Ngỡ ngàng thủy quái “nàng tiên cá” xuất hiện cạnh khu mộ cổ

Ban đầu, họ có ý định tìm kiếm mộ cổ hoặc xác ướp động vật như mèo, chó, cá sấu, chim… là những con vật bị “tuẫn táng” theo chủ nhân, hoặc được chôn như một món đồ tùy táng công phu và xa hoa trong những ngôi mộ, kim tự tháp quyền quý.

Ngỡ ngàng thủy quái "nàng tiên cá" xuất hiện cạnh khu mộ cổ - 1

Một trong các mảnh hóa thạch – Ảnh: Mohamed Korany Ismail Abdel-Gawad

Nhưng bộ hài cốt to lớn được tìm thấy được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Mohamed Korany Ismail Abdel-Gawad (Đại học Cairo, Ai Cập) được xác định mà một người họ hàng cổ quái và tuyệt chủng từ lâu của những con… bò biển.

Ngỡ ngàng thủy quái "nàng tiên cá" xuất hiện cạnh khu mộ cổ - 2

Hậu duệ của “thủy quái” , tức bò biển ngày nay – Ảnh: National Geographic

Bò biển, là những con vật khổng lồ lẽ ra chỉ tồn tại ở những vùng đại dương xa xôi và có khí hậu lạnh, còn có biệt danh “nàng tiên cá”. Theo nhiều truyền thuyết, bò biển do những thiếu nữ bất hạnh hóa thân thành và hay giúp đỡ tàu bè gặp nạn. Người Malaysia gọi nó là “Dugong”, theo tiếng địa phương nghĩa là “thiếu nữ biển khơi”. Người phương Tây thì cho rằng bóng dáng bò biển ngoi lên từ xa khá giống hình tượng người phụ nữ đang ôm đứa trẻ trong tay, còn tiếng kêu của nó như tiếng hát.

Bò biển là động vật có vú, nhưng từ hàng chục triệu năm trước đã tiến hóa để phù hợp với đại dương, 4 chân biến thành vây. “Thủy quái” này có 4 chân đã biến đổi hoàn chỉnh.

Phát hiện nói trên đã gây bối rối. Giả thuyết nó là con vật được đem từ biển về chôn cùng các quý tộc Ai Cập như những con mèo hay cá sấu là khá vô lý, nên các nhà khoa học đã quyết định dùng những kỹ thuật cao hơn để phân tích xương.

Khu mộ cổ gần nó, nơi hàng loạt mộ phần quý tộc cùng xác ướp động vật được khai quật – Ảnh: Sergey/ Adobe Stock

Kết quả cho thấy nó xưa hơn các ngôi mộ cổ gần đó đến 40 triệu năm, nhưng như vậy có nghĩa nó từng… bơi ở đây. Tất nhiên, nó không thể bơi trong cát sa mạc, mà 40 triệu năm trước sa mạc này phải là biển khơi!

Năm 2016, tại một sa mạc khác ở Ai Cập tên Wadi El Hitan, người ta đã tìm thấy một số bộ xương cá voi. Có thể nói phát hiện mới về bò biển cổ đại đã củng cố thêm lý thuyết Ai Cập vài chục triệu năm trước là một vùng biển nông ngập đầy “thủy quái”.

Nguồn: https://nld.com.vn/khoa-hoc/ngo-ngang-thuy-quai-nang-tien-ca-xuat-hien-canh-khu-mo-co-2020102012…

Thả bộ trên đồi sau bữa ăn trưa dã ngoại, cậu bé người Canada đã phát hiện những mảnh hóa thạch “quái thú” có…

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button