 

Khi bạn duyệt qua những bức ảnh trên internet, trong những cuốn tạp chí, hoặc những cuốn sách, hãy dành ra một vài phút để nghiên cứu những bức hình mà bạn thấy bắt mắt và xem xét:   

 

1. Cái gì bạn nhìn thấy đầu tiên mà bạn thấy hứng thú? Đó có phải là một hành động, màu sắc hoặc một câu chuyện mang tính thuyết phục? 

 

2. Mắt bạn nhìn qua bức ảnh như thế nào? Ở điểm nào bạn thấy mất hứng thú?

 

3. Màu sắc hay điểm tương phản nào mang lại thú vị? 

 

4. Có câu truyện nào đang được kể không? Nó là gì? 

 

 

 

Những bức ảnh có thể có hiệu quả độc lập, trong nhiều nhóm, hay như phần tử của một câu chuyện lớn đang được kể nằm giữa những đoạn văn bản. Truyền thông xã hội có xu hướng đề cao những bức ảnh riêng lẻ, nhưng tôi khuyến khích bạn nên tiến xa hơn. Những bức ảnh đẹp thường là một phần của những câu truyện, và những câu truyện cần đi tới một hướng nào đó. Thỉnh thoảng nó chuyển tiếp đến bức tiếp theo trong chuỗi ảnh, thỉnh thoảng nó được tích hợp vào trong đoạn văn bản.

 

Những nhiếp ảnh gia thành công biết điều này, và sẽ cung cấp những bức ảnh để phản chiếu ngữ cảnh. Những tạp chí như National Geographic rất giỏi việc này, và nhiều bức ảnh trong những bài viết của họ không hiệu quả khi đứng riêng lẻ, nhưng hợp trong ngữ cảnh của câu truyện đang được kể. 

 

 

Xem xét những bức ảnh thật cẩn thận, làm thế nào chúng có hoặc không liên kết với môi trường xung quanh chúng, và sau đó cố gắng đảo ngược chúng lại. Làm thế nào để nhiếp ảnh gia tạo nên bức ảnh? Có phải do ánh sáng nhân tạo không? Sử dụng độ phơi sáng bao nhiêu? Thường có một lý tại sao những bức ảnh của những nhiếp ảnh gia thành công trông nổi bật. Hãy xem thử nếu bạn có thể nhận ra qua việc quan sát hay không. 

 

 

 

Có một châm ngôn cổ cho việc trở thành một nhà văn giỏi, “Hãy viết mỗi ngày”. Nó không khác gì trong lĩnh vực nhiếp ảnh. Luyện tập là việc rất cần thiết. Hãy chụp thật nhiều ảnh, chụp thỏa thích. Hãy xóa nhiều, nhưng cũng chụp thật nhiều, bằng cách này hay cách khác.

 

 

Khi bạn có những bức ảnh thành công, hãy nghiên cứu chúng như tôi đã khuyên ở trong mục 3 để tìm ra cách tại sao chúng lại hiệu quả, và điều gì bạn có thể làm để khiến chúng thậm chí đẹp hơn nữa. Hãy phê bình bản thân thật cứng rắn. Chúng ta có thể hầu như luôn luôn tìm cách biện minh cho những lỗi lầm của chúng ta hay bỏ qua những lỗi chúng ta phạm phải. Chúng ta có xu hướng thích những bức ảnh của chính mình bởi vì chúng gợi cho ta những trải nghiệm đã tạo ra chúng, nhưng những người xem sẽ không có những suy nghĩ giống bạn. Họ chỉ cần thấy đẹp mắt là đủ. 

 

Cố gắng nhìn những bức ảnh của bạn như một “người ngoại đạo” ghi chú lại những yếu tố rối trí, sự cân bằng vụng về, hay những bố cục không cân xứng. Cân nhắc cái gì sẽ tốt hơn, và tiến tới mục tiêu của bạn trong lần kế tiếp bạn đi chụp ảnh. 

 

 

 

Đi ra khỏi nhà là cách tuyệt vời để tìm cảm hứng. Đó có thể là một chuyến đi tới một đia điểm đẹp hoàn toàn xa xôi khác, hay chỉ đơn giản là đến một nơi khác trong thành phố. Mẹo là hãy thay đổi thói quen của bạn, và chụp vài tấm ảnh mới. 

