Cách Nuôi Thỏ Kiểng Cho Người Mới Bắt Đầu

Cách Nuôi Thỏ Kiểng Cho Người Mới Bắt Đầu

Thỏ kiểng hiện nay đã trở thành giống vật nuôi thân quen với rất nhiều các bạn trẻ tại Việt Nam. Nhưng nuôi các bé thỏ kiểng cần kì công và phức tạp hơn nuôi một chú chó hay một em mèo đấy các bạn ạ ! Bài viết sau mình sẽ giúp các bạn tham khảo thêm để biết cách nuôi thỏ kiểng thế nào để các bé luôn được mạnh khỏe và xinh xắn nhé.

1.Chọn lồng cho thỏ

Nếu như bạn nuôi thỏ kiểng ngoài trời thì chuồng nuôi thỏ bạn nên thiết kế có mái che thoát nước dễ dàng. Để chuồng ở vị trí khuất gió, mưa, hay nắng chiếu trực tiếp vào. Bên ngoài chuồng nên có màn che tránh gió khi trời lạnh.

Nếu nuôi thỏ trong nhà thì dễ hơn, bạn lưu ý để ổ của thỏ tránh chô nắng và ẩm. Nên để ổ ở phòng có nhiệt độ ổn định. Không để lồng gần máy sưởi hay gần chỗ các con vật khác có thể làm hại thỏ kiểng như mè, chó, rắn…

Chuồng phải được thiết kế rộng rãi và thoải mái – Cách nuôi thỏ kiểng

Yêu cầu khi thiết kế chuồng thỏ kiểng

  • Không gian chuồng đủ rộng để thỏ kiểng hoạt động thoải mái.
  • Chuồng phải thiết kế rộng rãi, dễ quét dọn làm vệ sinh, và tiện cho việc chăm sóc thỏ.
  • Chuồng phải luôn được vệ sinh sạch sẽ, thông thoáng, tránh mưa gió, hay nắng chiếu trực tiếp.
  • Chuồng cách xa các chuồng gia súc khác(nếu có). Cũng không để chuồng gần các ổ điện, máy móc…
  • Trong chuồng được trang bị đầy đủ bát ăn (nên bằng gốm/sứ nặng) bình nước sạch để liên tục trong chuồng cho thỏ uống bất cứ lúc nào.
  • Chuồng nên được làm chất liệu bằng sắt/inox không gỉ, để dễ dàng vệ sinh hơn. Chiều cao trong chuồng phù hợp kích thước của thỏ, đủ cao để bé có thể đúng lên bằng 2 chân sau và nhảy được vài bước đi lại và chuồng đủ dài để bé thoải mái giãn người.
  • Đáy chuồng được thiết kếthành 2 lớp cách nhau: một lớp đế gỗ/nhựa/inox ở dưới có khay đựng khi bé đi vệ sinh và một lớp lưới sắt ở trên làm lót chân cho bé giẫm lên.
  • Lót chuồng vệ sinh bạn có thể không dùng nếu có điều kiện thay vệ sinh hàng ngày. Nếu không thể, bạn nên dùng lót chuồng cho bé. Lót ở đây bạn nên dùng gỗ nén. Loại gỗ này hút ẩm tốt, nên thời gian bạn cần dọn vệ sinh được lâu hơn. chuồng của thỏ được khô ráo hơn.
Cách nuôi thỏ kiểng cũng rất phức tạp

2. Chuẩn bị đồ dùng cần thiết trong chuồng:

  • Chén/bát/máng thức ăn
  • Bình nước uống sạch
  • Nhà ngủ
  • Vải giữ ấm
  • Đồ chơi

3. Chế độ ăn cho thỏ kiểng: Gồm thức ăn khô và tươi.

Thỏ cần hấp thụ một số lượng lớn các thức ăn như cỏ khô, nhiều chất đạm và ít đường. Chế độ dinh dưỡng hợp lí sẽ giúp bé thỏ tránh được các bệnh về tiêu hoá, răng miệng, hạn chế các bé cắn phá đồ đạc lung tung.

Thức ăn khô gồm có: Rơm, cỏ nén, cỏ khô, Bột ngũ cốc…có bán các shop thú cảnh (Lolipet có rất nhiều nhé!). Cỏ khô bạn cần cho bé ăn hàng ngày cùng nước uống nước sạch. Thỏ kiểng từ 2 tháng tuổi nên tập cho bé ăn dần cỏ khô rồi tới cỏ nén.

Chế độ ăn phải phù hợp – Cách nuôi thỏ kiểng

Thức ăn tươi gồm có: rau-củ-quả gồm cà rốt, khoai lang, ngô tươi, xà lách, rau lang, cỏ tươi, bí ngô, lá sắn…rửa sạch để ráo nước mới cho ăn. Không cho ăn thức ăn bị ủng hỏng, nấm mốc hay củ quả mọc mầm. Các loại rau diếp, rau cải xanh, cải chip, rau cải xoăn,rau mùi tây, cây bồ công anh,… rất tốt cho thỏ kiểng.

