Năm lỗi thường gặp khi chụp ảnh macro và cách khắc phục chúng

Chụp ảnh macro yêu cầu nhiếp ảnh gia sở hữu một bộ kĩ năng cần thiết, độc đáo và đi kèm với nó là khả năng vượt qua danh sách các lỗi thường gặp. May mắn thay, đa số các vấn đề đó đều rất dễ khắc phục.

Trong bài viết này, tôi sẽ thảo luận về năm lỗi thường gặp trong chụp ảnh macro. Rồi sau đó đưa cho bạn những công cụ cần thiết để khắc phục ngay tại chỗ, nhằm mục đích tạo ra những bức ảnh đẹp hơn.

 

 

 

Lỗi đầu tiên trong danh sách này chính là bắt đầu buổi chụp ảnh của bạn vào lúc mặt trời đang trên đỉnh (giữa trưa). Như chúng ta đã biết, ánh nắng trong khoảng thời gian này rất sáng, gắt và độ tương phản màu sắc cũng rất lớn. Khiến cho những bức ảnh được chụp trong khoảng thời gian này sẽ hay bị cháy sáng và màu sắc cũng ít được bão hòa. 

 

Vấn đề này bị gây ra do góc độ của ánh nắng chiếu xuống đỉnh vật thể, khiến cho mặt bên dưới của nó trở nên tối.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-02

 

Với việc tránh chụp ảnh ngoài trời lúc trưa, tôi đã có thể chụp được bông hoa tulip này vào một ngày xuân nhiều mây

 

 

Vậy vấn đề này khắc phục như thế nào? 

 

Có một vài cách cho bạn chọn đấy. Đầu tiên, hãy đợi đến chiều khi nắng dịu và ấm áp. Giúp cho bức ảnh của bạn giảm được độ tương phản và ánh sáng được cân bằng hơn. Cách thứ hai chính là bạn tự tạo bóng đổ cho vật thể của bạn hoặc đơn giản hơn là tìm một vật đang nằm dưới bóng râm để chụp, giúp giảm bớt độ gắt và tương phản cao của ánh nắng mà chủ thể của bạn sẽ gặp phải.

 

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-03

 

Những bông hoa tulip này được chụp vào lúc nắng nhẹ

 

 

Còn cách thứ ba chính là chụp vào những ngày nhiều mây. Lúc này, bầu trời sẽ trở thành một cái softbox khổng lồ và làm cho ánh sáng bị phân tán khắp bề mặt chủ thể.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-04

 

Một bức ảnh nữa được chụp vào ngày nhiều mây: hãy để ý đến cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại của ánh sáng và sự bão hòa của màu sắc

 

 

Còn nếu bạn vẫn quyết định ra ngoài chụp ảnh vào giữa trưa, hãy cân nhắc đến việc mang theo một cái đèn flash hay một tấm hắt sáng để giảm bớt bóng râm của nắng giữa ngày và làm cho ảnh của bạn ấn tượng hơn. Mặc dù những điều này không giúp bạn khắc phục hoàn toàn vấn đề nêu trên, nhưng nó sẽ giúp bạn hạn chế nó.

 

 

 

Một lỗi thường gặp khác khi chụp ảnh macro là chọn những chủ thể hoặc là đang chết đi hoặc là ẩm ướt dơ bẩn. 

 

Mặc dù vấn đề này không thường được chú ý trong chụp ảnh côn trùng, nhưng khi bạn chọn những bông hoa là chủ thể thì bạn phải chú ý đến điều kiện của chúng đấy. Thế nên, nếu bạn gặp những bông hoa đang ngả sang màu nâu hoặc nhị hoa đang có dấu hiệu tàn thì tốt nhất là không nên chụp chúng.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-05


Tôi đã phải tìm kiếm giữa một rừng hoa thược dược cho đến khi tìm được bông có điều kiện tuyệt vời nhất

 

 

Ngoài ra, hoa còn rất hay bị dính bụi bẩn, đặc biệt là những bông mọc sát dưới đất. Mặc dù một vài mẩu đất là điều không đáng lo ngại – bởi không có gì mà clone không thể khắc phục được – nhưng nếu có nhiều bụi bẩn quá thì bạn sẽ khó chụp được một bức ảnh chỉnh chu. 

 

Vậy vấn đề này khắc phục như thế nào? 

 

Phương án thứ nhất là hãy quan sát thật kĩ chủ thể của bạn trước khi chụp. Nếu bông hoa bạn muốn chụp rất bẩn hoặc đang héo, hãy tìm một bông khác. Còn khi gặp một bông hoa đẹp với một ít bụi trên đó, hãy dùng ngón tay hoặc tà áo lau nhẹ đi nhé.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-06

 

Kiểm tra phần nhụy hoa cũng rất quan trọng bởi nhiều khi bạn sẽ bỏ lỡ những bao phấn chuẩn bị bung nở đấy. May mắn thay, bông hoa hồng này đang rất phù hợp để chụp một vài bức ảnh

 

 

Còn phương án thứ hai lại khó thực hiện hơn một chút bởi nó yêu cầu sự nhạy cảm về bố cục của người thợ nhiếp ảnh, nhằm giấu đi những phần đang héo úa của bông hoa. Ví dụ, bạn có thể khiến cho cánh hoa bị nhăn out nét hay làm mờ đi bởi những phần khác của bông hoa.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-07

 

Vì phần bên ngoài của bông hoa có hơi héo, thế nên tôi đã chọn điểm nhấn ở nhụy hoa thay vào đó

 

 

Đây là một lỗi phổ biến với tất cả thể loại nhiếp ảnh – đưa chủ thể của bạn vào ngay giữa khung hình. 

