Nỗi sợ lớn nhất khi trở thành nhiếp ảnh gia của bạn là gì?

Do vừa có hai sự mất mát lớn trong lĩnh vực sáng tạo – đầu tiên là của Kate Spade và sau đó là Anthony Bourdain được yêu quý và thần tượng nhất, có rất nhiều câu hỏi được đặt ra trong ngành công nghiệp sáng tạo xung quanh sự hạnh phúc cá nhân và thành công.

Tại sao điều này lại xảy ra? Cái gì có thể gây ra những thảm kịch kinh khủng này? Còn bao nhiêu người đang chịu khổ một cách thầm lặng? Liệu có thứ gì đó gọi là thành công quá độ? Hoặc thành công thực sự có nghĩa thế nào tới những sáng tạo gia như chúng ta?

 

Trước khi tôi đi sâu vào bài viết này tôi phải làm rõ một số thứ. Bài viết này không dùng để giải thích vài tình huống dẫn tới cái chết của Kate Spade hoặc Anthony Bourdain. Nếu có bất cứ gì, tôi thực sự muốn chúng ta, ngành công nghiệp sáng tạo, thực sự ngồi lại và chú ý tới những thách thức và khó khăn tất cả cùng đối mặt trong việc đạt được các mức độ thành công riêng của mỗi người.

 

Anthony Bourdain đã truyền cảm hứng cho tôi để mơ những giấc mơ lớn và thấm nhuần trong tôi tình yêu du lịch và con người không như bất cứ ai tôi từng gặp. Sự thật là cả hai biểu tượng toàn cầu này đều đã mất trong cùng tình huống như nhau thực sự đã buộc chúng ta phải đặt ra những câu hỏi cực kì khó khăn về thành công, sự vất vả và thử thách.

 

Hãy bắt đầu bằng cách đưa ra vài nỗi sợ phổ biến chúng ta – nhiếp ảnh gia – đối mặt mỗi ngày.

 

 

 

Hãy cùng giải quyết vấn đề nhức nhối này – Tôi không nghĩ thực sự có một cách chính xác để trả lời câu hỏi này. Chỉ vì có hàng trăm thể loại nhiếp ảnh – từ siêu ngách tới thực sự phổ thông – có hàng trăm cách để kiếm tiền với nhiếp ảnh.

 

Một vài những cái phổ biến nhất là xung quanh các dịch vụ chụp ảnh tiêu dùng, giáo dục nhiếp ảnh, bán sản phẩm, nhiếp ảnh thương mại, branding thị giác,…

 

Tôi cho rằng đa dạng hoá portfolio của bạn để có được nhiều dòng lợi nhuận khác nhau là một cách thông minh để kinh doanh như một nhiếp ảnh gia. Sự đa dạng không chỉ cho bạn tự do sáng tạo khám phá các thể loại khác mà còn khuyến khích bạn học thêm các kỹ năng và kỹ thuật mới.

 

Ngoài ra, việc kiếm được thu nhập ổn định trong mùa vắng khách cũng giúp hạn chế nỗi lo về tiền.

 


noi-so-lon-nhat-khi-tro-thanh-nhiep-anh-gia-cua-ban-la-gi-02

 

Bức ảnh về hoa để làm screensaver cũng như bưu thiếp và thiệp cảm ơn là một cách hay để bán ảnh và đa dạng hoá nguồn thu nhập từ nhiếp ảnh

 

  

 

Nhiếp ảnh mang bản tính của khoa học cũng như nghệ thuật vậy. Nếu bạn không tin tôi, hãy nhìn vào cuốn sổ hướng dẫn sử dụng camera. Để thực sự trở nên giỏi ở nghệ thuật nhiếp ảnh bạn cần hiểu các thuật ngữ cũng như kỹ năng mềm như tạo bố cục, tạo dáng, giao tiếp,… Có rất nhiều thứ cần học và hiểu để thực sự trở nên xuất sắc trong bộ môn này.

 

May mắn là có nhiều khoá học online cũng như workshop trực tiếp dạy và đào tạo bạn theo nhiều khía cạnh khác nhau của nhiếp ảnh. Dù bạn có thể thực sự học được rất nhiều từ các khoá học, bài viết và video miễn phí, thì vẫn có rất nhiều giá trị, kiến thức bổ ích chỉ có tại workshop hoặc lớp học. Không những bạn phải kết nối với các chuyên gia trong lĩnh vực bạn muốn chuyên sâu mà còn phải gặp gỡ những người khác cùng chung chí hướng với bạn.

