[ CẢNH GIÁC] 5 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỦ ĐẦU TƯ CÓ VẤN ĐỀ | RỦI RO ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN 1TỶ MẤT TRẮNG(2019)

[ CẢNH GIÁC] 5 DẤU HIỆU NHẬN BIẾT CHỦ ĐẦU TƯ CÓ VẤN ĐỀ | RỦI RO ĐẦU TƯ ĐẤT NỀN 1TỶ MẤT TRẮNG(2019)

 

Những rủi ro về pháp lý là quá nhiều, chủ đề trong bài viết hôm nay chúng ta sẽ đi sâu vào các rủi ro nhức nhối nhất trong thời gian vừa qua rất nhiều các nhà đầu tư bất động sản cá nhân thiếu kiến thức thường gặp phải đó là:

Rủi ro về pháp lý: khi mà tôi thường làm với các sản phẩm nằm bên trong dự án (SẢN PHẨM BÊN TRONG DỰ ÁN). Thành ra là cái đấy mà tôi nghĩ rằng là sẽ là 1 cái sự đảm bảo ở 1 mức độ nào đó cho các anh chị nhà đầu tư cá nhân.

Bởi vì các dự án được đầu tư bởi các chủ đầu tư. Do đó, mà các giấy tờ cũng như là liên quan tới vấn đề pháp lý. Việc cho phép các dự án đó đã được bán hay chưa, đã xong phần móng hay chưa, có bản quy hoạch chi tiết 1/500 chưa, có giấy phép xây dựng hay chưa. v..v tất cả những cái đấy khá là rõ ràng và minh bạch, về mặt tính pháp lý nó sẽ cao hơn các dự án sản phẩm mà nó nằm ngoài các dự án như vậy, các dự án được sở hữu bởi cá nhân riêng lẽ.

Đi sâu hơn vào các sản phẩm nằm trong dự án thì nó vẫn có rủi ro & rủi ro ở đây nó nằm ở chỗ nào:

  • Rủi ro thứ nhất là: Chủ đầu tư chưa được phép bán mà họ đã mở bán. Và cái tính trạng này chúng ta thấy xuất hiện ngày càng nhiều. Mặc dù họ tìm những cái cách khác nhau, để họ có thể “LÁCH LUẬT”.
  • 1 Trong những cái cách tôi thấy khá phổ biến gần đây, tôi không biết là nó có lách luật hay không và có thể là nó không đi sau luật nhưng điều đó nó lại không bảo vệ được tốt cho quyền lợi của người mua đó là: có những dự án chưa xây xong phần móng, thậm chí chưa được cấp giấy phép xây dựng. Nhưng chủ đầu tư đã có cái chương trình giới thiêu dự án & đặt cọc. Rất nhiều các nhà đầu tư với 1 cái khoản đặt cọc chỉ khoảng tầm 5-10% tổng giá trị dự án. Có nghĩa nằm trong 1 tỷ giá trị đầu tư của các anh chị. Và rất nhiều anh chị sẵn lòng bỏ tiền ra. Đặc biệt đối với những dự án có vị trí tốt và chủ đầu tư có uy tín.
  • Tuy nhiên, trong những lần mà tôi nói chuyện với các bên làm luật hay các luật sư thì họ bảo: mặc cho dù cái này nó không đi trái luật. Nhưng mà nếu trong trường hợp chủ đầu tư không có khả năng triển khai dự án hay thậm chí là không nhận được cái giấy phép xây dựng, thì cái khả năng các anh chị đòi lại cái tiền đặt cọc này cũng không phải là dễ dàng.

