Cách để chụp được ảnh đẹp chỉ bằng một chiếc máy ảnh cũ

Trong bài viết này, tôi sẽ giới thiệu cho bạn một vài tips để chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp chỉ bằng một chiếc máy ảnh cũ kỹ hay một mẫu máy ảnh lỗi thời mà bạn vẫn đang sử dụng.

 

 

 

Công nghệ máy ảnh phát triển vượt bậc trong những năm trở lại đây. Dễ hiểu khi chiếc máy ảnh DSLR mới toanh bạn mua năm trước và yêu thích sử dụng nó nhường nào thì giờ đây nó đã lỗi thời và không đủ khả năng để chụp những bức ảnh đẹp hơn nữa. Việc so sánh giữa 2 chiếc máy ảnh với nhau đủ để cho thấy sự khác biệt nho nhỏ khi bạn phát hiện ra chiếc máy ảnh 6 khung hình một giây (frame per second; fps) bạn từng hào hứng mua cho bằng được giờ đây đã bị vượt mặt bởi phiên bản 7 fps mới hơn. 

 
cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-03

 

Bức ảnh này và tất cả những bức ảnh trong bài viết đều được chụp bằng chiếc máy ảnh Nikon D200 hoặc Canon Rebel XTi. Cả hai máy đều được sản xuất năm 2006, tôi gọi thời điểm này là “thời kì đồ đá của nhiếp ảnh kĩ thuật số”.

 

Việc nhìn vào biểu đồ, lược đồ biểu thị độ lớn ISO trong những mẫu máy ảnh mới nhất vượt trội hẳn so với chiếc máy cũ kĩ bám bụi của bạn có thể khiến bất kì ai nhiễm “hội chứng GAS” (Gear Acquisition Syndrome) và tôi cũng cảm thấy áy náy như mọi người khác!. Đã có một thời gian dài trước đây tôi bỏ xó bộ gear đã lỗi thời ở kệ trên trong tủ quần áo và thay vào đó những chiếc máy ảnh đời mới, sang chảnh hơn, đắt tiền hơn quan trọng với tôi hơn.

 

Tuy nhiên, không có luật lệ nào áp đặt bạn không thể chụp được những bức ảnh đẹp bằng những chiếc máy ảnh cũ và chỉ vì thứ gì đó mới mẻ hơn, bóng bẩy hơn xuất hiện không có nghĩa bộ gear cũ của bạn đột nhiên phải làm “bạn” với thùng rác.

 

 

Như một cách để tự trải nghiệm, gần đây tôi đã sử dụng lại chiếc máy ảnh D200 cũ là máy ảnh DSLR đầu tiên tôi từng sở hữu, và thử một vài bài kiểm tra để biết liệu nó còn chụp được những bức ảnh đẹp với thân xác già nua của nó không. Hiển nhiên, bất cứ ai từng chụp ảnh bằng bộ gear còn cũ hơn nữa sẽ biết chắc chắn câu trả lời là có.

 

Một chiếc máy ảnh tốt từ 2007 vẫn là một chiếc máy ảnh tốt ở năm 2017. Những bức ảnh đẹp bạn chụp những ngày trước sẽ không tự nhiên trở nên xấu xí chỉ vì một mẫu máy ảnh khác đang thịnh hành. Tuy nhiên, cái mà tôi thực sự hứng thú là liệu những chiếc máy ảnh lỗi thời vẫn còn đáng sử dụng bất chấp nhiều tính năng nâng cao của công nghệ hiện đại ngày nay.

 

 

 

Dưới đây là những thông số của mẫu máy Nikon cũ mà tôi sử dụng để chụp vài bức hình cho bài viết này:

 


cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-04

 

Những chiếc máy ảnh cũ có thể không có những tính năng hấp dẫn, hào nhoáng như dòng máy hiện đại cùng loại, nhưng điều đó hoàn toàn không làm giảm giá trị của chúng.

 

– 10 megapixels.

 

– ISO tối đa 1600.

 

– Nặng như một cục gạch.

 

– Không có Live View.

 

– Không có màn hình cảm ứng.

 

– Có khả năng quay video.

 

– Tự động lấy nét 11 điểm.

 

– Một chỗ cắm thẻ Compact Flash rất chậm.

 

Bất cứ nhiếp ảnh gia thực thụ nào cũng sẽ chê bai những đặc điểm này, đúng chứ? Thật ra thì không hẳn vậy. Những chiếc máy ảnh cũ như thế này có thể không so sánh ngang bằng được với những mẫu máy hiện đại với nhiều đột phá đi kèm gói gọn trong một cỗ máy nhỏ hơn nhiều. Nhưng nếu sẵn lòng chấp nhận một vài đặc điểm trên thì có thể bạn sẽ ngạc nhiên bởi những gì mình vẫn có thể làm với chúng.