  

Đừng xem những nhiếp ảnh gia khác như đối thủ. Thay vào đó, xem họ như đồng nghiệp. Đây là những người hiểu bạn và đam mê bạn dành cho lĩnh vực này vì họ cũng vậy. Hãy tập trung vào việc xây dựng cộng đồng bạn bè và những người bạn có thể liên hệ khi bạn gặp khó khăn và thử thách.

  

Việc có được hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ là tối quan trọng trong các lĩnh vực sáng tạo.

 

 

 

Chúng ta chỉ cần trả lời một câu đơn giản này thôi. Mọi người cần gì để làm nên một tấm ảnh? Câu trả lời là một chiếc camera.

  

Nó thực sự không quan trọng bạn dùng máy nào. Chỉ cần google nhiếp ảnh iPhone và bạn sẽ thấy nhiều nghệ sĩ ấn tượng tạo ra các sản phẩm đáng kinh ngạc chỉ bằng điện thoại. Tương tự, nếu bạn tìm kiếm các nhiếp ảnh gia sử dụng các máy DSLR mức entry-level, bạn sẽ thấy rằng nhiều nhiếp ảnh gia vĩ đại vẫn tác nghiệp với chiếc máy DSLR căn bản và lens kit.

 

Bạn không cần các máy full-frame hay mirrorless mới nhất và các lens cao cấp để chụp được ảnh đẹp. Hãy tập trung nhiều hơn vào việc học hỏi và thấu hiểu các kỹ năng chuyên môn hơn là công cụ.

 

Khi bạn vừa bắt đầu, hãy thử nghiệm nhiều loại máy ảnh và lens khác nhau để tìm được cái mình phù hợp. Thuê hay mượn gear từ các nhiếp ảnh gia khác để bạn có thể trở nên giỏi hơn trong việc chụp ảnh dù sử dụng bất kì loại gear nào.

 

Trong hai năm đầu lập nghiệp, tôi chỉ có duy nhất một chiếc máy ảnh và một lens. Tôi đã thuê các dụng cụ tôi cần tuỳ vào công việc đã giúp tôi giữ chi phí ở mức thấp. Có nhiều cách để thành công mà không làm ta khánh kiệt.

 


noi-so-lon-nhat-khi-tro-thanh-nhiep-anh-gia-cua-ban-la-gi-03

 

Bạn sẽ cần dụng cụ khác nhau để chụp cuộc sống hoang dã thay vì dùng để chụp thức ăn cho nhà hàng. Nhưng nó không có nghĩa bạn cần đi mua tất cả công cụ hỗ trợ cho mỗi thể loại. Hãy dùng những cái căn bản trước và sau đó thêm dần khi bạn đã sẵn sàng

 

 

 

Trong bất cứ lĩnh vực nào, cách duy nhất để cho ra tác phẩm đẹp là bắt tay vào làm. Thực sự không có cái gọi là thành công qua một đêm. Bạn có thể nhìn vào ai đó có vẻ đạt được nhiều thành công (nhân tiện đây thực sự mang tính rất chủ quan) và nghĩ rằng họ có nó một cách dễ dàng.

 

Nhưng bạn không nhìn ra được lý do thật sự cho thành công ấy. Bạn không thấy những đêm muộn, sự vất vả, lên kế hoạch và thực hiện liên tục, nỗi lo tiền bạc, thất bại, thách thức và đấu tranh. Bạn không thấy chúng vì người ta không hay kể lễ về chung một cách thoải mái, thẳng thắn được.

  

Vậy nên trước khi bạn hỏi cách tạo ra sản phẩm đẹp, hãy đi và liên kiên trì chụp ảnh. Hãy ra ngoài đó và chụp thậm chí khi bạn không muốn. Hãy chụp trong các điều kiện ánh sáng khác nhau để hiểu về nó. Hãy thực hiện với các chủ thể khác nhau để bạn biết cách tương tác và giao tiếp để có được tấm ảnh bạn muốn.

 

Hãy ra ngoài và kết nối với các nhà sáng tạo khác và hợp tác làm các dự án. Mọi người muốn làm việc lớn sẽ sẵn sàng hợp tác, còn bạn thì sao?

 


noi-so-lon-nhat-khi-tro-thanh-nhiep-anh-gia-cua-ban-la-gi-04

 

Bức ảnh đẹp – tác phẩm làm bạn tự hào – cần rất nhiều sự luyện tập. Vậy nên hãy ra ngoài đó và thực tập mỗi ngày nhé

 

 

 

Bạn có thể có portfolio tuyệt vời nhất, website đẹp nhất và không gian studio hoàn hảo. Nhưng chúng sẽ đều vô nghĩa nếu bạn không có được lượng khách hàng và tiếp cận thường xuyên.