  • Và nếu các anh chị mang cái này ra tòa để mà kiện chủ đầu tư. Thì thông thường chúng ta sẽ bị ở thế yếu hơn chủ đầu tư. Khá là quá khó khăn để chúng ta đòi lại số tiền đó.
  • Một vấn đề nữa mà tôi nghĩ cũng khá là nhiều người lo lắng liên quan tới pháp lý của dự án đó là cái việc: Liệu Dự án đó có được bảo lãnh của ngân hàng hay không?
  • Theo như cái điều kiện bán nhà. Thì 1 cái dự án bắt buộc phải được 1 ngân hàng bão lãnh & chúng ta có quyền đòi hỏi chủ đầu tư trình ra cho chúng ta cái “GIẤY BÃO LÃNH CỦA NGÂN HÀNG”. Nhưng dường như các nhà đầu tư & người mua chúng ta cũng không quan tâm tới điều này. Chúng ta có những cái quyền lợi mà chúng ta nên đòi hỏi những yếu tố về mặt pháp lý. Để có thể đảm bảo rủi ro ở 1 mức độ nào đấy cho cái tính oan toàn về pháp lý thì chúng ta nên đòi hỏi.
  • Cuối cùng nữa đó là chủ đầu tư được phép ký hợp đồng mua bán chính thức khi mà anh xây xong cái phần móng. Chính vì vậy, khi mà các anh chị mua nhà thì các anh chị nên dành thời gian khoảng tầm 1-2 tiếng chúng ta xuống tận nơi để xem đúng là dự án đã được khởi công hay chưa. Đã xây xong phần móng hay chưa, có rất nhiều trường hợp các chủ đầu tư họ đặt văn phòng bán hàng tại 1 cái địa điểm khác cái dự án mà họ đang xây dựng & nhà mẫu cũng đặt ở 1 vị trí khác. Và hầu hết các giao dịch mua bán lại diễn ra tại khu vực bán hàng & khu vực nhà mẫu đó. CÓ NHƯNG NGƯỜI MUA mà tôi biết rằng họ chưa hề đặt chân tới khu vực dự án đang được triển khai. Thì cái này cũng là 1 cái giúp cho anh chị có thể giảm thiểu được các rủi ro .

Trong 1 cái kỷ nguyên bão thông tin quá nhiều thông tun như ngày nay thì làm sao mình chọn lọc & biết thông tin nào là thật. Làm sao có thể đánh giá các thông tin đó có ảnh hưởng thật sự đến sản phẩm mình đang định đầu tư hay không?

Trong thực tế thì để thẩm định nguồn thông tin từ các bên đưa ra thì có tới: 12 BÊN CÓ THỂ CAN THIỆP VÀO QUÁ TRÌNH MUA  BẤT ĐỘNG SẢN.

Như vậy rõ ràng năng lực của 1 nhà đầu tư bất động sản cá nhân là hầu như không thể nào có thể mà thẩm định được 1 cách sáng suốt chắc chắn & nhiều khi người ta mua chỉ là vấn đề may rủi mà thôi. Thông qua các việc như: ông chủ đầu tư đó uy tín, tiềm lực mạnh.

Nhưng cái khó đối với những ông đầu tư cá nhân nếu như đi mua những sản phẩm của các ông chủ đầu tư phát triển chuyên nghiệp đó thì thường lợi nhuận sinh lời nó lại không cao.

Để phát triển 1 dự án bất động sản nó qua hàng nghìn cái thủ tục phức tạp khủng khiếp. Cho nên nói về câu chuyện 1 ông nhà đầu tư cá nhân đi mua cái sản phẩm của 1 ông chủ đầu tư phát triển dự án chuyên nghiệp thì câu chuyện nó rất là hên xui & theo tôi là anh chị gặp xui nhiều hơn hên: Có nhiều trường hợp lỡ mua rồi, đưa tiền đặt cọc cho ông rồi mà ông không giao nhà đúng thời hạn. Thì trên thị trường nó có quá nhiều cái thông tin mà chủ đầu tư bị khiếu kiện tập thể. Nó liên quan tới câu chuyện các anh chị không thẩm tra cái thông tin trước khi mà mình mua và đầu tư. Và cái đó tôi cho rằng là 1 rủi ro lớn nhất đối với 1 người mua đầu tư bds cá nhân.

Đây là 1 cái check List mà các anh chị cần phải kiểm tra trước khi đầu tư:

Thứ nhất: phần lớn các nhà đầu tư bất động sản cá nhân lười đọc luật lắm:

  • Luật kinh doanh bất động sản.( các anh chị chắc chắn cần phải đọc)
  • Luật nhà ở.
  • Luật xây dựng.

Đó là 3 cái luật rất là quan trọng mà ít nhất các anh chị không đọc hết, thì mình cũng cần phải đọc qua 1 ít để biết:

À nếu mà mua căn hộ thì cần những điều kiện gì?

Còn nếu các anh chị mua các sản phẩm không phải là căn hộ. Ví dụ: Nhà phố, đất nền thì cái pháp lý mà tôi khuyên các anh chị nên mua đó là phải có sổ hồng sổ đỏ 100%. Chỉ cần nhớ cái điều đó thôi nó đã giúp các anh chị hạn chế được khoảng cỡ 90% cái rủi ro rồi.

