Hoạt chất mới Palatilignan Bngatn hỗ trợ điều trị ung thư

Trong quá trình thực hiện đề tài cấp nhà nước “Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.” thuộc “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”, ngoài các hoạt chất được phát hiện như Lupeol, Lupenone, Betulin, axit Pomolic… các nhà khoa học còn tìm thấy một hợp chất hoàn toàn mới là Diepoxylingan (còn được đặt tên là PALATILIGNAN BNGATN – tên hoạt chất gắn liền với tên doanh nhân Bảy Nga Tây Ninh).

Hợp chất này và phương pháp chiết hợp chất ra khỏi rễ cây hoàn ngọc đã được Bộ Khoa học và Công nghệ – Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp bằng độc quyền sáng chế số 9119 cho DNTN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh theo quyết định số 3182/QĐ – SHTT, ngày 1-3-2011.

Theo TS Phùng Hà – nguyên Cục trưởng Cục Hóa chất, Bộ Công thương “Hiện tại các hóa chất điều trị ung thư phải nhập khẩu hoàn toàn với giá rất đắt. Nước ta có nhiều loại cây chứa các hoạt chất hoặc các tiền chất chống ung thư như cây Thông đỏ, Dừa cạn, Trinh nữ hoàng cung… Tuy nhiên, mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu và điều chế với quy mô nhỏ. Thuốc sản xuất trong nước mất cân đối về nhóm dược lý, chưa chú trọng đầu tư phát triển nguồn nguyên liệu dược để phục vụ sản xuất thuốc nên hiện tại hơn 90% nguyên liệu cho sản xuất thuốc phải nhập khẩu.

Hoàn ngọc là một loại cây đặc biệt, có rất nhiều chất quý hỗ trợ điều trị bệnh. Trong Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020, Bộ Công thương đã quyết định đầu tư kinh phí để nghiên cứu Nghiên cứu quy trình công nghệ tạo chế phẩm phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc Pseuderanthemum palatiferum (Nees) Radlk.” và dự án sản xuất thử nghiệm 2 dạng viên nang phòng chống khối u.

Điều đáng hoan nghênh là Ban giám đốc doanh nghiệp rất mạnh dạn đầu tư và có cái tâm quý giá trong kinh doanh, kiên trì theo đuổi để cùng các nhà khoa học phát hiện nhiều chất quý, chất mới trong loài cây hoang dã này. Nếu triển khai đúng hướng, chắc chắn cây hoàn ngọc sẽ vươn tầm giá trị cao hơn nữa”.

bằng độc quyền

Bằng độc quyền sáng chế Hợp chất Diepoxylingan và phương pháp chiết hợp chất ra khỏi rễ cây hoàn ngọc

“Đây là một niềm tự hào của nền khoa học Việt Nam khi tập thể DN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh và các nhà khoa học đã thành công trong việc phân lập những chất có trong rễ cây hoàn ngọc 7 năm tuổi, thu hoạch tại khu nuôi trồng của doanh nghiệp ở Tây Ninh”, bà Nga chia sẻ.

Theo đề tài nghiên cứu, phần rễ cây hoàn ngọc 7 năm tuổi thu hái tại khu nuôi trồng nguyên liệu của DN Trà Hoàn Ngọc Ngọc 7 Nga Tây Ninh, các nhà khoa học đã phát hiện ra các hoạt chất: Lupeol, Lupenone, Betulin, axit Pomolic… Các hoạt chất này có thể hỗ trợ điều trị các căn bệnh ung thư và đặc biệt là góp phần trấn áp căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS.
Ngoài ra các nhà khoa học còn vui mừng khi phát hiện ra một hợp chất hoàn toàn mới và đặt tên là Palatinignan BNGATN. Hợp chất này tạo nên hiệu ứng hiệp đồng, tăng khả năng hoạt động, tăng hoạt tính, giảm thời gian điều trị mà kết quả điều trị cao hơn so với từng đơn chất riêng lẻ. Sau khi thử hoạt độc tế bào, kết quả là Palatinignan BNGATN có hoạt tính gây độc tế bào cao đối với các dòng tế bào: ung thư biểu mô KB, ung thư gan HepG2 và ung thư vú MCF7.

Dựa trên cơ sở khoa học là kết quả nghiên cứu của đề tài, năm 2013 Bộ Khoa học và Công nghệ đã ký duyệt dự án sản xuất thử nghiệm 2 dạng viên nang phòng chống khối u từ cây hoàn ngọc. Dự án này với sự tham gia nghiên cứu chuyên môn của rất nhiều nhà khoa học hàng đầu, tổng mức đầu tư kinh phí hơn 30 tỉ đồng.

Hiện nay đề tài nghiên cứu khoa học và dự án sản xuất thử nghiệm đã thực hiện thành công. DN Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh đã đưa ra thị trường 2 dạng sản phẩm là viên nang TANU Gold và TANU Green.

Bà Bùi Kim Nga cho biết, hiện nhiều sản phẩm nổi trội khác trên thị trường bị nhiều loại hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng “ăn theo” kết quả công trình nghiên cứu khoa học để lập lờ quảng cáo trục lợi bất chính. Người tiêu dùng nên tìm hiểu rõ về nguồn gốc sản phẩm trước khi mua hoặc liên hệ về doanh nghiệp để tránh thiệt hại.

Thông tin được đăng tải trên báo Khoa học phổ thông 

Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật TP.HCM

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button