 

Câu hỏi thực sự không phải là liệu một chiếc máy ảnh cũ vẫn có thể chụp được những bức hình đẹp không? Bởi vì nếu nó có thể chụp được những bức ảnh đẹp vào năm 2006 thì hiện tại nó vẫn có thể làm được. Một chiếc máy ảnh mới hơn chưa chắc đã tốt hơn máy ảnh cũ trừ khi đem ra so sánh. Có đôi điều bạn có thể làm để chụp được những bức ảnh đẹp hơn nếu bạn sỡ hữu hay đang nghĩ về việc mua một chiếc máy ảnh cũ hơn có thể giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp nhất.

 

 

 

Một trong những điều tuyệt nhất bạn có thể làm nếu bạn muốn chụp được những bức ảnh đẹp với bộ gear cũ là phải biết được những điểm mạnh và giới hạn của thiết bị bạn đang sử dụng. Sau đó tận dụng những đặc điểm đó để chụp ảnh.

 


cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-05

 

 

 

Một đặc điểm mà hầu như có ở các bộ gear cũ là mức dải ISO một cách “đáng thương”. Những chiếc máy ảnh hiện đại thường có thể chụp ở độ ISO 3200 hoặc 6400 một cách dễ dàng. Nhưng nếu bạn sử dụng một mẫu máy từ 10 năm trước thì bạn hãy sẵn sàng điều chỉnh, tính toán một chút nhé.

 

Giải quyết vấn đề trên không phải quá khó khăn, chỉ cần một chút sáng tạo và vài tinh chỉnh. Khi tôi lấy chiếc máy ảnh D200 ra (tôi không dám chụp qua mức ISO 800, dù có thể đẩy hơn được thế) để thử nghiệm cũng như để thực hiện bài viết này, tôi đã thuộc mức ISO rồi. Tôi chụp những bức ảnh ở chỗ không có quá ít ánh sáng (nói cách khác, tránh những trường hợp thiếu ánh sáng). Nhờ vậy tôi chụp được những tấm hình tôi khá thích và tôi đánh giá chúng ngang ngửa với những gì tôi có thể chụp được bằng máy ảnh Nikon D750 đời mới của tôi.

 

 

 

 

Những máy ảnh cũ nhìn chung có độ phân giải thấp. Điều đó không có nghĩa lý gì trừ khi bạn thực hiện crop ảnh và thậm chí bạn vẫn có thể đạt được kết quả tốt nếu bạn crop cẩn thận. Nhưng có vài thứ cần nhớ, và chúng rất quan trọng để chụp được những bức ảnh yêu cầu phải hiểu được những giới hạn như vậy. Thay vì crop ảnh hãy tới gần chủ thể chụp hơn, hoặc tìm một ống kính bạn mà có thể phóng xa hơn một chút so với những ống kính mà bạn quen sử dụng.

 

 

 

Ngoài việc sở hữu số “chấm” lớn hơn, những chiếc máy ảnh hiện đại thường có những bộ nhớ đệm lớn, khả năng chụp ảnh liên tục và hệ thống lấy nét tự động đáng tin cậy hơn những máy ảnh cũ. Hãy nhớ điều này nếu bạn tới một sự kiện thể thao hay đi chụp ảnh đời sống thiên nhiên hoang dã với một chiếc máy ảnh cũ, và thay đổi một chút để chụp được những bức ảnh bạn mong muốn.

 

Hãy tính toán những bức chụp của bạn để tránh làm đầy bộ nhớ đệm, hay chụp với khẩu độ nhỏ hơn để giúp mình thoải mái sáng tạo với độ sâu trường ảnh. Nếu bạn đã quen phụ thuộc vào hệ thống lấy nét hiện đại để khóa nét chủ thể dù cho chủ thể đó có di chuyển ở đâu đi nữa thì hãy thử nghiệm chế độ lấy nét trọng tâm và học cách trở nên linh hoạt hơn một chút khi sắp xếp bố cục. Bạn cũng hãy thử học thêm những kỹ thuật mới như back button focus để cải thiện kỹ năng của mình, như vậy bạn sẽ không phải phụ thuộc máy ảnh để thực hiện những công đoạn phức tạp.

 

 

 

Buồn cười thay, đôi lúc những sự giới hạn của những chiếc máy ảnh cũ có thể thực sự giúp bạn chụp được những bức ảnh đẹp hơn bởi vì bạn phải cải thiện kĩ năng nhiếp ảnh của bản thân để bù lại những khuyết điểm của máy ảnh.