Có những dự án mặc dù có sổ đỏ, nhưng mà nó vẫn còn rủi ro. Thì nó lại liên quan tới vấn đề: “ KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU THÔNG TIN TRÊN SỔ” và kỹ năng này cực kỳ quan trọng.

Pháp lý nếu mà sổ đỏ đứng tên của công ty thì như thế nào? Sổ đỏ đứng tên cá nhân thì ra làm sao?

Dự án đó đang triển khai đến quá trình nào? Trong cái khâu quá trình tạo lập dự án. Những cái kiến thức đó cực kỳ quan trọng các anh chị cần phải hiểu.

Tóm gọn lại về pháp lý: chúng ta cần phải nhìn vào câu chuyện bản thân chúng ta phải hiểu luật. Nếu không hiểu luật thì nhờ luật sự tư vấn.

Mấy ông luật sư sinh ra để tư vấn cho chúng ta. Nhưng ít khi người mua nhờ luật sư tư vấn, toàn đợi khi có sự cố mới nhờ tư vấn thì thua rồi. Nhiều người trong số các anh chị nghĩ rằng: oh chi phí luật sư tư vấn cao lắm. Nhưng không cao đâu các anh chị.

Tôi ví dụ: để luật sư họ làm 1 cái hợp đồng đặt cọc trọn gói cho chúng ta. Phí luật sư bình thường làm khoảng mức 3 triệu 1 cái hợp đồng. Đâu có đắt phải không ạ? Tìm 1 ông luật sư đi, họ đông lắm và họ đang cần chúng ta.

Làm thế nào để tìm được 1 luật sự mà họ thực sự họ giúp được mình, có ràng buộc về trách nhiệm, nếu trong trường hợp họ tư vấn bị sai. Thì chắc chắn có 1 hợp đồng ràng buộc dịch vụ với luật sư.

Thậm chí có 1 người có thể giúp các anh chị cực kỳ tốt đó là ai? Đó chính là ông công chứng viên. Và ông công chứng viên có thể giúp các anh chị Free Luôn. Lý do tại sao?

  • Tại vì rất nhiều văn phòng công chứng tư mọc lên & người ta rất là cần khách hàng, đó chính là các anh chị đó, Chỉ là các anh chị chưa ý thức được mình có cái quyền đó để hỏi họ về những cái pháp lý trong hợp đồng đó.
  • Các anh chị cầm cái hợp đồng đó chạy tới chỗ văn phòng công chứng nói Anh ơi. Em muốn mua bán cái này với chủ đầu tư A,B,C hợp đồng đây em đọc không hiểu. Anh đọc và tư vấn cho em coi xem trong cái hợp đồng này. Nó có phù hợp với quy định của pháp luật không? Bởi vì chắc chắn phải phù hợp với quy định của pháp luật thì các ông công chứng viên này mới công chứng. Và nhiều khi các ông còn chỉ mình. OH cái hợp đồng này là hợp đồng dự án đất nền nhà phố ah. Oh chưa đủ điều kiện mở bán đâu, em muốn được công chứng cái này em phải có thêm các cái khác nữa :A,B,C,X,Y,z… Thì sau đó note lại rồi cầm cái list đó chạy ngược lại ông chủ đầu tư rồi hỏi: ông công chứng viên ông nói với em phải có đầy đủ các cái này ông mới công chứng thì anh có không? Đó chính là cái cách để mình check thông tin.

Những cái rủi ro pháp lý liên quan đến đất nền là gì?

Hiện nay, chúng ta đang được gọi những lời chào mời quảng cáo mua những lô đất với giá rẻ rất là nhiều, kể cả nhắn tin điện thoại, không biết 1 ngày tôi nhận được biết bao nhiêu lần. Mà tôi cũng không hiểu sao các bạn đó có sốt điện thoại của tôi cũng hay thật.

Rât khủng khiếp có nhiều doanh nghiệp quảng cáo đất quận 2 giá siêu rẻ. Chỉ 10 Triệu/1m2 sau đó tôi leo lên xe thì họ chở tôi xuống tít Long Thành Đồng Nai Luôn. Cái trường hợp này không chỉ mình tôi gặp phải mà rất nhiều các anh chị nhà đầu tư khác cũng đang gặp phải hàng ngày.

