Bệnh Chàm Là Gì? Nguyên Nhân | Triệu Chứng & Cách Điều Trị

Bệnh chàm là một chứng bệnh liên quan về da phổ biến không chỉ ở người lớn mà còn cả trẻ em. Nếu có những triệu chứng ban đầu bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân, của bệnh sẽ giúp bạn tìm ra phương pháp điều tri nhanh chóng, tránh những biến chứng không mong muốn.

bệnh chàm là gì

Bệnh chàm là gì, có lây không?

Bệnh chàm là gì? Bệnh chàm là tình trạng viêm da làm xuất hiện nhiều mụn nước, sưng tấy, ngứa… do cơ thể phản ứng với các tác nhân nội sinh và ngoại sinh. Phân loại bệnh chàm bao gồm: dạng dị ứng tiếp xúc (da đỏ ngứa, có mủ), dạng thể đồng tiền (da có đốm đỏ hình đồng tiền), chàm tiết bã (da ngả vàng, có vảy)…

bệnh chàm là gì
Dấu hiệu nhận biết bạn đã mắc bệnh chàm

Theo các chuyên gia y tế, bệnh chàm (hay còn gọi là bệnh eczema) là bệnh không lây nhiễm giữa các chủ thể khác nhau. Tuy nhiên, người mắc bệnh cần điều trị sớm để tránh bị lây lan sang các vùng da khác trên cơ thể.

Nguyên nhân bệnh chàm thường gặp

Nguyên nhân nội sinh

Nguyên nhân nội sinh là những nguyên nhân xuất phát từ bên trong cơ thể, tác động gián tiếp hoặc trực tiếp gây ra bệnh:

• Di truyền: Trong gia đình có người mắc bệnh dẫn tới nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 lần người bình thường.

• Bệnh lý: Nguyên nhân bệnh chàm có thể do các bệnh lý về viêm da cơ địa, viêm đại tràng, bệnh thận, xơ gan… làm thay đổi cấu trúc sinh lý của gan, thận nên cũng là tác nhân gây bệnh.

• Cơ địa: Những biến đổi trong quá trình chuyển hóa chất do rối loạn chức năng nội tạng, nội tiết bẩm sinh tăng nguy cơ mắc bệnh chàm.

Nguyên nhân ngoại sinh

Bao gồm các yếu tố vật lý, hóa học… đụng chạm vào da gây kích ứng, cụ thể:

• Tiếp xúc thường xuyên với hóa chất: do người bị bệnh chàm tiếp xúc thường xuyên với lưu huỳnh, thủy ngân, sulfamid, chlorocid, penicillin,…

• Các sản phẩm vi sinh: vi khuẩn, nấm…

• Yếu tố vật lý: ánh sáng, độ ẩm, sự cọ xát do gãi nhiều…

• Vật dụng hàng ngày: chất liệu quần áo, khăn, giày dép, mỹ phẩm…

• Thực phẩm: dị ứng thực phẩm, thường gặp là dị ứng trứng, sữa, đậu phộng…

• Động vật và thực vật: lông chó mèo, mối mọt, phấn hoa…

Triệu chứng bệnh chàm bạn nên chú ý

Đây là chứng bệnh không khó nhận biết bởi có rất nhiều dấu hiệu đặc trưng. Triệu chứng của bệnh chàm tiến triển theo thời gian, người bệnh cần nhận biết sớm để có biện pháp can thiệp kịp thời.

Cách chữa bệnh chàm tại nhà

Điều trị bằng Thuốc Tây

Thuốc Tây khi điều trị bệnh chàm thường có 2 dạng: thuốc bôi và thuốc uống. Tùy từng giai đoạn, người bệnh có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp 2 loại thuốc này.

• Dung dịch Jarish: Dùng gạc nhúng vào dung dịch, đắp nhiều lần trong ngày nhằm giảm tình trạng sưng đỏ, ngứa.

• Thuốc mỡ: Các loại kháng sinh chữa bệnh chàm dạng thuốc mỡ bôi trực tiếp lên vị trí sưng đỏ giúp kháng khuẩn, chống lây lan.

• Thuốc an thần, thuốc kháng histamin: Nhằm hạn chế tình trạng ngứa, nóng rát tại vùng da bị bệnh.

Chữa bệnh chàm bằng Thuốc Nam

Bằng cách sử dụng một số loại thảo dược lành tính, bệnh chàm sẽ được đẩy lùi hiệu quả. Cách thực hiện như sau:

• Lá sim: Rửa sạch và sắc lên cùng nước cho tới khi hỗn hợp sánh lại thành dạng cao. Sau đó, bôi lên vết thương mỗi ngày.

• Lá ổi: Rửa sạch, đun sôi rồi đổ ra chậu, ngâm vùng da người bệnh chàm khoảng 20 phút. Nhẹ nhàng chà bã lá ổi lên những vùng da sưng đỏ rồi lau khô bằng khăn mềm.

• Lá trà xanh: Chuẩn bị 100g lá trà xanh, đun sôi 10 phút, đổ ra chậu, pha thêm nước lạnh cho vừa đủ ẩm rồi ngâm mình.

Qua bài viết trên, chúng tôi đã hướng dẫn các bạn biết về “bệnh chàm là gì?” nguyên nhân và cách điều trị bệnh như thế nào là tốt?

Chúc các bạn thành công và thật nhiều sức khỏe

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button