6 lời khuyên giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng

Các nhiếp ảnh gia thường gặp thử thách lớn trong việc chụp được những bức ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng. Những vấn đề mà họ gặp phải thường là máy ảnh bị rung, các bức ảnh bị mờ, và những hình ảnh bị nhiễu. Có 3 nguyên nhân chính dẫn đến điều này.

 

 

1. Có thể bạn không dùng tốc độ màn trập đủ nhanh để cầm máy ảnh trên tay mà không bị rung.

 

2. Máy ảnh của bạn có thể cố gắng lấy nét trong điều kiện thiếu sáng.

 

3. Những bức hình của bạn có thể bị nhiễu do chỉnh ISO cao, thiếu sáng, hoặc cả hai. 

 

Hãy ghi nhớ 3 điều trên, và sau đây mời bạn xem các bước giúp bạn có được kết quả mong muốn khi chụp ảnh ở trong điều kiện thiếu sáng.

 

 

 

Nếu bạn đang sử dụng máy ảnh ở chế độ phơi sáng tự động hoàn toàn, như là chụp chân dung hoặc chụp đêm thì đã đến lúc bạn nên dừng lại rồi đấy. Khi sử dụng các chế độ chụp ảnh như vậy, bạn không thể hoàn toàn kiểm soát được các thiết lập trên chiếc máy ảnh. Điều này làm cho bạn không có được những bức ảnh tốt nhất trong điều kiện thiếu sáng.

 

Tôi khuyên bạn chỉ nên chụp bằng những chế độ sau: Aperture Priority, Shutter Priority, Program Auto hoặc Manual (Manual chỉ thích hợp khi bạn thật sự biết mình đang làm gì).

 

 

 

Để đạt được kết quả tốt nhất trong điều kiện thiếu sáng, hãy tránh sử dụng chế độ phơi sáng tự động.

 

 

 

Chế độ phơi sáng tự động cũng kích hoạt flash trong điều kiện thiếu sáng. Cái vấn đề ở đây là flash tích hợp sẵn không cung cấp được ánh sáng chất lượng tốt.

 

Đừng hiểu sai ý tôi. Trong nhiều tình huống, việc có ngay một bức ảnh còn quan trọng hơn cả việc lo ngại về mặt thẩm mỹ. Nếu bạn chụp ảnh người yêu hoặc một người bạn trong bóng tối, tốt hơn hết là sử dụng flash và chụp lại khoảnh khắc ấy dù cho ánh sáng có tệ đến mức nào, còn hơn là không chụp được gì cả. Nhưng nếu bạn muốn tạo những tấm hình thật đẹp, thì bạn sẽ muốn học cách chụp ảnh với đèn flash rời hoặc tận dụng tốt nhất điều kiện ánh sáng có sẵn.

 

Tôi chụp tấm hình này vào lúc hoàng hôn bằng một máy ảnh với flash rời cùng với một softbox. Bạn không thể nào cho ra chất lượng ánh sáng tương tự trong tấm ảnh này mà không có sự trợ giúp của trang thiết bị phù hợp.

 

 

 

 

Chức năng chống rung cho phép bạn chụp được những bức ảnh sắc nét bằng cách sử dụng tốc độ màn trập lâu hơn so với khi sử dụng ống kính không chống rung. Điều này giúp ích nhiều khi ảnh của bạn có khả năng bị ảnh hưởng từ việc rung tay trong điều kiện thiếu sáng.

 

Có hai loại công nghệ chống rung. Hai nhà sản xuất Canon và Nikon đã tích hợp trực tiếp vào ống kính của họ. Điều đó có nghĩa là nó chỉ hoạt động nếu bạn dùng đúng loại ống kính. Vì đa phần các ống kính đều được trang bị loại công nghệ này nên có khả năng bạn sẽ sở hữu được ít nhất một vài len sử dụng tốt trong điều kiện thiếu sáng.

 

Đối với những nhà sản xuất máy ảnh khác, như Olympus và Panasonic, họ lắp đặt công nghệ chống rung ở thân máy. Lợi thế của cách lắp đặt đó là nó hoạt động với mọi ống kính. Nếu bạn không chắc rằng công nghệ chống rung hoạt động thế nào với chiếc máy ảnh của mình thì hãy tìm hiểu thêm trong hướng dẫn sử dụng.

 

Đa phần những hệ thống chống rung cho bạn lợi thế four – stop. Hãy xem chúng mang ý nghĩa gì trong thực tế.

 

Giả sử bạn đang sử dụng loại ống kính 18 – 55 mm trên máy APS-C. Trong trường hợp lý tưởng, không sử dụng chống rung, bạn cần chụp với tốc độ vào khoảng 1/125 giây để nhận được một bức ảnh sắc nét bằng một cái máy ảnh cầm tay (một số nhiếp ảnh gia sẽ tranh cãi về việc bạn có thể chụp với tốc độ màn trập chậm hơn). Một hệ thống chống rung cho bạn lợi thế 4 stop nghĩa là bạn có thể giảm tốc độ chụp xuống còn 1/8 giây và vẫn có được một bức ảnh sắc nét. Điều này rất có ích trong điều kiện thiếu sáng.