Thường pháp lý để ra được cái sổ hồng là khó lắm. Tôi nói các anh chị nghe chỉ cần bám vào cái có sổ hồng hay chưa là biết rằng người ta đang làm tới đâu rồi. Bởi vì, bình thường khi phát triển 1 cái dự án cái thứ mà chủ đầu tư thiếu nhất đó chính là: “THIẾU TIỀN”

Thiếu tiền thì phải dẫn tới chuyện huy động vốn. Không phải chỉ mỗi những chủ đầu tư nhỏ đâu các anh chị. Mà những chủ đầu tư rất rất lớn chuyên nghiệp hàng đầu Việt Nam, thậm chí có cả nước ngoài nữa người ta vẫn cần huy động vốn chứ.

Bởi vì huy động vốn nó có 2 cái tác dụng rất là hay đó là:

  • 1 là có thêm vốn.
  • 2 là thử thị trường: để xác định chính xác được mức giá mà người ta sẽ bán cái sản phẩm.

Do đó nếu mà chưa có sổ hồng thì chắc chắn 1000% chủ đầu tư đang cần huy động vốn. Tôi nói cái điều này lên ở Video này thì 1 số các anh chị chủ đầu tư chuyên nghiệp thì các anh chị đó sẽ không thích video này của tôi. Thôi vì cái câu chuyện của video này tôi nói về khía cạnh nhà đầu tư cá nhân. Cho nên. Là mình bắt  buộc tôi phái nói cái điều này ra.

Đất nền cũng vậy, nếu như mà chưa có được cái pháp lý đó là “sổ hồng thì chủ đầu tư cũng đã đến 1 cái pháp lý đó là Tách Thửa” Hoặc là pháp lý của dự án mà nó đã sẵn sàng để ký công chứng để tách sổ cho các anh chị rồi, thì mới nên mua.

Mà liên quan tới đất nền còn có 1 cái giấy phép nữa rất là quan trọng đó chính là: Giấy phép xây dựng. Có rất nhiều dự án đất nền tôi đi và gặp đó là có sổ rồi nhưng mà xây dựng không được. Anh chị mua rồi sau đó cứ để đó chứ muốn xây nhà cũng xây không được, vì chưa có giấy phép xây dựng.

Đó chính là 2 cái rất là quan trọng mà các anh chị phải chú ý.

  • Và trên sổ hồng, sổ đỏ cũng có những trường hợp mà nhiều người đứng tên trên 1 sổ đỏ. Thì cái này cũng là 1 cái rủi ro mà tôi nghĩ là khá nhiều người gặp phải. Mà đây là nguyên nhân dẫn tới việc tranh chấp rất là nhiều.
  • Ví dụ: vợ chồng đứng tên có lẽ nó dễ dàng giải quyết hơn. Nhưng mà 2 người xa lạ cùng đứng tên trên 1 sổ hồng, sổ đỏ & làm thế nào để khi anh chị làm việc cùng. Thì anh chị phải có sự đồng ý của cả 1 người đó bán cho anh hoặc 3 -4 người đồng ý bán cho anh chị. Rất nhiều trường hợp như tôi biết là về Đồng Nai mua và sau đó 1 anh đứng ra và bảo tôi được ủy quyền rồi. Tôi có thể bán cho anh, giấy ủy quyền đây. Nhưng cuối cùng giầy ủy quyền hóa ra là giả. Và người mua thì họ cứ đinh ninh rằng họ đã sỡ hữu trọn bộ cái bds đó rồi. Nhưng mà thực tế là anh chị chỉ mới được mua 1 phần thôi & hoàn toàn bị vô hiệu sau đó. Vì giấy ủy quyền giả & 2 người cùng đứng tên không đồng ý bán miếng đất đó. Hiện tại thì đang tranh chấp quyền lợi rất là lâu. Khu đất khá là lớn khoảng tầm 3000 m2
  • Thì tất cả những cái này tôi nghĩ là có thể chúng ta ít gặp phải đối với những dự án đất nền nằm trong dự án, Nhưng mà sản phẩm đất nền riêng lẻ. ĐẶC BIỆT. Là trong các trường hợp mà đất trước đây là nông nghiệp sau đó chuyển lên đất thổ cư thì chúng ta gặp phải rất nhiều trường hợp như vậy. Chính vì vậy các anh chị cần phải cẩn trọng để ý.

Các dấu hiệu nhận biết chủ đầu tư có vấn đề?

