CIF là gì?

CIF là gì? (viết tắt của điều kiện giao hàng)

CIF là gì trong ngoại thương?

Trả lời câu hỏi CIF là gì có lẽ khá đơn giản so với người có kinh nghiệm về xuất nhập khẩu hoặc thủ tục hải quan hiện nay. Tuy nhiên, với người mới vào nghề chưa biết hoặc những ai không trong lĩnh vực này thì đây có thể là một từ xa lạ.

Khái niệm CIF là gì

CIF là viết tắt của điều kiện giao hàng, có nghĩa là giao hàng tại cảng nhận và dỡ hàng: Cost, Insurance, Freight (tiền hàng, bảo hiểm, cước phí). Nó thường được viết liền với một tên của cảng biển nào đó, chẳng hạn: CIF Haiphong.

Về cơ bản, nó phân chia trách nhiệm và rủi ro giữa người mua và bán hàng trong thương mại quốc tế. Với điều kiện này, người bán hàng chịu chi phí thuê bãi tàu, và bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Trong ví dụ như trên với CIF Hải Phòng, bạn hiểu rằng người bán hàng sẽ mua bảo hiểm và chuyển hàng đến cảng Hải Phòng, người mua nhận hàng và làm tiếp thủ tục từ địa điểm giao hàng này.

Chuyển giao rủi ro ở đâu?

Sơ đồ mô tả điều kiện CIF là gì

Với điều kiện CIF, bạn cần lưu ý nhớ rằng rủi ro chuyển giao từ cảng xếp hàng, chứ không phải ở cảng dỡ hàng. Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thôi thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng bộ chứng từ.

Người mua mới là người được bảo hiểm. Vì thế, nếu tổn thất xảy ra trên đường vận chuyển, người mua chứ không phải người bán đứng ra đòi bảo hiểm.

Nói cách khác, với điều kiện cơ sở giao hàng là CIF, người bán trả phí vận chuyển nhưng không chịu rủi ro cho hàng hóa trên chặng đường vận chuyển biển.

Khi làm thủ tục hải quan cho hàng hóa khách hàng, tôi thấy có nhiều trường hợp đã xẩy  ra , nhà nhập khẩu Việt Nam nghĩ rằng cứ mua CIF cho chắc và nhàn, vì chỉ cần nhận hàng tại cảng ở Việt Nam là xong mà không cần lo gì trên chặng trước đó.

Thực tế thì không hẳn như vậy đâu. Như trên đã nói, người bán trả chi phí, nhưng họ không chịu trách nhiệm và rủi ro cho chặng đường trên biển. Có xảy ra tổn thất, người nhập khẩu Việt Nam phải tự làm việc với bảo hiểm cho mình, mà thường là đại lý của công ty bảo hiểm nước ngoài (do người bán đã chọn tại nước của họ). Tình thế đó khá là không thuận lợi. Vì vậy, trong quá trình thương thảo cho hợp đồng nhập khẩu CIF về Việt Nam nên xem kỷ, bạn nên lưu ý trao đổi trước về công ty bảo hiểm, và công ty này có đại lý ở Việt Nam không hay thành phố bạn làm việc không.

Điều kiện giao hàng khác

Tất nhiên ngoài CIF còn các điều kiện khác để áp dụng phù hợp với các phương thức vận tải, địa điểm giao hàng, chuyển giao chi phí, rủi ro…

Với Incoterms 2000, có 13 điều kiện giao hàng tất cả, Incoterms 2010 giảm xuống còn 11. >> Xem bài viết Incoterms là gì?

Dưới đây là những điều kiện phổ biến khác khi sử dụng cho hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển:

  • ExWork – Giao hàng tận nơi tại nhà máy. Người mua nhận hàng tại nhà máy của người bán, sau đó chịu chi phí, rủi ro, và làm mọi thủ tục cần thiết để đưa hàng về nước để nhập khẩu.
  • FOB – Giao hàng lên tàu. Người bán giao hàng cho người mua qua lan can tàu tại cảng xếp hàng. (Tôi thấy khá nhiều người thắc mắc FOB là gì, cũng tương tự như câu hỏi với điều kiện CIF). Ví dụ: nếu công ty bạn xuất khẩu theo điều kiện FOB Hải Phòng, nghĩa là bạn sẽ giao hàng cho người bán tại cảng này, sau khi đã hoàn thành thủ tục hải quan và giao hàng cho hãng tàu.
  • CFR – Tiền hàng và cước phí. Gần giống như điều kiện CIF, nhưng người bán không mua bảo hiểm cho hàng.
  • DDU – Giao hàng tại đích chưa nộp thuế. Người bán giao hàng tại địa điểm của người mua ở nước nhập khẩu, nhưng chưa nộp thuế phát sinh tại nước nhập khẩu.
  • DDP – Giao hàng tại đích đã nộp thuế. Gần giống như DDU, nhưng người bán nộp thuế nhập khẩu và các thuế phát sinh tại nước nhập khẩu. Trường hợp này, người mua chỉ việc phối hợp với người bán làm thủ tục nhập khẩu, và nhận hàng.

Để hiểu rõ hơn về các điều kiện cơ sở giao hàng, bạn có thể tìm đọc trong Incoterms, phiên bản 2000 hoặc 2010.


Trong bài viết này, tôi đã trả lời câu hỏi CIF là gì cùng với khái niệm ngắn gọn về một số điều kiện giao hàng phổ biến khác.

Đọc thêm bài viết về:

CIF (COST, INSURANCE AND FREIGHT)… destination port’s name = Giá thành, về bảo hiểm và cước phí….cảng đến quy định Khi giá cả được nêu là CIF, nó có nghĩa là giá của bên bán hàng đã bao gồm giá thành sản phẩm, cước phí vận chuyển và cả phí bảo hiểm. CIF là một thuật ngữ thương mại quốc tế (xem bài Incoterm). Điều khoản này thường nằm trong điều khoản Giá cả trong hợp đồng ngoại thương (UNIT PRICE). ví dụ: USD 2000/MT, CIF Ho Chi Minh City port, incoterms 2000

CIF, ngoại trừ phần bảo hiểm, là đồng nhất với Giá thành và cước (CFR) trong mọi khía cạnh, và các dẫn giải như vậy được áp dụng, bao gồm cả khả năng áp dụng được của nó đối với hàng hải theo tập quán. Bổ sung thêm các trách nhiệm của CFR, bên bán hàng theo các điều kiện giá CIF cần phải có bảo hiểm đơn có thể chuyển nhượng được để bảo chứng (tiền đảm bảo) cho các rủi ro trong quá trình vận chuyển từ các nhà bảo hiểm. Giá trị của bảo hiểm đơn cần bảo chứng cho giá CIF cộng 10 phần trăm và khi có thể cần phải là loại hình tiền tệ đã được ghi trong hợp đồng mua bán. Lưu ý rằng chỉ có bảo chứng cơ bản nhất được yêu cầu tương đương với các khoản mục của điều khoản “C”, và bên mua hàng thông thường hay đòi hỏi bảo hiểm đơn dạng bảo chứng cho “mọi rủi ro” (“all risks”) phù hợp với các khoản mục trong điều khoản “A”. Trách nhiệm của bên bán hàng đối với hàng hóa kết thúc khi hàng hóa được giao cho nhà vận tải hàng hải hoặc khi được giao lên boong tàu vận tải tại điểm đi, phụ thuộc vào các thuật ngữ trong hợp đồng bảo hiểm.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button