Nâng cao tính nghệ thuật trong bạn

Là những nhiếp ảnh gia, tất cả chúng ta đều muốn liên tục cải thiện công việc của mình. Tuy nhiên, điều này dường như thường là một nỗi khó khăn, đặc biệt khi bạn chỉ mới bắt đầu. Như một loại hình nghệ thuật, nhiếp ảnh là tất cả về quá trình mang tính sáng tạo và khám phá những ý tưởng thông qua những bức ảnh, nhưng để thực sự tạo nên những bức ảnh tuyệt vời bạn cần có một kế hoạch phù hợp cho chính sự phát triển của bạn; đặt biệt là tập trung vào kỹ năng, cảm hứng, mục đích và sản phẩm. Bằng cách nắm bắt những yếu tố này bạn có thể tập trung tư tưởng và phát triển công việc của bạn, để giúp bạn sản xuất nghệ thuật tốt hơn và tinh túy hơn mọi lục bạn ra ngoài chụp ảnh.

 

 

 

Để bắt đầu nói tới những yếu tố sáng tạo, đầu tiên việc trang bị đủ sự hiểu biết chắc chắn về kiến thức nền là điều quan trọng để cải thiện tính nghệ thuật như một nhiếp ảnh gia. Tôi sẽ không đi sâu vào chi tiết ở đây về sự phơi sáng, độ sâu trường ảnh, bố cục,… nhưng những điều này rất quan trọng và ta cần đầu tư thời gian cho chúng.

 

Nó có vẻ như một công việc to lớn nhưng bằng cách này bạn có thể thuần thục việc chụp ở chế độ chỉnh tay hoàn toàn một cách dễ dàng trong vòng 1 tháng. Sau thời điểm này, bạn cần hiểu những điều căn bản cũng như cách bố trí những chức năng của máy ảnh, chúng sẽ giúp bạn mở rộng vốn hiểu biết của bản thân chứ không phải làm bạn xao nhãng khỏi đối tượng chụp.

 

 

 

 

Để việc học hỏi tiến sâu hơn nữa cần sự luyện tập và kiên trì, nên hãy nghĩ về việc dành vài ngày tập trung vào thể loại ảnh nào đó. Tự đặt nhiệm vụ cho bản thân như là ra ngoài và chỉ chụp lia máy, góc rộng, bokeh,… Điều này sẽ giúp bạn công thức hóa những kĩ năng trong “kho vũ khí” nhiếp ảnh gia và cho ra những bức ảnh sáng tạo cho tương lai.

 

Dù cho bao nhiêu năm bạn dành để chụp ảnh, thử thách bản thân và liên tục dành thời gian luyện tập sẽ luôn luôn giúp bạn cải thiện tay nghề. Nếu bạn không có cả ngày, sao không thử vào giờ nghỉ trưa? Những nỗ lực nhỏ dần dần sẽ tạo ra những kết quả lớn. 

 

 

 

Sự sáng tạo là một thứ gì đó mọi người thường tin tưởng sẽ phát triển với nhiều lựa chọn, nhưng thành thật mà nói thì có quá nhiều thứ để chọn thường làm loãng tầm nhìn của bạn và giảm sự sáng tạo trong những bức ảnh của bạn. Hãy giới hạn bản thân bằng cách tập trung vào một đối tượng chụp trong một khoảng thời gian dài. Xây dựng một dự án dài hạn trong khu vườn của bạn hoặc khu bảo tồn thiên nhiên địa phương và tiếp tục quay lại xây dựng trên những bức ảnh của bạn.

 

 

 

Một lựa chọn khác là thực hiện với ống kính tiêu cự hoặc ống prime để khám phá cách bạn có thể chụp ảnh hiệu quả nhất. Nếu bạn không có ống kính prime thì hãy sử dụng một miếng bang keo để giữ ống kính zoom ở đúng vị trí tránh zoom vào hoặc zoom ra. Những thói quen này sẽ giúp bạn tăng cường kĩ năng khi đi chụp vì bạn sẽ có thể nhanh chóng chọn và hệ thống được những cách và ý tưởng bạn muốn chụp.

 

 

 

 

Để đạt kết quả tốt nhất cho những bức ảnh bạn chụp và những kĩ năng bạn đang học, hãy nhớ ghi chúng lại. Thực hiện với một cuốn sổ tay đơn giản hay sổ tay online, đánh giá những thành công và thất bại ở những tấm bạn đã chụp để hàn gắn những bài học trong tâm trí bạn và học hỏi từ chính công việc của mình.