Đâu là những dấu hiệu nổi bật nhất khi mình tiếp xúc với chủ đầu tư mình thấy có vấn đề và mình tránh ngay:

  • Thứ nhất đó là: Uy tín của ông chủ đầu tư. Được thể hiện qua những dự án mà ông này đã làm trước đó.
    • Nếu đây là dự án mà lần đầu tiên ông chủ đầu tư này bước ra để làm dự án thì cái rủi ro sẽ rất là lớn.
  • Thứ 2 đó là: Trong mọi trường hợp anh chị cần phải có những cái giấy tờ pháp lý của chủ đầu tư cung cấp & phải check ngược lại với lại cơ quan quản lý nhà nước có chức năng. Và 2 cơ quan mà các anh chị có thể lên bất kỳ lúc nào đó, bất kỳ địa phương nào để hỏi đó là: Phòng quản lý đô thị & phòng tài nguyên môi trường. Ở đó người ta quản lý 1 cách vô cùng chặt chẽ về góc độ những dự đang ở trên địa bàn và tiến độ pháp lý tới đâu, người ta nắm cực kỳ rõ. Thường các anh chị nhà đầu tư Việt Nam có 1 cái tâm lý bị sai khi mua nhà đất đó là: Tôi mua xong được công chứng coi như là xong. Thì thực ra chưa có xong đâu, Công chứng xong nó chỉ khoảng 60% cái công việc của các anh chị thôi. Trước khi đi công chứng các anh chị cũng hời hợt lắm. Nếu mà ông nào kỹ lắm thì làm mỗi 1 việc là đi kiểm tra Quy Hoạch thôi nhưng chưa đủ.
  • TRƯỚC KHI ĐI MUA BÁN NGOÀI VIỆC KIỂM TRA QUY HOẠCH XONG: thì các anh chị phải kiểm tra thêm được cái chuyện đó là ngăn chặn giao dịch nữa. Mà công tác kiểm tra ngăn chặn giao dịch thì các anh chị kiểm tra ở đâu? Kiểm tra ở phòng công chứng (cơ quan công chứng của nhà nước) hoặc là văn phòng công chứng (công chứng tư). Các anh chị cầm cái giấy tờ sổ hồng, sổ đỏ, cái pháp lý mà bên bán người ta cung cấp cho anh chị. Thì các anh chị phải lên phòng công chứng đi hỏi xem cái miếng đất này nó có bị ngăn chặn giao dịch không? Thường mọi người hay ẩu là đi đặt cọc giấy tay không ah. Và bị 1 cái bẩy đó là gì? Đó là mua nhà giá rẻ?
    • Ví dụ: cái nhà đó đang là 1 tỷ 6. Bây giờ tự nhiên ông chủ ông nói là ê tao có việc kẹt lắm cần tiền. Nên tao bán cho mày 1 tỷ 2 thôi. Ok không? Cũng trong tầm tiền 1 Tỷ thế là cố gắng giáng vay thêm 200 triệu. Ok đặt cọc 500 triệu luôn, bởi vì mình nghĩ mua ngay hôm nay, ngày mai bán rẻ thôi khoảng 1 tỷ 5 thôi vẫn có người mua mình lời 300 triệu còn gì. Và không mua nhanh người khác mua mất vì giá quá rẻ. Ngay lập tức xuống cọc & bỏ qua 1 cái khâu vô cùng cùng quan trọng đó là check Pháp lý. Chết. Sau đó lên công chứng hỏi thì mới biết nhà đang tranh chấp. Cho nên cực kỳ lưu ý đến cái khâu về pháp lý.

 Câu hỏi mà nhiều các anh chị hỏi tôi là: Dường như tâm lý của các nhà đầu tư cá nhân thì các anh chị đó rất là sợ đến những văn phòng cơ quan chính quyền & và như anh chia sẽ thì không hiểu gì thì chúng ta cứ đến công chứng, không hiểu gì chúng ta cứ đến  phòng đô thị, phòng môi trường. Nhưng mà thực sự không phải chỉ các nhà đầu tư cá nhân đâu mà còn nhiều công cty lớn đến làm việc củng rất là khó trong việc gặp các phòng đó. Đến gặp công chứng thì họ chỉ ra xếp hàng đi, và xếp hàng đến đấy xong khoảng nữa tiếng xếp hàng vào hỏi họ 1 cái câu đó thì họ đuổi ra luôn. Bởi vì họ nói: tôi có nhiều câu hỏi lắm, tôi trả lời anh thế này có mà 1 buổi sáng tôi trả lời cho bao nhiêu người như vậy sao mà hết. Cái phòng đô thị mà nói thật tôi đã đi nhiều lần rồi nhưng chưa lần nào đặt lịch hẹn được với họ. Thì theo anh làm thế nào để tôi có thể đặt lịch với họ được.

