CHÓ CHĂN CỪU VÀ TỔNG HỢP NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Chó chăn cừu hay chó chăn gia súc là tên gọi chung các giống chó được sinh ra và huấn luyện. Với mục đích là chăn dắt, hỗ trợ con người kiểm soát các bầy gia súc lớn. Đặc biệt là các đàn cừu, bò hay dê. Với lịch sử phát triển đồng hành cùng con người trên các thảo nguyên, cánh đồng lớn. Ngày nay giống chó này đã được du nhập khá nhiều về Việt Nam.

Phổ biến là hai giống chó gồm chó chăn cừu Úc và chó chăn cừu Đức. Các bạn hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lí do tại sao con người lại ưu thích chúng đến vậy. Và các thông tin cũng như cách chọn nuôi chăm sóc giống chó đặc biệt này nhé.

Những lí do mà bạn nên chọn lựa nuôi một chú chó chăn cừu ngay nhé

Nhiều người chọn nuôi chó chăn cừu lựa chọn chúng là người bạn trung thành của mình. Không phải để giúp bạn chăn cừu, chăn dê gì đâu nhé. Đơn giản là vì những ưu điểm nổi bật của chúng. Bề ngoài xinh xắn, lém lỉnh, cực kỳ trung thành cũng như những lí do độc đáo dưới đây:

– Vẻ bề ngoài cực kỳ đáng yêu, Với thân hình cân đối, lông lá trơn mướt, rập rạp, Cái mông tròn xoe đáng yêu vô cùng. Khiến nhìn kiểu gì bạn cũng đổ ngay từ lúc đầu nhìn thấy nhé. Nhất là những chú chó chăn cừu còn nhỏ nhé.

NHỮNG ĐẶC ĐIỂM THÚ VỊ CỦA CHÓ PHÚ QUỐC

TỔNG HỢP NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT CHỈ CÓ Ở CHÓ ĐỐM

Chúng rất thân thiện với con người, chỉ cần tiếp xúc vài lần là bạn thích ngay.

– Do bề ngoài đẹp tự nhiên nên các bạn không cần mất nhiều công sức. Để chải chuốt hay chăm sóc sao cho nó đẹp đâu nhé.

– Vô cùng hiếu động, nghịch ngợm và nhanh nhẹn. Sẽ không bao giờ thấy chúng nằm yên ủ rủ đâu nhé, luôn trong trạng thái tràn đầy năng lượng. Luôn chạy nhảy và vui chơi, ham mê thể thao.

– Đôi khi những chú chó này lại rơi vào tình trạng ngu ngơ. Bạn chắc chắn sẽ không thể nhịn cười nổi đâu. Cuộc sống của bạn và những người thân sẽ luôn tràn ngập tiếng cười và niềm vui khi có thêm người bạn mới này.

– Chúng được xem là một trong những giống chó trung thành nhất.

Sống tình cảm và chân thành, biết giúp đỡ và yêu thương.  Giỏi chịu đựng mấy trò nghịch ngợm của chủ nhân lắm nhé.

– Chó chăn cừu rất dễ huấn luyện vì chúng cực thông minh. Chỉ một vài động tác, vài lần tập thì chúng nhanh chóng hoàn thành mệnh lệnh của bạn.

Chỉ những điều như vậy thôi thì bạn đã muốn mang về ngay cho mình một chú chó chăn cừu chưa. Mình sẽ tiếp tục giới thiệu cho các bạn về hai giống chó nổi tiếng nhất nhé.

Chó chăn cừu Úc

Chó chăn cừu của Úc, giống Kelpie hay còn gọi là Australian Kelpie. Đây là giống chó chăn cừu phổ biến từ nước Úc. Hỗ trợ rất đắc lực cho những người chăn nuôi trong việc canh giữ và bảo vệ, kiểm soát gia súc.

  • Nguồn gốc và lịch sử phát triển:

Được du nhập vào Úc vào thời kỳ nửa sau của thế kỷ 19. Có người cho rằng giống chó chăn cừu Úc này được phát triển từ giống Collie Miền Bắc Anh vùng Rutherford. Cũng có ý kiến cho rằng do giống Dingo lai với Border Collie.

Chó chăn cừu giống Úc này có tuổi thọ khoảng từ 10- 14 năm. Với mỗi lứa đẻ trung bình từ 4 đến 7 con.