 

 

 

 

Cảm hứng rất quan trọng cho sự phát triển của một nhiếp ảnh gia. Nếu không có cảm hứng liên tục rất khó để đúc kết những ý tưởng và phát triển dựa trên công việc trong quá khứ. Giữ cảm hứng không có nghĩa chỉ nhìn vào công việc của nhiếp ảnh gia khác, vì thường xuyên lạm dụng nó có thể làm cho ta kém sáng tạo đi. Vậy nên tốt hơn hết hãy thu nhập nguồn cảm hứng từ nhiều nguồn nhất có thể.

 

 

 

Một buổi trưng bày tranh nghệ thuật truyền thống, phòng trưng bày vẫn luôn là một lựa chọn tuyệt vời để lấy cảm hứng. Sự đa dạng từ tác phẩm được trưng bày, từ những tác phẩm điêu khắc đá cổ xưa ví dụ như tranh khắc và vẽ trong hang động, cho tới trường phái ấn tượng và trường phái hiện đại, thực sự đem lại sự đa dạng kích thích thị giác đáng kinh ngạc. Thông thường, để có được kết quả tốt nhất, tham dự một tour hay buổi trưng bày có thể giúp bạn, cho bạn những câu chuyện đằng sau tác phẩm cũng như giải thích những kĩ thuật và công cụ được sử dụng. Kiến thức này sẽ cung cấp, và cho phép bạn hệ thống lại các quá trình của chính mình khi chụp những bức ảnh chuyên môn.

 

 

 

Là một nhiếp ảnh gia cuộc sống hoang dã, thiên nhiên là một nguồn cảm hứng to lớn với tôi. Ra ngoài với có hoặc không có chiếc máy ảnh kế bên là một cách tuyệt vời để hòa mình vào không khí ấy. Nhìn vào ánh sáng và hình dáng của phong cảnh, và nảy ra ý tưởng cho những bức ảnh trong tương lai.

 

 

 

 

Những tòa nhà đem lại nguồn cảm hứng tuyệt vời cho nhiếp ảnh. Những đường kẻ, cấu tạo và hình dạng được sử dụng để tạo ra những kết cấu ấn tượng và có thể là một nguồn cảm hứng xuất sắc. Tập trung vào việc tìm ra cái cách mà những hình dáng được sử dụng để định hình những cấu trúc thanh lịch hoặc thu hút sự chú ý vào các điểm chính. Thêm vào đó, ghi chú lại cách những bóng tối định hình, vì điều này sẽ giúp bạn tưởng tượng và đoán trước ánh sáng cho những bức hình trong tương lai.

 

 

 

Trong thế giới hiện đại, internet có một lượng lớn tài nguyên các nguồn cảm hứng khổng lồ. Việc lướt qua các portfolio của những nhiếp ảnh gia, hay bảng tin của 500px, Flickr,… mang đến những hình ảnh tuyệt vời có thể là nguồn cảm hứng hoàn hảo cho sản phẩm của bạn. Một điều nên tránh đó là cảm hứng của xu hướng thị giác, sao chép phong cách chỉ vì chúng phổ biến. Ta phải luôn luôn nhớ rằng bởi vì một hình không có nhiều Likes không phủ nhận giá trị của nó như nguồn cảm hứng, vì những bức ảnh sẽ luôn luôn mang những ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau.

 

 

 

Một cách tuyệt vời để tìm cảm hứng là trở thành một phần của cộng đồng. Dấn thân tới những sự kiện trong giới nhiếp ảnh như các phòng trưng bày hay triển lãm thương mại có thể cho ta cách tuyệt vời để gặp những người đồng chí hướng cũng như chiêm ngưỡng những thành quả xuất sắc. Cũng vậy, hãy nghĩ về việc tìm kiếm một nhóm hay câu lạc bộ nhiếp ảnh địa phương. Nhiều khu vực có những nhóm này và họ đem lại một cơ hội tuyệt vời để gặp gỡ và thảo luận về công việc và những kĩ năng nhiếp ảnh với những người đồng nghiệp, tất cả đều giúp bạn cải thiện và phát triển kĩ năng của mình.

 

 

 

Như đã đề cập ở trên, ghi chú lại những nguồn cảm hứng rất quan trọng. Ghi chú lại tên của những họa sĩ và nhiếp ảnh gia mà bạn muốn tìm kiếm, và ghi chú lại những gì bạn thích và không thích về một bức ảnh và công cụ nào đó. Tất cả những suy nghĩ và cảm xúc này đều tuyệt vời để điểm lại và chúng giúp bạn hình thành nên các công thức và dồn vào chính tác phẩm của mình. Hãy nhớ giữ một cuốn sổ tay bên mình! 

