Dấu Hiệu Nhận Biết Triệu Chứng ” Rối Loạn Lo Âu” Bạn Đang Mắc Phải

Rối loạn lo âu (tiếng Anh: anxiety disorder) là một trong các rối loạn tâm lý có tính phổ biến cao, bệnh thường kết hợp với nhiều rối loạn khác như trầm cảm, rối loạn nhân cách, rối loạn ăn uống, rối loạn dạng cơ thể. Rối loạn lo âu là sự lo sợ quá mức trước một tình huống xảy ra, có tính chất vô lý, lặp lại và kéo dài gây ảnh hưởng tới sự thích nghi với cuộc sống.

Khi lo âu và sợ hãi quá mức ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, vẫn tiếp tục ngay cả khi mối lo thực tế đã kết thúc thì đó là bệnh lý. Nguyên nhân chính xác của rối loạn bao gồm nhiều yếu tố khác nhau, chủ yếu liên quan tới các sang chấn tâm lý kết hợp với yếu tố nhân cách có xu hướng lo âu.

Có rất nhiều dạng rối loạn lo âu khác nhau

  • Rối loạn lo âu lan tỏa
  • Rối loạn hoảng sợ
  • Rối loạn ám ảnh cưỡng chế
  • Ám ảnh sợ xã hội
  • Rối loạn stress sau sang chấn tinh thần

Có thể xem đây là căn bệnh ở mọi lứa tuổi, ngay cả người lớn, trẻ em, người già đều có thể mắc phải. Nếu trong cuộc sống bạn đang trong tình trạng lo lắng triền miên, bạn nên thử kiểm tra thêm các dấu hiệu dưới đây xem chính xác mình có đang bị chứng rối loạn lo âu này hay không nhé.

Các dấu hiệu bạn đang rối loạn lo âu

Lo lắng quá mức

Biểu hiệu dễ nhận ra nhất của bệnh rối loạn lo âu là sự lo lắng quá mức cần thiết. Mức độ lo lắng ở người bệnh luôn ở mức không tương xứng với những tình huống gây ra nỗi lo đó. Ngay cả khi đối mặt với những chuyện ngày thường cũng khiến người mắc chứng rối loạn lo âu cảm thấy lo lắng tột độ và khó mà tập trung được.

Nếu tình trạng này xảy ra trong hầu hết các ngày của 6 tháng liên tục, có thể bạn đang bị rối loạn lo âu lan tỏa, một trong những dạng phổ biến nhất của bệnh lý về tâm lý.

Luôn cảm thấy hồi hộp

khi bạn đứng trước một tình huống nào đó như phỏng vấn tìm việc, thi vấn đáp, thuyết trình trước đám đông… chúng ta sẽ có những biểu hiện như tim đập nhanh, miệng khô, chân tay đổ mồ hôi, tim đập dồn dập. Đó là bởi khi ta đang hồi hộp, một bộ phận thần kinh giao cảm trở nên quá tải và khiến bộ não hiểu rằng bạn đang gặp nguy hiểm và chuẩn bị cho cơ thể bạn đối phó với mối đe dọa. Tuy nhiên đối với những người bị rối loạn lo âu thì tình trạng kích thích này lại xảy ra thường xuyên và kéo dài, khiến họ vô cùng khó chịu.

Tâm trạng bứt rứt không yên

Đây là một trong những dấu hiệu điển hình của bệnh rối loạn tâm lý lo âu, đặc biệt dễ nhận thấy ở những bệnh nhân ở tuổi teen. Biểu hiện này được mô tả như một cảm giác “chộn rộn pha chút lo lắng” và như có điều gì đó vô cùng khó chịu hối thúc họ hãy “di chuyển”. Khi tình trạng không thể nghỉ ngơi này xảy ra thường xuyên trong vòng 6 tháng, khả năng mắc rối loạn lo âu là rất lớn.

Mệt mỏi kiệt sức

Thường xuyên cảm thấy mệt, đuối sức cũng là một dấu hiệu của chứng bệnh lo âu. Một số người có tình trạng mệt mỏi kéo dài đi cùng cảm giác lo lắng, sợ hãi nhưng một số khác chỉ đơn thuần cảm thấy vô cùng mệt mỏi. Dấu hiệu này cũng dễ bị nhầm lẫn với một số bệnh khác như tim mạch, tuyến giáp hay trầm cảm.