 

 

 

Những chỗ mới cũng có xu hướng truyền cảm hứng, nhưng tôi cảnh báo bạn ở đây. Hơn một lần, ở một chỗ mới, tôi đã rất phấn khởi chụp những bức ảnh, trầm trồ với khung cảnh tôi đang thấy đến nỗi tôi đã mất tập trung vào những điều cơ bản (xem lại mục 1 và mục 2). Tôi hoàn toàn mất toàn bộ buổi sáng đầy ánh sáng tươi đẹp bởi vì tôi đã quá tập trung chơi đùa mà không nhận ra bố cục bị rời rạc, hay để phơi sang quá lâu.

 

Hãy thoát khỏi thói quen thông thường của bạn, những luôn luôn nhớ những nguyên tắc cơ bản của nhiếp ảnh. 

 

 

 

 

Rất nhiều những lời khuyên mà tôi đã chia sẻ ở đây đều dựa trên sự so sánh chính công việc của bạn với những người khác. Đây là một cách tuyệt vời để học hỏi, nhưng cuối cùng, bạn sẽ bị cạn ý tưởng, hay tệ hơn, bạn sẽ bắt chước những người khác.

 

 

Mỗi nhiếp ảnh gia đều được truyền cảm hứng bởi sản phẩm của những nhiếp ảnh gia khác. Chúng ta đều phải trải qua nhiều giai đoạn mà ta muốn có những bức ảnh tương tự (hay thậm chí là rất giống) với những người khác. Đó là lý do tại sao vài nơi lại nổi tiếng như vậy: Firefall ở Yosemite, những con gấu bắt cá hồi tại Công viên Quốc gia Katmai, dãy núi Teton trên con sông Snake. Nhiều nhiếp ảnh gia đổ xô đến những địa điểm này, cố gắng liều lĩnh cạnh tranh, bắt chước, hay cố tạo ra những bức ảnh nổi tiếng mà họ đã từng thấy trước đây. Đây có thể là cách tuyệt vời để học hỏi, nhưng xin đừng dừng lại tại đây.

 

 

Một khi bạn làm chủ được những nguyên lý và có sự hiểu biết sâu rộng về điều gì tạo nên một tấm hình  thành công hay thất bại, chính là lúc bạn có thể phá cách. Hãy cứ chụp hình đi, những bố cục đặc biệt, lạ, được phối cảnh và lấy nét một cách khác thường. Hãy áp dụng những luật bố cục, lấy nét, phơi sáng và đưa chúng vượt giới hạn của mình. Đây là chỗ mà những luật lệ có thể bị bẻ cong và phá vỡ. Đây là chỗ bạn thử nghiệm, chơi đùa, và đa số thời gian này – thất bại hoàn toàn.  

 

Nhưng thỉnh thoảng bạn sẽ không thất bại. Có khi, những phối cảnh kì lạ đó, độ phơi sáng kì dị đó, sẽ có hiệu quả, và có kết quả tuyệt đẹp.

 

 

 

Hãy tạo tạo ra những bức ảnh như vì chúng đang nói với bạn, chứ không phải vì bạn nghĩ người follow Instagram sẽ thích chúng. Khi bạn đột phá, những bức ảnh của bạn sẽ thực sự trở thành của riêng bạn. Với tôi, việc này đã tốn một thời gian dài, nhưng một khi tôi tìm thấy con đường, phong cách của riêng tôi, tôi bắt đầu thích nghệ thuật nhiếp ảnh hơn thế nữa.

 

 

 

 

 

Đừng cố gắng làm hài lòng mọi người. Nếu bạn làm vậy, sản phẩm của bạn sẽ chung chung và nó sẽ không giúp bạn nổi bật. Nói cách khác, hãy sẵn lòng thất bại. Một sự bằng lòng thất bại cuối cùng sẽ dẫn tới thành công. 

 

Bạn sẽ áp dụng 6 tip này chứ? Bạn có cách nào khác muốn gợi ý cho những người mới để giúp họ chụp ảnh tốt hơn? Xin chia sẻ ở phần bình luận bên dưới. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button