 

 

 

 

Sự sáng tạo cần mục đích và những bức ảnh của bạn cũng vậy. Những bức ảnh tuyệt vời nhất hầu hết luôn có một mục đích đằng sau chúng, để kể một câu chuyện, khuấy động cảm xúc, cám dỗ chúng ta, hay cho chúng ta một ý tưởng thoáng qua về một thứ gì đó mà chúng ta chưa từng thấy trước đây. Những bức ảnh với những mục đích có sức mạnh lớn hơn nhiều.

 

Khi muốn cải thiện những bức ảnh của bạn, hãy tìm lý do trong chúng. Kể những câu truyện thông qua những bức ảnh đơn lẻ hoặc bắt đầu thực hiện việc ghi một ý tưởng lớn hơn thông qua nhiều tấm ảnh. Hãy định hình sẵn những câu truyện ở trong đầu bạn và chụp những shot hình để kể chúng bằng hình ảnh. Những câu truyện không cần phải là những bài luận văn phóng sự hình ảnh to lớn, thay vào đó chỉ cần đưa những sự việc diễn ra thường ngày, giản dị.

 

Rèn luyện bản thân để chụp những bức ảnh tuyệt vời cho những tình huống này sẽ giúp trang bị cho bạn những kĩ năng cần thiết cho những cơ hội thú vị hơn trong tương lai. Làm việc trong một dự án địa phương, dù ở phía sau vườn nhà bạn hay cộng đồng địa phương, có nghĩa bạn cần dành thời gian lớn tập trung vào những bức ảnh của bạn cũng như phát triển những câu truyện và tầm nhìn.

 

Luôn luôn hỏi bản thân bạn những câu hỏi sau đây: 

 

-Tại sao tôi lại chụp bức ảnh này?

 

-Tôi đang cố thể hiện điều gì?

 

– Những yếu tố chính trong câu truyện này là gì?

 

-Làm thế nào tôi có thể kiếm được một góc nhìn đặc biệt khác? 

 

Những ý niệm này sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh mạnh mẽ hơn có mục đích và ý nghĩa, dẫn tới chụp ảnh sáng tạo hơn nữa.

 

 

 

 

 

Nghệ thuật xứng đáng để được thể hiện và quyết định cách bạn sẽ tạo ra thành quả cuối cùng là bước đi tuyệt vời để làm nổi bật sự sáng tạo của bạn. Trong thế giới hiện đại, đa phần những bức ảnh được chụp đều nằm trong một ổ cứng, tránh xa khỏi ánh sáng ban ngày nơi không ai có thể thấy chúng. Với toàn bộ công việc và nỗ lực bạn dành cho chúng, chúng xứng đáng hơn thế.

 

Nói về việc sáng tạo với nhiếp ảnh, hãy nghĩ về việc làm thế nào để nó thể hiện được tốt nhất. Thông thường mọi người nghiên về công cụ online, thể hiện thành quả qua lượng likes trên Flickr hay Facebook, Mặc dù đây là một cách tốt để “khoe” với mọi người nhưng chúng có thể hơi làm thui chột đi quá trình sáng tạo và học hỏi.

 

 

Hãy nghĩ về việc lấy ảnh chụp từ ổ cứng, in ra những thành quả của mình cũng như đưa chúng lên các nền tảng trực tuyến. Có hàng tá những cách tuyệt vời để sản xuất ra một cuốn photobook, tạp chí và mẫu in theo phong cách triển lãm mà trông sẽ đẹp hơn và phù hợp. Quá trình sáng tạo của việc học hỏi cách thiết kế photobook, tạo thành một sưu tập gồm 12 phần, hay thiết kế một tạp chí cũng sẽ là một cách để giúp bạn khi bạn làm những dự án trong tương lai.

 

Thêm vào đó, có một vài thứ cần nói để giữ những thành quả của bạn trong tầm tay.  Một bức ảnh in hoàn thiện là một khoảnh khắc quan trọng của một bức ảnh. Trải qua tất cả những bước sáng tạo từ khái niệm và thực hiện, thông qua chỉnh sửa và bước hoàn thành cuối cùng trong tầm tay là một cảm giác tuyệt vời, và mọi nhiếp ảnh gia xứng đáng có được sau khi hoàn thành một bức ảnh.

 

 

 

Để tạo ra nhiều và nhiều hơn nữa những tác phẩm sáng tạo ta cần tập trung vào quá trình. Kĩ năng đằng sau sự tạo dựng, nguồn cảm hứng và mục đích đằng sau những dự án, và những kết quả cuối cùng và cách chúng được tạo ra. Bằng cách dành thời gian nghĩ về những bước này bạn có thể tập trung tư tưởng và cho ra những thành quả tốt nhất để tự hào, cũng như phát triển liên tục những kĩ năng của bạn và trở thành nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp hơn trong tương lai. 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button