Trả lời: Thực ra tôi cũng đã gặp hàng triệu cái khó khăn khi mới lúc đầu tiếp xúc bước chân vào  thị trường này. Nhưng mà ông bà có câu rất là hay đó là do “ĂN Ở THÔI”. Cái câu nói đó rất là sâu sắc ở cái chỗ này:

Cái thứ nhất: Chúng ta muốn làm việc với anh em ở trong cơ quan công quyền á. Thì chúng ta phải hiểu họ.

Cái thứ 2: tôi muốn nói với anh chị là có nhiều sự lựa chọn lắm. Tôi nhớ năm trước đợt tháng 2 tôi mua đầu tư 1 miếng đất ở Đồng Xoài bình phước tôi xuống phòng công chứng họ hù tôi, hù nói rằng là anh mua  đất đồng xoài bình phước giai đoạn này đang sốt nè. Tôi khẳng định anh làm 6 tháng mới xong.

Tôi nói! Thế thì chịu thôi phải đợi thôi chứ biết làm sao đây anh. Nhưng mà sau đó tôi làm khoảng hơn 2 tháng là gần có rồi. Mà tôi không hề phải làm 1 động tác giống như đưa 1 cái vật giống như tiền hay là cái gì hết cả.

Bí quyết ở đây: là các anh chị phải tìm 1 ông TRÙM Ở KHU VỰC ĐÓ. Ông đó cực kỳ thông thạo khu vực đó.

Có những lúc tôi đi công chứng tôi vẫn gặp những người công chứng rất là kỳ cục. Thì tôi chỉ nói là ah thôi cám ơn chị em đi, mình qua văn phòng công chứng khác. Cái vấn đề ở chỗ là các anh chị chỉ đi tới có 1 văn phòng công chứng thôi. Nhưng ngay bên kia có 1 văn phòng công chứng mới mở nó vắng khách, và họ đang cần khách.

Trời ơi. Tôi nói với các anh chị mà đến các anh chị được đối xử như thượng đế. Mời vô phòng máy lạnh, rồi đưa nước uống nữa. Còn vào bên kia nó toàn nạt nộ mình không. Thì anh chị được quyền lựa chọn văn phòng công chứng cho mình mà.

Thứ 2: Nếu gặp công chứng viên này khó chịu, thì anh chị chuyển sang công chứng viên sát bên dễ chịu dễ thương hơn mà làm việc. Rồi nói chị giúp em cái này, giúp em cái kia, giúp em cái nọ.

Đầu tư Bất động sản mà. Mua bất động sản lời cả 1 tỷ thì mấy cái chuyện đó có khó khăn chút xíu mà mình không chịu nỗi thì làm ăn cái gì.

Nói chung làm cái ngành bds này các anh chị phải rất là chịu khó  VÀ nhẫn nhịn.

Để hạn chế những rủi ro về pháp lý theo kinh nghiệm của tôi thì các Anh/Chị nên như thế này:

Thứ nhất: sẽ rất là lý tưởng nếu các anh chị được tiếp xúc trực tiếp với các bên đưa ra luật. Họ sẽ trả lời cụ thể cho mình. Nhưng thứ nhất tôi nghĩ rằng các anh chị đang xem video ở đây cũng không có nhiều thời gian để chúng ta có thể theo sát giống như là: chúng ta không đi được chổ này , thì chúng ta đi chỗ kia.

  • Và tôi biết tính cánh của mỗi nhà đầu tư sẽ khác nhau: có nhiều anh chị đến phòng công chứng chỉ cần ông công chứng viên nói lớn tiếng nạt nộ 1 cái là cầm nguyên cái bản hồ sơ về luôn,
  • Chính vì vậy, chúng ta có nhiều cách khác thông qua đó là: chúng ta có thể tự nghiên cứu: Luật kinh doanh bds, luật kinh doanh nhà ở, luật xây dựng.
  • Hoặc chúng ta có thể hỏi thông qua các đơn vị mà không phải bên nhà nước, những đơn vị làm tư vấn.

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button