  • Đặc điểm ngoại hình

Giống chó chăn cừu này của Úc có cơ thể khỏe khoắn, chắc ngọn với bốn chân khỏe mạnh. Cơ thể cso chiều dài vượt trội hơn so với chiều cao. Bộ ngực rộng, chiều cao từ 43 cm đến 51 cm và cân nặng 11- 20 kg. Mắt tinh, sáng, đầu hẹp, dài, bàn chân khỏe, đuôi dài. Lông kép đẹp có tác dụng giữ nhiệt và cách nhiệt tốt. Gồm lớp lông tơ ngắn và khá rậm bên trong. Bên ngoài là lông cứng và thẳng. Lông có nhiều màu sắc khác nhau.

  • Tính cách của chúng

Đây là giống chó lao động phổ biến , mạnh mẽ và năng nổ. Thích hợp với công việc và đời sống trang trại. Không phải giống cho cảnh chỉ nằm dài trong các căn hộ thành phố đâu nhé. Đây là một phần lực lượng lao động ở nước Úc.

Làm việc độc lập, thông minh nên rất dễ dàng trong việc huấn luyện. Với bất cứ mệnh lệnh nào được đưa ra sẽ được chúng đáp lại rất nhanh. Thân thiện với con người hay trẻ em nếu được huấn luyện từ nhỏ.

Không hung dữ nhưng có thể bảo vệ cho chủ khi cần thiết. Có thể huấn luyện chúng để canh gác, giúp đỡ công việc, chăm sóc con vật khác hay người già, trẻ em.

Yêu cầu để nuôi được giống chó chăn cừu ÚC này là bạn phải là người trầm tĩnh. Có thời gian để chăm sóc, hướng dẫn, có kinh nghiệm để huấn luyện và dẫn dắt cho chúng.

Khi nuôi cần chú ý kiểm tra về bệnh teo võng mạc phát triển nhanh. Gây thoái hóa võng mạc cùng chứng mù một phần hoặc toàn phần. Vận động nhiều về thể chất và đầu óc, ham vận động nên chế độ ăn cần được đảm bảo. Không gian sống cần thoáng mát, rộng rãi. Thỉnh thoảng chải lông và tắm cho nó lúc cần thiết.

Giống chó chăn cừu Đức

Nổi tiếng với các đặc tính tốt và cần thiết cho việc chăn cừu. Chó chăn cừu Đức rất thông minh, nhanh nhẹn, khỏe mạnh và nhạy cảm với các mùi.

  • Đặc điểm ngoại hình:

Giống chó chăn cừu Đức có kích thước trung bình với vai rộng. Chiều dài khoảng từ 55- 65 cm, nặng 22 tới 40 kg. Đầu chó tròn, mõm vuông và dài, mũi đen. Hàm trăng khỏe, răng cắn có dạng kéo nên rất sắc bén. Mắt có kích thước trung bình, màu nâu, tinh mắt với nhãn quang linh động. Hai tai lớn, dựng thẳng đứng song song với nhau hướng về phía trước. Nhưng khi chuyển động thì lại thường rạp về phía sau. Chiếc cổ dài nghểnh lên khi kích động và hạ xuống khi chạy. Đuôi rậm tốt và thường kéo dài tới khủy chân.

Chó chăn cừu này có nhiều màu, phổ biến nhất là các màu sẫm đen hay đỏ đen. Nhưng điểm chung là  đều có mặt đen. Một số màu hiếm có như màu lông chồn, màu đen tuyền, trắng hay các màu gan, màu lam.

Lông của chó chăn cừu Đức có hai lớp. Lớp trong dày, lớp ngoài rậm phủ sát thân và thường rụng suốt năm. Lông chó có hai loại lông dài và trung bình. Ở chó chăn cừu Đức thì lông dài là biểu hiện của gene lặn. Nên các chú chó lông dài thường ít thấy hơn.

  • Tính cách của chúng:

Chúng  được lựa chọn sinh sản và nuôi nhiều vì sự thông minh đặc biệt của nó.

Qua thực tế khảo sát và kiểm tra thì với các nhiệm vụ đơn giản đưa ra. Thì chỉ sau năm lần nhắc lại mệnh lệnh đó thì chúng tuân thủ lệnh đến 95%. Đặc tính thông minh và vóc dáng khỏe mạnh này khiến cho chúng được ưa chuộng sử dụng để làm chó cảnh sát, chó bảo vệ hay chó cứu hộ. Nhờ khả năng học các nhiệm vụ khác nhau một cách nhanh chóng. Dễ hiểu và hướng dẫn tốt hơn các giống chó khác.

Chó chăn cừu Đức rất ưa thích hoạt động, ham học và thích thực hiện các mệnh lệnh, nhiệm vụ.

