DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ TỰ KỶ MÀ BỐ MẸ CẦN BIẾT

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ không quá khó, tuy nhiên nếu các bậc cha mẹ không quan tâm và để ý kỹ từng hành động, cử chỉ của trẻ thì cũng không thể nào nhận ra trẻ đang lún sâu vào căn bệnh này.

Trẻ bị tử kỷ là như thế nào

Tự kỷ không phải là bệnh mà là hội chứng, là tình trạng rối loạn hành khi thần kinh phúc tạp với những suy giản về sự tương tác của xã hội, ngôn ngữ, khả năng giao tiếp cùng với những hành vi mang tính hạn hẹp lặp đi lặp lại. Bệnh này được biểu hiện bằng nhiều triệu chứng nên hiện nay người ta thường gọi là “Rối loạn phổ tự kỷ” (Autism Spectrum Disorder – ASD).

Bệnh tử kỷ có nhiều triệu chứng với những mức độ suy giảm khác nhau từ việc hạn chế một số hoạt động trong cuộc sống hằng ngay đến những biểu hiện suy nhược nghiêm trọng khác và cần phải đến các cơ sở y tế điều trị.

Những dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

Trẻ tự kỷ biểu hiện ở sự khác biệt xã hội

Khi bị tự kỷ trẻ hầu như không hoặc rất ít giao tiếp bằng mắt đối với những người xung quanh. Trẻ thường không cười, hoặc không phản ứng lại với những nụ cười của các bậc cha mẹ, không có những biểu cảm trên gương mặt của mình.

Thuông thường, khi trẻ bị tự kỷ sẽ không nhìn vào đối tượng khác hay những sự việc diễn ra xung quanh mà chỉ nhìn vào những thứ mà mình đang tìm kiếm. Trẻ không thích chỉ tay đến những đối tượng, sự kiện để được gây chú ý như bao trẻ khác, không có bất kỳ biểu cảm nào trên gương mặt một cách thường xuyên.

Dường như trẻ sẽ không thể cảm nhận thái độ, hay hành vi của những người xung quanh, không biết được người khác đang cảm thấy thế nào dù có nhìn vào khuôn mặt của người ấy. Trẻ cũng không tỏ ra đồng cảm hay không đồng cảm với người khác, không kết bạn hoặc không quan tâm đến những sự việc hiện tượng xung quanh.

Những khác biệt về giao tiếp ở trẻ tự kỷ

Một dấu nhiệu nhận biết trẻ tự kỷ mà chúng ta dễ dàng nhìn thấy đó là trẻ không sử dụng lời nói để chỉ ra những yêu cầu dối với điều mình muốn, không chia sẻ với người khác.

Khi bị tự kỷ, trẻ không chị nói những từ đơn dù đã 16 tháng tuổi, trẻ lặp đi lặp lại một cách chính xác một số từ ngữ người khác nói mà không hiểu ý nghĩa của lời nói đó là gì.

Trẻ cũng không có những phản ứng gì khi người khác gọi đến tên trẻ hoặc với những âm thanh xung quanh trẻ ví như tiếng mèo kêu, tiếng chó sủa. Dường như khi này trẻ bị lẫn lộn giữa các từ ngữ xưng hô giữa bạn và tôi, tôi và bạn.

Trẻ chỉ ngồi một mình mà không có biểu hiện muốn giao tiếp với những người khác, không bắt đầu cũng như tiếp tục trò chuyện với một ai đó. Trẻ cũng không sử dụng nhưng đồ chơi hay các loại khác để mô tả người, cũng như đồ vật trong cuộc sống thực sự khi chơi trò đóng giả người khác.

NHỮNG CÁCH NUÔI DẠY CON THÔNG MINH MÀ BỐ MẸ NÀO CŨNG LÀM ĐƯỢC

Tuy nhiên, trẻ có thể thuộc lòng rất tốt với những con số, chữ cái, bài hát hay một đoạn nhạc của truyền hình hay chủ đề nào đó cụ thể.  Trẻ tự kỷ cũng thường bị mất ngôn ngữ hoặc kỹ năng giao tiếp xã hội khi đã 15 đến 24 tháng tuổi.

Những biểu hiện lặp đi lặp lại và ám ảnh bởi hành vi

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ thường thấy đó là trẻ bị ám ảnh bởi một hoặc vài hoạt động bất thường, bạn có thể thấy trẻ nhảy, lắc lư, quay vòng hay xoay tròn ngón tay, đi bằng những ngón chân một thời gian khá dài.

Trẻ bị tự kỷ thường thích lặp lại những thói quen, các trật tự, nghi thức và khá khó khăn để thay đổi. Trẻ cũng thường bị ám ản bởi như một số hoạt động bất thường, chơi với các bộ phận của đồ chơi ví như thay vì chơi một chiếc xe ô tô đồ chơi thì trẻ lại chỉ chơi bộ phận của bánh xe.

Một biểu hiện cũng cần lưu ý ở trẻ tự kỷ đó là trẻ dường như không có cảm giác đau đớn nhưng lại rất có thể nhạy cảm với các mùi, âm thanh hoặc ánh sáng, kết cấu. Trẻ cũng thường sử dụng tầm nhìn hoặc ánh mắt khác thường khi nhìn những người khác.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button