Mất bình tĩnh

Khi liên tục trải qua tình trạng bồn chồn, lo lắng thì bạn sẽ dễ dàng trở nên cáu gắt. Đa phần những người bị rối loạn thần kinh lo âu đều cảm thấy luôn ở trang thái cáu gắt, dễ nổi nóng, nhất là trong thời điểm cơn lo lắng của họ trở nên tồi tệ nhất.

Không tập trung 

Với nỗi lo lắng liên tục xen vào công việc và cuộc sống, những người bệnh thường bị gián đoạn bộ nhớ ngắn hạn, loại bộ nhớ chịu trách nhiệm lưu giữ những thông tin ngắn hạn khi chúng ta đang tiến hành việc gì đó. Hậu quả là tình trạng quên trước quên sau, mất tập trung và giảm hiệu quả học tập cũng như làm việc.

Căng cơ

Rối loạn lo âu cũng là nguyên nhân của tình trạng căng cơ thường xuyên xảy ra trong cuộc sống thường ngày. Tuy nhiên, các nhà khoa học chưa rõ mối quan hệ giữa tình trạng lo âu với triệu chứng căng cơ. Liệu rằng lo âu gây ra căng cơ hay ngược lại, hoặc có một yếu tố khác gây ra cả hai? Thú vị thay, việc điều trị căng cơ bằng các liệu pháp thư giãn cơ cũng sẽ giúp giảm cảm giác lo lắng.

Mất ngủ

Những người đang bị chứng rối loạn lo âu thường rơi vào tình trạng mất ngủ & khó ngủ. Hai triệu chứng được ghi nhận nhiều nhất là tình trạng “thức dậy giữa đêm” và “khó chìm vào giấc ngủ”.

Tự nhiên cảm thấy sợ hãi

Biểu hiện này cũng khá dễ dàng nhận ra ở người bị rối loạn lo âu. Người bệnh thường bất ngờ bị “đánh úp” bởi một cơn hoảng sợ cực độ hoặc một cảm giác khó chịu kéo dài trong vài phút và đi kèm với ít nhất 4 trong số những dấu hiệu dưới đây:

  • Tim đập thình thịch, nhịp tim cao
  • Đổ mồ hôi
  • Run rẩy
  • Khó thở, hụt hơi
  • Nghẹn hoặc nghẹt thở
  • Đau ngực
  • Buồn nôn
  • Đau đầu, chuếnh choáng, chóng mặt
  • Ngất xỉu
  • Nóng bức hoặc ớn lạnh
  • Tê dại hoặc ngứa ran
  • Cảm giác không thực hoặc cảm giác bị tách biệt
  • Sợ mất kiểm soát hoặc trở nên tức giận cực độ
  • Sợ chết

Né tránh giao tiếp xã hội

Với những người bị chứng sợ xã hội, họ sẽ thường xuyên nhận thấy những dấu hiệu như:

  • Lo lắng hoặc sợ những tình huống xã hội sắp tới
  • Lo lắng bạn sẽ bị người khác đánh giá hoặc săm xoi
  • Sợ bị xấu hổ, bẽ mặt trước người khác
  • Tránh các sự kiện vì nỗi sợ này

Nếu như bạn đang trong trang thai “tôi bị rối loạn lo âu, phải làm sao đây?”. Đừng ngại tìm đến các chuyên gia tâm lý để được chẩn đoán và chữa trị. Sai lầm lớn nhất của người mắc bệnh tâm lý là âm thầm chịu đựng hoặc e sợ khi phải nói cho ai khác biết về bệnh của mình. Điều này sẽ dẫn tới nhiều hậu quả nghiêm trọng không kém so với những bệnh nan y khác. Thay vì vậy, bạn nên chia sẻ tình trạng tâm lý của mình với những người thân yêu và các chuyên gia để sớm tìm lại cuộc sống màu hồng đẹp đẽ! Chúc các bạn thành công

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button