KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH

Ngũ Hành Là Gì?

Ngũ” trong Ngũ hành chỉ 5 loại vật chất cơ bản hoặc nguyên tố cơ bản cấu thành nên thế giới: Kim loại, nước, cây, lửa à đất.

Hành” là chỉ mối liên hệ với nhau trong vận động chuyển hóa của 5 loại vật chất đó.

Đặc tính của Ngũ hành

Ngũ hành không chỉ biểu thị 5 loại vật chất cơ bản mà còn là biểu tượng của phù hiệu và các trạng thái không giống nhau.

  • Đặc tính của Kim

Kim chủ về đức nghĩa. Kim là “tòng cách”, tòng nghĩa là thuận, phục tùng; “cách” nghĩa là biến đổi, cải cách.

=> Đặc tính của Kim có thể mềm có thể cứng, có thể dài ra nhỏ lại, đàn hồi.

  • Đặc tính của Mộc

Mộc chủ về đức nhân. Mộc là “khúc trực”. “Khúc” nghĩa là thẳng, vươn lên.

=> Đặc tính của Mộc là thẳng mà vươn cao, Mộc có thể hấp thu khí của Thủy Thổ, trưởng thành và phát triễn.

Cho nên nói, Mộc là sự phát triễn nhu hòa, có tính nhân từ, thẳng thắn, hài hòa.

Ash Tree {Fraxinus excelsior} growing in a field. Peak DIstrict National Park, Derbyshire, UK. August. Digital cut out.
  • Đức tính của Thủy

Thủy chủ về đức trí. Thủy là “nhuần hạ”. “Nhuần” có nghĩa là thấm ướt, “hạ” có nghĩa là hướng xuống dưới.

=> Đặc tính của Thủy là thấm ướt xuống dưới, đại diện cho sự thông minh, linh hoạt, tính thiện.

  • Đức tính của Hỏa

Hỏa chủ về đức lễ. Hỏa là “viêm thượng”. “Viêm” có nghĩa là phát nhiệt; “thượng” có nghĩa là bốc lên.

=> Cho nên đặc tính của Hỏa là phát nhiệt bốc lên trên, có khả năng giữ ấm, giữa nhiệt, chế luyện kim loại, có tính gấp gáp.

  • Đức tính của Thổ

Thổ chủ về đức tín. Thổ là “giá sắt”. Trồng trọt là “giá”, thu hoạch là “sắt”. Đất có thể chứa muôn vật, có chức năng sinh hóa và dưỡng dục nên là mẹ của muôn vật. Vì là mẹ nê có tính đôn hậu.

Học Thuyết Ngũ Hành

Học thuyết Ngũ Hành tổng kết thế giới khách quan là do 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cấu thành. Các sự vật, hiện tượng trong thế giới tự nhiên (bao gồm cả con người) có sự phát triễn và biến đổi đều là kết quả của sự vận động không ngừng và tác dụng lẫn nhau của 5 nguyên tố này. Giữa Kim, Mộc, Thủy, Hoảm Thổ luôn đối lập nhau, dựa vào nhau và chuyển hóa lẫn nhau. Đây là quy luật và nguyên nhân của quá trình sinh diệt của sự vật, hiện tượng trong vũ trụ. Quan niệm này giản dị mà duy vật, tương tự như quy luật biến đổi vật chất của khoa học cận đại.

Sự Phát Triển Của Học Thuyết Ngũ Hành

Khái niệm học thuyết Ngũ hành xuất hiện sớm nhất trong lý luận của Đạo giáo.

Nó liên tục được bồi đắp để hoàn thiện chỉnh thể lý luận, phù hợp việc miêu tả quy luật khách quan.

Nếu như nói âm dương là một học thuyết thống nhất giữa các mặt đối lập thì Ngũ hành có thể cho là một hệ thống lý luận phổ biến.

Cuối thời kỳ Tây Chu đã từng tồn tại quan điểm duy vật thô sơ: “Ngũ tài thuyết”. Trong thiên Hồng phạm. Thượng thư: “Ngũ hành, nhất viết Thủy, nhị viết Hỏa, tam viết Mộc, tứ viết Kim, ngũ viết Thổ”;

“Thủy viết nhuần hạ, Hỏa viết viêm thượng, Mộc viết khúc trực, Kim viết tổng cách; Thổ ái giá sắt” (Ngũ hành, thứ nhất là Thủy, thứ hai là Hỏa, thứ ba là Mộc, thứ tư là Kim, thứ năm là Thổ; Thủy thấm xuống, Hỏa bốc lên, Mộc phát triễn, Kim thuận theo sự thay đổi, Thổ ưa việc đồng áng).

Thiên Hồng phạm đem mọi sự vật trong vũ trụ quy về Ngũ hành, đồng thời giới định phân biệt tính chất của Ngũ hành như sau:

“Thủy viết thuần hạ” là nói nước có đầy đủ đặc tính sự thấm nhuần, hướng xuống dưới.

“Hỏa viết viêm thượng” là nói lửa có đầy đủ đặc tính phát nhiệt, hướng lên trên.

“Mộc viết khúc trực” là nói cây có đầy đủ đặc tính sinh trưởng phát triển.

“Kim viết tổng cách” là nói kim loại có đầy đủ tính tiêu trừ, biến đổi.

“Thổ ái giá sắt” là nói đất có đầy đủ đặc tính nuôi trồn, dưỡng dục.

Từ đó cho thấy, trong giai đoạn này, người ta đã dùng thuộc tính Ngũ hành để miêu tả các sự vật, hiện tượng, suy diễn ra các sự vật hiện tượng tồn tại trong thế giới khách quan, cấu thành 1 hình thức tổ hợp cố định.

Trong giai đoạn chiến quốc xuất hiện tư tưởng tương sinh tương khác của Ngũ hành, từ thứ tự lần lượt về sự sinh khắc với các yếu tố đã hình thành mô thức quan hệ tương hỗ của sự vật, thể hiện 1 cách tự phát quan hệ kết cấu trong bản thân sự vật.

XEM THÊM

 

Trong giai đoạn này, sách Hoàng Đế nội kinh đã vận dụng học thuyết Ngũ hành vào y học, chỉnh lý và nghiên cứu kinh nghiệm lâm sàng của người cổ đại, hình thành nền móng cơ bản của hệ thống lý luận trong Đông y.

Ngũ Hành Tương Sinh

  • Kim sinh Thủy: Tôi luyện có thể biến kim loại thành nước, cho nên Kim sinh Thủy.
  • Thủy sinh Mộc: Nước thấm nhuần mà thúc đẩy cây sinh trưởng, cho nên Thủy sinh Mộc.
  • Mộc sinh Hỏa: Tính ấm áp, có Hỏa ẩn bên trong, cây có thể sinh ra lửa, cho nên Mộc sinh ra Hỏa.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa có thể đốt cháy cây cối, cây sau khi cháy biến thành tro, cho nên Hỏa sinh Thổ.
  • Thổ sinh Kim: Đất chứa kim loại, đất tụ thành núi, trong núi có đá, trong đất đá có chứa kim loại, cho nên Thổ sinh Kim.

Tính Chất Của Ngũ Hành.

Học thuyết Ngũ hành cho rằng Ngũ hành là nguyên tố cơ bản để cấu thành vật chất, tính chất của Ngũ hành hoàn toàn khác nhau, vật chất đều có sự tương ứng với thuộc tính của Ngũ hành và cũng có 1 số sự vật có đặc điểm tương ứng.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button