Với bản chất trung thành nên sẽ rất gắn bó với người chủ hay người quen. Tuy nhiên, đôi khi chúng có thể có hành động thái quá trong việc bảo vệ gia đình chủ nhân. Hay vùng lãnh thổ của mình. Đặc tính là chúng chúng dễ gần với người, nhưng lại không dễ làm quen và làm bạn với người lạ.

  • Mục đích sử dụng chó chăn cừu Đức:

Ngoài việc giúp con người quản lý đàn gia súc của mình, canh giữ nhà. Chó chăn cừu sẽ thường được sử dụng để kiểm soát, chăn dắt đàn dê, cừu tại các đồng cỏ,đồng ruộng. Chúng sẽ ngăn được và tránh cho cừu vượt khỏi ranh giới và phá hoại hoa màu, cây cối.

Thì với các đặc tính và ưu điểm nổi trội của mình thì chó chăn cừu Đức được nuôi với nhiều mục đích khác nhau. Như sử dụng chúng để làm chó nghiệp vụ. Nổi tiếng trong các ngành cảnh sát, trinh sát sử dụng để lần theo các dấu vết tội phạm. Để tuần tra các khu vực an ninh kém, kiềm chế tội phạm khi phát hiện được.

Nó là một trong những giống chó hay được sử dụng để đánh hơi vì mũi của chúng rất thính. Các nhiệm vụ đánh hơi này sẽ bao gồm tìm kiếm và cứu hộ. Việc tìm kiếm gồm kiếm tìm các xác chết, chất ma túy, các thuốc nổ và chất gây cháy,…. Làm việc tập trung cộng thêm cái mũi nhạy bén khiến chúng không bị xao lãng khi hành động. Nhanh chóng hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

Chó chăn cừu Đức còn được chọn sử dụng làm chó dẫn đường cho người mù.

Cách chọn mua và chăm sóc chó chăn cừu

Khi lựa chọn mua chó chăn cừu, bạn hãy chọn cửa hàng. Hay địa chỉ các nhà nhân giống chó có uy tín. Điều này để chắc chắn rằng chú cún bạn mua không bị nhiễm bất cứ loại bệnh tật nào. Những việc này sẽ đảm bảo cho bạn được sở hữu 1 chú chó mạnh khoẻ. Chúng sẽ trở thành người bạn tin cậy và sống hạnh phúc trong ngôi nhà của bạn.

Hãy nhớ là luôn cung cấp đủ nước sạch cho chó chăn cừu. Và không nên bắt chú cún của mình hoạt động nhiều trong những ngày quá nóng nực

Dạy chó chăn cừu cách chơi đùa: Dành thời gian để chơi đùa cùng vật nuôi của mình sẽ giúp chúng phát triển về hệ xương, thể lực dẻo dai và tinh thần học hỏi nhanh, nhận các mệnh lệch hay nhiệm vụ cùng thực hiện chính xác nhất.

Lưu ý khi nuôi và chăm sóc chó chăn cừu:

Là dành vị trí nuôi phải rộng rãi. Bởi vì chó chăn cừu là giống chó ưa thích hoạt động, tinh nghịch không chịu nằm yên một chỗ đâu. Nếu nhà bạn rộng với sân vườn thì nên dọn dẹp sạch sẽ khu sân vườn. Còn trường hợp bạn mê nuôi mấy chú chó chăn cừu này mà nhà quá chật thì hàng ngày các bạn hãy dành thời gian và đi dạo công viên cùng cún cưng của mình nhé.

Cần cho chúng ăn đúng cách với 2 bữa 1 ngày. DO hoạt động khá nhiều nên bữa ăn của chúng phải đầy đủ chất dinh dưỡng và khối lượng đầy đủ. Đảm bảo nước uống và các thức ăn đạt chất lượng. Bát nước uống phải luôn đảm bảo độ sạch và đủ nước

Vệ sinh cho chó chăn cừu:

Tắm cho chúng đều đặn vào hàng tuần. Có thể dùng tay hoặc bàn chải để kỳ cọ cho chúng. Việc trực tiếp tắm thường xuyên cho cún như vậy sẽ giữ vệ sinh cho cún cưng. Và tạo mối liên hệ bền chặt giữa bạn và chú chó của mình.

Đừng quên việc kiểm tra sức khỏe định kỳ cho chú chó chăn cừu của mình nhé. Ngoài kiểm tra, tiêm phòng cách bệnh thì bạn sẽ được các bác sỹ thú y. Hướng dẫn về việc vệ sinh, cắt móng chân, cách kiểm tra tai, lông và da cho chúng.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button