 


cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-07

 

Ví dụ như sử dụng chế độ chụp liên tục cực nhanh trên một chiếc máy ảnh hiện đại thực sự có thể ngăn cản khả năng chụp được những bức ảnh đẹp. Sử dụng một máy ảnh cũ không có chức năng đó có thể ép bạn tính toán cẩn thận cho những bức ảnh, nghĩ về những thứ như bố cục, và cách bạn muốn chủ thể chụp được định hình trong những yếu tố của bức hình, và cuối cùng tạo ra những bức ảnh đẹp hơn.

 

Quan điểm của tôi là nếu bạn đang sử dụng một chiếc máy ảnh cũ, dù là một chiếc DSLR cơ bản hay một cái tốt nhất trong tất cả thì bạn nên hiểu rõ chúng trước khi bấm máy. Hãy tính toán cẩn thận dựa trên những giới hạn của máy ảnh nhờ đó bạn sẽ không thất vọng hay bối rối khi thử chụp ảnh.

 


cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-08

 

Chế độ In-camera focus stacking, gương lật LCD, và hàng trăm điểm lấy nét tự động rất tuyệt và chắc chắn giúp bạn chụp được những tấm hình đẹp hơn. Nhưng thông thường mấu chốt để chụp được những hình ảnh đẹp chỉ đơn giản là nghiên cứu những nguyên tắc cơ bản và mài dũa những kĩ năng căn bản.

 

Hãy chụp hình dựa trên sự hiểu biết về độ phơi sáng, ánh sáng, và bố cục. Biết cách kiểm soát máy ảnh bạn dùng để chụp những bức ảnh bạn muốn bất kể đó là một chiếc máy ảnh mới toanh hay một chiếc máy ảnh đã qua thời hoàng kim.

 

 

 

Một điều luôn gây bất ngờ cho tôi khi chụp ảnh bằng những máy ảnh cũ đó là khả năng thực sự của chúng. Trong khi chúng không có màn hình cảm ứng và GPS tích hợp sẵn thì không khó để tìm ra những công cụ tiên tiến như rất nhiều chế độ đo, chế độ Auto-ISO, những tùy chọn mở rộng và nhiều loại lấy nét khác nhau.

 


cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-09

 

Một máy ảnh cao cấp nhất từ năm 2005 có thể không sánh được với loại chất lượng nhất hiện nay, nhưng thời điểm mới trình làng nó đã đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của những chuyên gia và những nhiếp ảnh gia nghiệp dư, việc này đòi hỏi một loạt những tính năng và khả năng khác nhau. Thậm chí những mẫu máy cơ bản như mẫu Canon Digital Rebels sớm nhất, hướng tới người dùng phổ thông và những người chụp vì sở thích, cũng có những loại tính năng có thể khiến bạn ngạc nhiên nếu bạn đã quen với những mẫu máy hiện đại.

 

Nếu bạn chụp ảnh với bộ gear cũ hơn, ví dụ như một máy ảnh của bạn đã sở hữu một thời gian hoặc cái mà bạn chọn mua online hay trong cửa hiệu đồ cũ thì cũng hãy dành ra thời gian để tìm hiểu nó. Hãy đi tới trang web của nhà sản xuất, tải xuống bản hướng dẫn, và nghiêm túc tìm hiểu để biết rõ khả năng của nó. Đào sâu vào những danh mục và thử nghiệm nhiều tùy chọn khác nhau. Tìm một người luôn sẵn lòng giúp đỡ và kiểm tra những chế độ và tính năng khác nhau của nó. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên về khả năng và độ hữu ích của những chiếc máy ảnh cũ thực sự như thế nào.

 


cach-de-chup-duoc-anh-dep-chi-bang-mot-chiec-may-anh-cu-10

 

 

 

Tôi thường được hỏi những lời khuyên về máy ảnh và tôi thích đề nghị mọi người nên nhìn nhận nghiêm túc về những chiếc máy ảnh và ống kính đã qua sử dụng. Hãy tìm những websites nổi tiếng bán những loại đồ cần thiết hơn là những máy ảnh mới tinh bạn có thể tìm thấy chúng nằm chễm chệ trên giá trưng bày của các cửa hàng. Chỉ vì một máy ảnh đã bị bỏ đi không có nghĩa chúng không đáng sử dụng. Thực tế, tiền tiết kiệm được nhờ mua những bộ gear cũ hơn có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác. Đầu tư vào những loại ống kính tốt hơn, một tripod, hay thậm chí những tài liệu học tập có thể nâng cao kĩ năng của bạn theo hướng cần thiết hơn là đơn giản mua một chiếc máy ảnh mới.

 

Còn bạn thì sao? Bạn có chụp ảnh với một chiếc máy ảnh cũ không hay bạn đang cân nhắc mua một cái? Những tips và tricks nào bạn biết để chọn ra những loại máy ảnh tốt nhất? Xin hãy để lại những suy nghĩ và câu hỏi của bạn ở phần bình luận phía dưới.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button