 

Cách duy nhất để thực sự có được khách hàng và đơn đặt hàng là chủ động tìm tới họ. Một cách để tìm khách hàng mới là tiến ra ngoài đó như một nghệ sĩ sáng tạo hoặc nhiếp ảnh gia. Kết nối với mọi người từ khắp các ngành công nghiệp khác nhau, đưa tác phẩm tới với các khách hàng lý tưởng, tiếp thị một cách hiệu quả và tất cả sự tiếp cận, đặt hàng sẽ tới.

 

Chắc chắn nó sẽ tốn thời gian nhưng nếu bạn muốn tồn tại trong ngành công nghiệp này lâu dài thì hãy dành thời gian để tạo dấu ấn của riêng mình.

 


noi-so-lon-nhat-khi-tro-thanh-nhiep-anh-gia-cua-ban-la-gi-05

 

 

  

Nhìn xem, tất cả chúng ta đều có điểm khởi đầu khác nhau và không có gì xấu hổ cả. Tôi nhớ khi tôi lần đầu xây dựng portfolio, tôi đã từng đưa vào rất nhiều hình thời thơ ấu và cả của gia đình và bạn bè nữa. Tôi sẽ tận dụng mọi cơ hội tôi có để làm quen với mọi người tôi biết.

 

Dần dần tôi bắt đầu tự tin hơn về sản phẩm của mình và biến mình thành một nhiếp ảnh gia thể loại gia đình đầy tham vọng. Tôi không tập trung vào doanh số nhưng thay vì đó lại vào xây dựng nên một mạng lưới khách hàng. Tôi liên kết với mọi nhiếp ảnh gia thông qua gặp gỡ trực tiếp cũng như các diễn đàn trực tuyến và học được nhiều điều có thể nhất về công việc kinh doanh của nhiếp ảnh.

 


noi-so-lon-nhat-khi-tro-thanh-nhiep-anh-gia-cua-ban-la-gi-06

  

Vậy nên khi bạn mới bắt đầu, hãy dấn thân ra bên ngoài. Hỏi bạn bè và gia đình liệu bạn có thể thực hành kỹ năng nhiếp ảnh với họ không. Hãy tiếp cận những người khác và xem liệu họ chịu hợp tác không.

  

Có rất nhiều cách xây dựng portfolio cho riêng mình – bạn chỉ cần làm quen với việc hỏi xin thôi.

 

 

  

Chúng ta sống trong một thế giới rất khác trước đây. Mọi thứ đều online và mọi người cũng vậy. Các hình thức marketing truyền thống như in quảng cáo, radio và TV không còn hiệu quả như marketing qua mạng xã hội và trực tuyến nữa.

  

Vì mạng xã hội và trực tuyến đang là xu hướng hiện tại, hãy chắc là bạn cũng tận dụng những môi trường này. Và nhớ rằng mạng xã hội là về kết nối. Hãy đảm bảo bạn đang kết nối online bằng cách chia sẻ một chút về mình chứ không chỉ về công việc của bạn. Tập trung xây dựng mối quan hệ với các khách hàng và những khách hàng tiềm năng vì mọi người sẽ chỉ mua từ những thương hiệu (và những người) họ biết, thích và tin tưởng thôi.

  

Hãy đầu tư vào marketing và quảng cáo trên mạng xã hội cũng như các thể thức marketing truyền thống khác. Rất nhiều người biết tới tôi thông qua văn hoá truyền miệng và lời giới thiệu, nên hãy đảm bảo bạn đang tận dụng tốt những kênh này nhé.

 


noi-so-lon-nhat-khi-tro-thanh-nhiep-anh-gia-cua-ban-la-gi-07

 

Chia sẻ và quảng bá các tác phẩm đẹp nhất của bạn như là một phần của chiến dịch marketing là một cách tuyệt vời để mở rộng khách hàng và công việc kinh doanh

 

 

 

Tôi hy vọng những tip này bổ ích và làm rõ được vài nỗi sợ phổ biến của hầu hết những người khác và cả chính tôi vẫn thường xuyên gặp phải.

  

Xin hãy nhớ rằng bạn không cô độc và không phải chỉ có bạn trải qua tất cả những cung bậc cảm xúc và lo lắng xung quanh tác phẩm của mình. Tất cả chúng ta cùng đối mặt những vấn đề này lần này hoặc lần khác.

 

Quan trọng là bạn phải biết cách vượt qua chúng. Nếu bạn thực sự đam mê nhiếp ảnh và muốn biến nó thành cơ nghiệp, hãy tiếp tục cố gắng và thành quả sẽ đến.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button