Muốn thực phẩm trong tủ lạnh luôn tươi ngon, hãy đảm bảo những nguyên tắc vàng này

Bảo quản rau củ quả

Một số loại trái cây và rau quả có thể sản sinh ra khí dạng hơi, khiến các loại rau, củ, quả khác nhanh hỏng. Vì thế, bạn nên phân loại trái cây và rau củ trước khi cho vào tủ lạnh. Đây là cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh giúp rau và trái cây được tươi ngon lâu đấy.

Bạn nên bảo quản riêng các loại trái cây và rau củ sản sinh lượng khí hơi lớn như táo, chuối, bơ. Những thực phẩm ít sinh khí hơi như súp lơ, cà rốt và khoai tây thì bạn có thể bảo quản chung ở cùng một ngăn, song không nên gói chung mà nên để cách nhau. Những thực phẩm khác như ớt chuông, quả mọng, cải xoăn thì bạn có thể bảo quản ở bất cứ đâu trong tủ lạnh.

Rau thơm để lâu sẽ bị mất hương vị thơm ngon. Để bảo quản rau thơm trong tủ lạnh khoảng vài giờ, bạn có thể bọc trong túi nhựa có đục lỗ. Nếu muốn bảo quản rau thơm nhiều ngày, bạn có thể tỉa bớt lá hư rồi cắm vào chiếc lọ hoặc bình thủy tinh nhỏ, bọc kín bằng túi nhựa rồi cất vào tủ lạnh. Bạn cần thay nước cho rau thơm mỗi ngày giống như khi cắm hoa vậy.

bảo quản thực phẩm, tủ lạnh, thực phẩm tươi ngon

Trữ thịt, cá tươi sống trong túi, hộp kín

Nếu bảo quản không đúng cách, thịt, cá tươi sống là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Khi đó, thịt sẽ có mùi và biến chất. Nó không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng của miếng thịt mà còn làm các thực phẩm khác trong tủ lạnh bị nhiễm khuẩn theo và ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiêu dùng. Do đó, những loại thịt cá sống nên được cho vào hộp kín hoặc túi kín trước khi bỏ vào tủ lạnh.

Nếu mua nhiều cho một thời gian sử dụng dài, bạn nên chia thịt, cá thành từng phần nhỏ, đủ cho một bữa ăn rồi mới bỏ vào hộp/túi để cho vào tủ lạnh. Tránh tình trạng rã đông cả miếng thịt lớn nhưng chỉ dùng một phần rồi bỏ phần còn lại vào tủ. Sau khi đã được rã đông và cấp đông nhiều lần, thực phẩm sẽ không còn giữ được độ tươi ngon và cũng không đảm bảo vệ sinh.

Món ăn thừa phải bọc kín

Thức ăn còn thừa sau các bữa ăn nên được đun lại và bỏ vào hộp có nắp kín hoặc bọc bằng màng nilon. Không nên bỏ thức ăn quá nóng vào tủ lạnh. Bạn hãy chờ chúng nguội bớt rồi mới cất đi.

Đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 – 4 độ C khi bảo quản thực phẩm

Nên đặt nhiệt độ tủ lạnh từ 1 – 4 độ C khi bảo quản thực phẩm. Vì ở nhiệt độ này sẽ hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, giúp cho thực phẩm của bạn được tươi tốt và bảo quản lâu hơn.

Đã rã đông thì không nên tiếp tục bảo quản

Khi thực phẩm đã lấy ra khỏi ngăn đông đá thì hãy dùng luôn. Đã rã đông, rồi lại cho vào ngăn đá là một trong những lý do gây nhiễm độc thực phẩm. Bạn nên lấy một phần nhỏ đủ để nấu, rồi cho phần còn lại vào ngăn đá bảo quản tiếp.

bảo quản thực phẩm, tủ lạnh, thực phẩm tươi ngon

Nếu không biết cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh, bạn có thể vô tình làm hao tốn không gian, mất đi mùi vị của thực phẩm và gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số thực phẩm mà bạn không nên để trong tủ lạnh mà bạn nên lưu ý:

• Hành, tỏi, mật ong, bí đỏ: Một số loại thực phẩm chỉ ưa mát chứ không phù hợp với môi trường lạnh như hành, tỏi, mật ong, bí đỏ… Vì thế, bạn nên bảo quản các thực phẩm này ở nơi tối và tránh xa nguồn nhiệt.

• Khoai tây, khoai lang: Bạn không nên cho khoai tây hay khoai lang vào tủ lạnh vì điều kiện nhiệt độ mát có thể làm hàm lượng đường trong khoai tăng lên. Điều này có thể khiến hình thành chất acrylamide (một chất có thể gây ung thư) trong khoai khi bạn chiên hoặc nướng.

• Hạt cà phê: Bạn không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh vì hạt cà phê rất dễ hút ẩm. Cách bảo quản hạt cà phê tốt nhất là cho vào hộp hoặc lọ có nắp đậy kín rồi để ở nơi khô ráo, tránh ánh sáng. Bạn cũng có thể dùng cà phê ngay sau khi rang (càng sớm càng tốt) để cà phê không bị mất hương vị thơm ngon.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button