 

Mặc dù làm như thế có thể giúp cho vật thể của bạn có một góc nhìn tốt hơn, nhưng về tổng thể, nó sẽ khiến cho bức hình của bạn trở nên mất tự nhiên và ít hấp dẫn. Bố cục khi đó sẽ có cảm giác thiếu cân bằng và nhàm chán. 

 

Vậy vấn đề này khắc phục như thế này?

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-08

 

Việc đặt bông hoa này hơi lệch vùng trung tâm bức ảnh tạo ra một bố cục chắc chắn hơn

 

 

Thay vì đặt chủ thể ở giữa bức ảnh, hãy đặt nó hơi lệch về một phía. Thử sử dụng qui tắc một phần ba. Thêm vào đó, bạn còn có thể thêm vào bức ảnh một chút “động” bằng việc nghiêng máy ảnh và để bông hoa dọc với đường chéo. Giúp bạn bảo đảm tạo ra một bức ảnh “động” tuyệt vời và thu hút ánh nhìn của người khác.

 

 

 

Lỗi thứ tư khi chụp ảnh macro chính là việc bạn sử dụng tiền cảnh và (đặc biệt là) hậu cảnh rối rắm, phức tạp. 

 

Vậy một hậu cảnh rối rắm là gì? Nó là một phông nền chứa những mảng màu sắc lấm lem, bị nhồi nhét những yếu tố out nét hay thậm chí là có cả các sự dịch chuyển bất ngờ giữa mảng sáng và tối cũng như ngược lại. Ngược lại, một tiền cảnh rối rắm lại bao gồm những cành cây, nhánh cây hay những bông hoa khác sẽ làm phân tâm người xem và che mất chủ thể.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-09

 

Lỗi thứ tư khi chụp ảnh macro chính là việc bạn sử dụng tiền cảnh và (đặc biệt là) hậu cảnh rối rắm, phức tạp.

 

Vậy vấn đề này khắc phục như thế nào? 

 

Tôi đã viết về vấn đề này rất nhiều vì nó là một lỗi thường gặp (và rất dễ khắc phục). Để làm được điều đó, bạn cần phải đo đạc một chút trước khi chụp. Đơn giản hơn là hãy đảm bảo những yếu tố trong hậu cảnh và tiền cảnh không quá gây sao nhãng. Như đã nhắc đến ở trên, chúng sẽ bao gồm những cành cây, nhánh cây hoặc những khúc gỗ nhỏ; ngoài ra, đó có thể là những điểm tối hoặc các màu sắc có độ tương phản cao.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-10


Hãy chú ý đến độ mượt và đồng nhất của hậu cảnh trong bức ảnh này

 

 

 

Lỗi chụp macro cuối cùng này có hơi khó hiểu: lấy chính vật thể làm chủ thể. 

 

Điều này có ý nghĩa là gì? Sự thật là nó không hề phức tạp. Về cơ bản, nhiếp ảnh gia macro thường sẽ tìm thấy một chủ thể ấn tượng và tìm cách chụp chúng một cách hiệu quả. Thế nhưng, vấn đề chính là chủ thể sau đó sẽ trở nên ít ấn tượng hơn. Làm cho chúng ta cảm thấy nó chỉ là một phần của bức ảnh chụp nhanh hơn là một bức ảnh được chụp với chủ đích có sẵn.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-11

 

Vậy vấn đề này khắc phục như thế nào? 

 

Nếu bạn chụp một bông hoa, đừng cố chụp nó như một bông hoa. Hãy tìm kiếm những khía cạnh thú vị khác của chủ thể. Điều gì ở nó làm cho bạn muốn chụp ngay từ ban đầu? 

 

Hãy thử vượt qua ý niệm “nó là bông hoa” thông thường và chụp một bức ảnh gợi nhớ về bông hoa đó. Hãy đặt các câu hỏi như liệu nhụy hoa có ăn ảnh không? Có những cánh hoa nhiều màu sắc không? Có hình dáng tuyệt đẹp không? Đồng thời nhấn mạnh nó bằng trình độ nhiếp ảnh của bạn.

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-12

 

Tôi đã chọn cách chụp cực gần bông hoa thược dược này để nhấn mạnh hoa văn trên cánh hoa

 

 

 

Tôi đã thảo luận với các bạn năm lỗi chụp ảnh macro thường gặp và các cách đơn giản để khắc phục chúng. Bằng việc làm theo các hướng dẫn trên, bạn có thể tăng cường kĩ năng chụp macro của mình và đảm bảo cho ra các bức ảnh với chất lượng tốt hơn. 

 

Còn nếu bạn biết những lỗi khác nữa mà tôi đã bỏ lỡ, hãy cho tôi biết ở phần bình luận nhé!

 


nam-loi-thuong-gap-khi-chup-anh-macro-va-cach-khac-phuc-chung-13

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button