 

Ví dụ, tôi chụp bức hình này tại một viện bảo tàng có ánh sáng mờ với ống kính 18 – 55 mm không sử dụng công nghệ chống rung với tốc độ chụp vào 1/160 giây, khẩu độ là f5.6, ISO 1600. Nếu ống kính có trang bị chống rung thì tôi đã có thể chỉnh ISO là 100 và với tốc độ chụp là 1/10 giây, nó sẽ cho tôi một bức ảnh ít nhiễu và sạch hơn.

 

 

 

 

Phần lớn các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại mang lại cho bạn những tấm hình với chất lượng vượt trội khi chỉnh ISO cao. Máy ảnh của bạn có khả năng mang lại kết quả tuyệt vời ở ISO vào khoảng 3200, 6400 hoặc thậm chí cao hơn, điều đó khá khả thi đó chứ. Bạn sẽ không biết được nếu bạn không thử. Đây là một lý do nữa để bạn tắt chế chụp tự động đi. Giờ đây bạn có thể quyết định điều chỉnh ISO ở mức nào là phù hợp, hơn là để cho máy ảnh tự xử lý.

 

Điều tuyệt nhất là thử máy ảnh của bạn ở mọi mức ISO để tìm mức độ chịu nhiễu cao nhất. Ví dụ, bạn có thể thấy rằng ISO 6400 là mức điều chỉnh cao nhất mà bạn cảm thấy thoải mái khi sử dụng. Khi bạn đã quyết định được, bạn sẽ biết được khoảng ISO nào phù hợp với chiếc máy ảnh của bạn.

 

Bức hình sau được chụp ở ISO là 6400, mức ISO cao nhất mà tôi thoải mái sử dụng trên máy ảnh của mình. Tôi đã phải chỉnh ISO ở mức cao vì bức hình được chụp trong nhà nơi có ít ánh sáng.

 

 

 

 

Nếu bạn chưa có loại ống kính trên thì xét cho cùng việc mua một cái là điều đáng làm. Ví dụ, phần lớn bộ ống kính 18 -55 mm có khẩu độ lớn nhất là f/5.6 ở mức 55mm. Nhưng với một ống prime 50 mm sẽ có khẩu độ lớn nhất lên đến f/1.8 ( hoặc rộng hơn). Đó là một sự khác biệt của công nghệ hơn 3 stops (sáng hơn gấp 8 lần), và điều này cho phép bạn chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng hơn nữa.

 

Chỉ cần chú ý là sẽ có ít độ sâu trường ảnh hơn ở khẩu độ rộng. Nhưng bạn có thể tận dụng nó bằng cách tìm hiểu cách sử dụng bokeh trong những tấm ảnh thiếu sáng. Tôi đã chụp bức ảnh đèn lồng này vào ban đêm, sử dụng ống 85 mm, khẩu độ là f/2.

 

 

 

 

Một cái tripod thật sự thuận tiện cho việc chụp phong cảnh và quang cảnh thành phố trong điều kiện thiếu sáng. Tất cả những phương pháp nêu trên, như là chỉnh mức ISO cao, công nghệ chống rung, sử dụng ống prime và vân vân, đều có những bất lợi. Noise tăng khi ISO cao, khẩu độ rộng không mang lại độ sâu trường ảnh nhiều, và thậm chí công nghệ chống rung cũng có giới hạn của nó.

 

Lợi ích của tripod là bạn có thể điều chỉnh máy ở mức ISO thấp nhất (đem lại chất lượng ảnh tốt nhất), và khẩu độ nhỏ hơn như là f/8 hoặc f/11 (cho phép tạo độ sâu trường ảnh nhiều hơn).

 

Tốc độ màn trập sẽ chậm hơn ở những cài đặt ấy. Lần nữa, tận dụng nó như một lợi thế. Tốc độ màn trập chậm rất phù hợp cho chụp phong cảnh vì những phần chuyển động của phong cảnh, như nước, trở nên mờ mờ ảo ảo. Còn với phong cảnh thành phố, ánh sáng từ các phương tiện giao thông qua lại trở thành những vệt sáng dài.

 

Tripod cũng sẽ hỗ trợ những kỹ thuật như nhiếp ảnh phơi sáng lâu (những bức hình chụp với tốc độ màn trập trong khoảng từ 1 đến 8 phút) và vẽ tranh bằng ánh sáng (dùng flash hoặc ngọn đuốc để soi sáng cảnh vật trong suốt quá trình phơi sáng dài).

 

 

Tôi đã sử dụng tripod để chụp bức ảnh phong cảnh này. Nó cần phơi sáng khoảng 30 giây, f/8 và ISO 100. Mặt nước bị mờ đi trong suốt thời gian phơi sáng, điều này giúp thêm cảm xúc và không khí vào tấm ảnh.

 

 

 

Bí quyết để có kết quả mong muốn trong khi chụp ảnh ở điều kiện thiếu sáng là hiểu được những giới hạn của thiết bị và kiểm soát máy ảnh sao cho nó thực hiện những gì bạn muốn , chứ không phải những gì nó muốn. Với một chút tập luyện và kiên trì, bạn sẽ học hỏi được cách chụp một bức ảnh đẹp trong điều kiện thiếu sáng. Lợi ích là vì cảnh vật trong điều kiện thiếu sáng thường rất đẹp. Phần lớn các địa điểm và phong cảnh đều trông rất nên thơ vào lúc hoàng hôn. Chụp hình vào những lúc này giúp cho bức ảnh của bạn thêm “deep” hơn.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button