Không nhiều người biết Hari Won từng mắc phải bệnh ung thư này năm cô 27 tuổi

Trong một lần khám sức khỏe định kỳ, Hari Won đã may mắn phát hiện sớm căn bệnh ung thư cổ tử cung và chữa trị kịp thời nên đã khỏe mạnh. Cô cho biết đã trải qua những tháng ngày tưởng như khó qua khỏi khi nhận được thông báo của bác sĩ, cô “cảm giác cả bầu trời như sụp đổ” và không tin căn bệnh này lại đến với mình quá sớm như vậy.

Hari Won, ung thư cổ tử cung, dấu hiệu mắc ung thư

Được biết, Hari phát hiện mình bị bệnh ung thư cổ tử cung vào cuối năm 2012. Khi đó Hari thấy mỏi mệt và uể oải nên đi khám và phát hiện ra bệnh. Rất may mắn là bác sĩ kết luận Hari đang ở giai đoạn đầu, cô đã trải qua 2 lần phẫu thuật và hiện sức khỏe của Hari đã bình phục.

Ngẫm lại, Hari thấy mình là một người có lối sống lành mạnh và luôn chú trọng ăn uống nên khi bác sĩ kết luận bị ung thư đã không tin. Nhưng sự thật, Hari đã thấm thía một điều rằng bệnh tật không chừa một ai.

Những dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung

Cổ tử cung của chị em phụ nữ được bao phủ bởi một lớp mô mỏng – lớp mô này được tạo thành từ các tế bào. Ung thư cổ tử cung là do các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) bắt đầu phát triển vượt quá mức kiểm soát của cơ thể gây ra. Các tế bào mới này phát triển nhanh chóng và tạo ra khối u trong cổ tử cung.

Hari Won, ung thư cổ tử cung, dấu hiệu mắc ung thư

Ảnh minh họa

Để giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư, cách tốt nhất là tiêm vắcxin HPV phòng ngừa. Vắc-xin được đánh giá là an toàn và có thể chống lại các tác nhân gây ra ung thư, tiền ung thư và mụn cóc sinh dục. Các bác sĩ khuyến cáo, độ tuổi an toàn để tiêm vắcxin đạt hiệu quả cao nhất là từ 9 đến 26 tuổi.

Một trong những dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung đó là:

Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ mãn kinh nhiều năm, bỗng nhiên xuất huyết âm đạo không lý do, lượng máu ít và không kèm theo các triệu chứng đau bụng, đau lưng.

Tiết dịch âm đạo nhiều: Lượng huyết trắng nhiều, thay đổi cả về tính chất, có mùi và kèm theo sự thay đổi trong màu sắc.

Đau vùng chậu và lưng: Khi bệnh chuyển biến nặng hơn, cơn đau sẽ tiếp tục lan xuống chân và gây ra hiện tượng sưng phù ở hai chân.

Chuột rút: Bỗng nhiên cảm thấy đau ở quanh vùng chậu hoặc bị chuột rút ngay cả trong những ngày không có kinh nguyệt.

Bất thường trong tiểu tiện: cơ thể rò rỉ nước tiểu ngay cả khi hắt hơi, vận động mạnh, lẫn máu trong nước tiểu, đau buốt khi tiểu tiện…

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường: Trễ kinh, kinh nguyệt kéo dài, máu hành kinh có màu đen sẫm…

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button