Bạn hay được thấy thỏ thích ăn cà rốt nhưng thật ra cà rốt và trái cây nên cho thỏ kiểng ăn ít hơn vì củ quả này chứ nhiều đường. Không nên cho thỏ ăn củ quả nhều tinh bột như khoai tây chẳng hạn. Cho thỏ tập ăn dần dần ít rau một sau đó mới tăng dần cho thêm các loại rau khác đến khi thỏ thích nghi tốt hơn, việc cho ăn nhiều loại rau củ quả thay đổi khẩu vị cho các bé khiến các bé cũng thích thú.

Thỏ kiểng nên được ăn ít rau muống vì rau muống khiến chúng dễ mắc  vài bệnh đường ruột, phân hôi hơn. Thỏ kiểng trên 2 tháng nên cho ăn thêm rau củ quả 1 lần/tuần thôi. Trên 5 tháng có thể cho ăn nhiều hơn.

4. Điều kiện sống kỹ thuật chăm sóc thỏ:

  • Nếu 1 bé thỏ bị nhốt lâu trong môi trường chật hẹp có thể làm bé trở nên xấu tính: gặm phá, đào bới, nhảy lung tung. Hoặc trở nên ù lì, ủ rũ và kém lanh lợi. Vì vậy bạn cần quan tâm chơi đùa với bé mỗi ngày và chuẩn bị không gian đủ lớn cho bé vận động hàn ngày vào 1 giờ cố định. Thỏ sống theo bầy đàn vì vậy tính xã hội cao.
  • Nếu bạn chỉ nuôi một bé thỏ, hãy chắc chắn bạn có đủ thời giờ cho chú thỏ, quan tâm chăm sóc chơi đùa với bé. Dĩ nhiên nuôi một cặp thỏ lúc nào cũng tốt hơn một, nhưng rắc rối sẽ nảy sinh khi hai bé thỏ đến tuổi trưởng thành. Một điều nên chú ý là khi bạn chỉ nuôi một chú thỏ, mỗi quan hệ giữa bạn và bé rất đặc biệt. nhưng khi nuôi 2 bé thỏ, sự thực hơi phũ phàng là cả 2 sẽ kém hứng thú trong việc chơi đùa và quan tâm đến bạn.
  • Không bé thỏ từ dưới bụng, ngang bụng hoặc ôm bé quá chặt, vì có thể làm bé vỡ túi mật mỏng manh dẫn đến tử vong. Nên xách bằng 2 tai thỏ và đặt bé xuống chỗ cần thiết không nên xách tai quá lâu làm đau tai bé, hoặc bé khó chịu giãy giụa thì dễ gãy xương sống.
  • Nếu nuôi thỏ kiểng ngoài trời vào mùa đông cần trang bị đồ ủ ấm hoặc đèn sưởi, vào mùa hè cần có màn che nắng và để nơi mát mẻ.
  • Thỏ nuôi trong nhà thích hợp với nhiệt độ 50-70 độ F và không chịu đựng được lâu ở 90 độ F nếu chúng không được làm mát hay ở trong bóng râm giảm nhiệt.

Lưu ý khi nuôi thỏ kiểng

  • Ghép cặp thỏ đực và cái thường ít xảy ra tranh chấp đánh nhau để giành vị trí đầu đàn, nhưng bạn sẽ phải đối mặt với rắc rối lớn hơn là cô thỏ cái sẽ sản sinh thỏ con liên tục. Thỏ cái có thể mang bầu lại 1 ngày sau khi sinh con.
    Ghép cặp 2 chú thỏ đực hoặc 2 thỏ cái dễ dẫn đến ẩu đả, vì bé nào cũng muốn chứng tỏ sức mạnh và mình là “thủ lĩnh”.
  • Nhiều khi dẫn đến hậu quả nghiêm trọng (bị thương hoặc chết) khi 2 bé cùng giới tính bắt đầu cạnh tranh với nhau quyết liệt. Thiến là một biện pháp giải quyết hữu hiệu nên bạn muốn sự hoà đồng giữa hai bé thỏ và không muốn có thỏ con. Thiến thỏ đực sẽ làm giảm việc các bé thỏ đi vệ sinh lung tung (để đánh dấu lãnh thổ). Thiến thỏ cái làm giảm khả năng ung thư. Và với thỏ đực lẫn cái, thiến sẽ làm tăng tuổi thỏ và giảm rất nhiều nguy cơ bệnh tật ở các bé.
  • Hàng tuần nên kiểm tra răng, miệng, tai, mắt của bé thỏ để bảo đảm răng bé không dài quá mức cho phép, tai không có ve, mắt không có ghèn và mũi không có dịch.
  • Kiểm tra hai bàn chân sau để đảm bảo bé không bị nổi các cục u ở dưới chân. Sờ khắp người để kiểm tra bé không bị u, sưng gì .
  • Trẻ em không thích hợp làm động vật nuôi cho trẻ em, tuyệt đối không đưa thỏ cho trẻ em chơi.
  • Không nên nuôi chung thỏ và guinea pig vì thỏ có xu hướng bắt nạt các bé guinea pig.

Nếu các bé thỏ kiểng được chăm sóc, nuôi dạy tốt chúng sẽ rất ngoan ngoãn, khỏe mạnh và lanh lợi đáng yêu đấy !

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button