Các nghiên cứu về công dụng của cây hoàn ngọc

Cây Hoàn Ngọc còn được gọi dưới các tên khác như: cây Xuân Hoa, cây Con khỉ, … cây rất gần gũi với đời sống người dân Việt Nam. Lá cây hoàn ngọc được dân gian sử dụng chữa các bệnh như: tiêu chảy, táo bón, cầm máu, ăn khó tiêu, huyết áp…Các nhà khoa học đã tìm thấy nhiều hoạt tính quý có tác dụng chữa bệnh hiểm nghèo từ cây Hoàn Ngọc.

Đặc điểm của cây hoàn ngọc

Tên khoa học là Pseuderantherum Palaliferum Radlk, thuộc họ Oro. Trong “Cây cỏ Việt Nam” của Phạm Hoàng Hộ, tại quyển 3 trang 69 thì Pseuderantherum Palaliferum Radlk  là đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và quốc tế.

Cây hoàn ngọc cao từ 1-2m, lá có phiến thon, to 20 x 4,5cm, mặt dưới có đốm đen, gân phụ 8-9 cặp; cuống dài 5.5cm.

những công dụng của cây hoàn ngọc

Cây hoàn ngọc – thần dược quý hiếm của người Việt

Trong những năm 90 của thế kỷ 20 PGS.TS Trần Công Khánh – Đại học Dược Hà Nội đã phát hiện cây Hoàn ngọc tại rừng Cúc Phương, từ đó tới nay đã có nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước để xác định giá trị chữa bệnh của cây Hoàn ngọc.

Những nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học thuộc viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đã tìm thấy những thành phần hóa học cơ bản của cây Hoàn Ngọc (trong 100 gam lá tươi).

 Các nghiên cứu cơ bản về cây Hoàn ngọc

Thành phần của cây hoàn ngọc

khoáng chất Khối lượng Amino axit Khối lượng
Can xi 878,5 mg Lysine 30,6mg
Ma giê 837,6 mg Methionine 29,7mg
Sắt 38,8 mg Threonine 61,0mg
Đồng 0,43mg

Công dụng chữa bệnh

Lá cây hoàn ngọc

Năm 2006, Các nhà khoa học trường Đại học Cần Thơ,  Đại học Nông Nghiệp và Công nghệ Tokyo, cùng trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã công bố về tác dụng phòng chống 25 loại bệnh của Cây Hoàn Ngọc: huyết áp cao, tiêu chảy, đau dạ dày, thiếu máu cơ tim, thần kinh xương, u do ung thư, bị thương chảy máu, táo bón, cúm, chảy máu, liệt cơ mặt, nhũn não, bệnh lị, bệnh phụ khoa, ung thư ruột, sâu răng, bệnh trĩ, viêm mũi, viêm thận, viên khớp, viêm họng, viêm vú, viêm gan, viêm ruột kết của lá Hoàn Ngọc.

Rễ cây hoàn ngọc

Năm 2007, trên tạp chí TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Tập 45, số 6-2007 đã công bố đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thành phần hóa học rễ cây xuân hoa” của nhóm tác giả: Trần Công Khánh, Nguyễn Thị Minh Hằng, Đoàn Thị Mai Hương, Nguyễn Văn Hùng thuộc Viện Hóa – Viên Khoa học và công nghệ Việt Nam. Nghiên cứu chỉ rõ, các nhà khoa học đã tìm thấy và phân lập trong rễ cây Xuân Hoa (cây Hoàn Ngọc) 7 năm tuổi do DNTN Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh cung cấp có chứa các hoạt chất: LUPEOL – C30H50O,  LUPENONE – C30H480,  BETULIN -C30H5002,  AXIT – POMOLIC – C30H4804 .

Trên thế giới, những hoạt chất này vô cùng quý hiếm để sản xuất các dược phẩm có hoạt lực cao nhằm điều trị các bệnh như: viêm nhiễm, các loại ung thư, HIV-AIDS, tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ gan khỏi các tác nhân của hóa chất như thuốc uống, rượu bia…

Nhóm tác giả đã đề xuất Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đưa nghiên cứu toàn diện về cây hoàn ngọc vào đề tài khoa học cấp nhà nước.

Đề tài nghiên cứu của DNTN Trà Hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh

Năm 2011, DNTT trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh và UBND tỉnh  Tây Ninh đã gửi phiếu đề xuất đề tài KH&CN  thuộc chương trình Hóa Dược.

Đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CHẾ PHẨM HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG KHỐI U VÀ MỘT SỐ BỆNH KHÁC TỪ CÂY HOÀN NGỌC PSEUDERANTHERUM PALALIFERUM

Năm 2012, đề tài được Bộ Công Thương xét chọn là một trong  07 dự án sản xuất thử nghiệm thuộc “Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”.

(Trích báo cáo khoa học của GS Nguyễn Văn Hùng

Viện Hóa Viện khoa học Công nghệ Việt Nam)

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button