Hướng dẫn nuôi chuột Hamster từ A – Z

Chuột Hamster là động vật gặm nhấm có thân hình nhỏ bé, hoạt bát và đáng yêu, nhiều tín đồ săn lùng và lựa chọn chuột Hamster làm thú cưng cũng vì đặc điểm khác biệt này. 

Nuôi chuột Hamster khá dễ, không mất quá nhiều thời gian chăm sóc và tiền bạc, thế nhưng không phải ai cũng biết nuôi. Cùng tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi để biết cách chăm sóc chuột Hamster đúng cách. 

Dài 8 – 10cm, nặng 90 – 120g, loài chuột này hiền lành và hòa đồng nên dễ chơi đùa và vuốt ve chúng trên tay, tuy nhiên với người lạ chúng lại tỏ ra nhút nhát. Loài này có rất nhiều màu sắc và màu lông thay đổi đậm nhạt theo mùa.

Ngoại hình tương tự Winter White, điểm khác để phân biệt đó là phần mũi nhọn, thẳng trong khi mũi của WW tù và cong, tai của Cambell cũng to rộng và ít lông hơn. Cambell là loài Hamster khá hiếu chiến, thường chủ động tấn công hoặc đe dọa khi một Cambell khác lại gần. 

chuột HamsterChuột Hamster có kích thước cơ thể nhỏ bé

Trái ngược với Bear, đây là loài nhỏ nhất trong “dòng họ”. Kích thước của Robo chỉ rơi vào khoảng 4 – 5 cm và nặng 50g khi trưởng thành. Tuy nhỏ bé nhưng chúng lại rất năng động, ít ngủ, thích chơi đùa. Tính cách của Robo khá nhút nhát và hay bị giật mình trước những người bạn mới. Khi cảm thấy bị đe dọa chúng sẽ lăn đùng ra giả chết.

Có kích thước lớn nhất trong 4 loại kể trên, khi trưởng thành chúng dài khoảng 15cm, nặng 150 – 200g. Đây cũng chính là loại được yêu thích nhất cả ở Việt Nam và trên thế giới, sở hữu ngoại hình mập mạp, dễ nuôi và thân thiện, chúng được khoảng 70% người nuôi Hamster lựa chọn. Tuy nhiên cần lưu ý về tính hiếu chiến và hung dữ của Hamster Bear, vì vậy trong cách nuôi chuột Hamster Bear nên nghiên cứu kỹ trước khi quyết định nuôi chung các em Bear với nhau hay loài Hamster khác.

Thức ăn yêu thích của Hamster là các loại hạt như hạt bí, hạt dẻ, hạt ngô, hướng dương, hạt kê, … Trong đó ngô là thức ăn không mang lại nhiều dinh dưỡng cho Hamster do vậy bạn nên cung cấp ít. 

Mỗi ngày nên cho Hamster ăn vào 2 buổi mỗi ngày, cố định giờ để chúng tạo thói quen ăn uống và không đột ngột thay đổi thói quen này trong quá trình nuôi. 

Không nên cho Hamster chỉ ăn hạt mà nên bổ sung cả rau xanh như bông cải xanh, cà rốt, dưa leo bỏ vỏ, hạt, súp lơ, cánh hoa hồng,… 

Những thực phẩm không nên cho Hamster ăn là các loại thịt tươi, hải sản và các sản phẩm từ động vật. Điều này trở nên hung dữ, sẵn sàng cắn bạn hay ăn thịt đồng loại khi đói. 

chuột Hamster

Chuột đáng yêu

Điều này có thể lạ lẫm với những người mới bắt đầu, nó là một loài bánh cần thiết cho phát trình phát triển của chúng. Bánh mài răng có tác dụng giống với tên gọi đó là giúp chuột mài răng. Nếu không ăn thức ăn cứng trong một thời gian dài răng của chuột sẽ bị dài ra gây xước nướu, biếng ăn, ảnh hưởng sức khỏe. 

Trước khi mang chuột Hamster về nhà, bạn cần chuẩn bị chỗ chỗ ngủ bằng chuồng, trên thị trường có rất nhiều chuồng cho bạn lựa chọn bao gồm:

Chuồng sắt: được sử dụng phổ biến nhất, giá dao động từ 200 – 500 nghìn tùy loại, có ưu điểm đẹp, tiện lợi khi ra ngoài, thoáng mát. Tuy nhiên khá khó vệ sinh và nhiều chú Hamster có thói quen cắn vào thanh sắt làm trầy sơn.

Chuồng Mica: dễ vệ sinh, rẻ hơn chuồng sắt và mẫu mã đa dạng. Thích hợp sử dụng vào mùa đông vì giữ ấm tốt. Tuy nhiên phải có nắp đậy để Hamster không leo ra ngoài, nhưng không được đậy quá kín vì sẽ khiến chúng cảm thấy stress.

chuột Hamster

Chuột Hamster thích ăn các loại hạt

Chuồng nhựa: thường dùng để mang chuột đi chơi hoặc du lịch, nhược điểm là hơi bí nên không nên để chúng ở trong quá lâu.

Bạn cũng có thể tự tạo chuồng cho chuột tại nhà bằng các thùng nhựa đảm bảo có độ rộng và thoáng khí tốt. 

Có hai loại bao gồm mùn cưa nén và cát Sand. Mùn cưa thấm hút rất tốt và có thể giữ ấm trong mùa đông. Cát Sand có tác dụng thấm hút và khử mùi tốt. 

Chỗ ở, thức ăn không hợp vệ sinh, ăn quá nhiều rau xanh, trái cây hoặc stress lâu ngày là những nguyên nhân dẫn đến tiêu chảy ở chuột Hamster.

Do thời tiết thất thường, môi trường sống quá lạnh hay tiếp xúc với người đang bị cảm lạnh. 

Chuột Hamster rất dễ bị bệnh nên chủ nuôi phải giữ ấm cơ thể cho chuột vào mùa lạnh, mua thuốc kháng sinh và sữa ấm, kết hợp với thức ăn mềm như phô mai để chữa bệnh cảm lạnh cho chuột. 

chuột Hamster

Chuột Hamster là động vật thích cắn

Chuột Hamster rất dễ bị tử vong khi sốc nhiệt, bệnh này gây ra do sống ở nơi quá nóng và bí, thời tiết thay đổi đột ngột hoặc di chuyển quãng đường xa mà không được che chắn, đóng gói cẩn thận. 

Cách giải quyết và đưa chuột ra môi trường mát mẻ, cho ăn phô mai, ruột bánh mì sau đó cho uống nước từ từ bằng cách đổ nước vào lọ thuốc nhỏ mắt và bơm từ từ vào miệng. 

Triệu chứng này gây ra do Stress, dễ bị truyền nhiễm và khiến chuột Hamster tiêu chảy, thậm chí là tử vong.

Loại bệnh này thường gặp ở những chú Hamster nhỏ vừa qua nhà mới, vì vậy người nuôi cần nắm được cách nuôi Hamster con, giúp chúng làm quen với môi trường mới.

 Nếu phát hiện đuôi bé Hamster của bạn bị ướt cần đưa bé tới bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Cẩm nang nuôi chuột Hamster trên đây của chúng tôi hy vọng sẽ giúp bạn hiểu hơn về người bạn nhỏ của mình và chăm sóc các bé thật tốt. 

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button