Quy trình sơ cứu thú cưng chủ nuôi cần biết 

Khi thú cưng gặp chấn thương, trong một số tình huống được sơ cứu kịp thời và đúng cách sẽ giữ được mạng sống. Mặt khác, nếu sơ cứu sai cách có thể làm hại đến sức khỏe thú cưng. 

Ngộ độc là một căn bệnh nguy hiểm không chỉ với thú cưng, nó ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa và sức khỏe thú cưng. Đây là một trường hợp cấp cứu vật nuôi gây ra nhiều hoang mang cho chủ vật nuôi, bởi nếu không đoán đúng tình hình và cấp cứu đúng lúc có thể khiến thú cưng mất nước và suy kiệt sức khỏe. 

Bất kỳ sản phẩm nào có hại cho con người cũng có hại và gây ngộ độc cho vật nuôi. Ví dụ như các sản phẩm tẩy rửa, chất độc của loài gặm nhấm và chất chống đông. Nhưng bạn cũng cần lưu ý những đồ ăn thông thường cũng có thể gây hại cho thú cưng của bạn. 

Nếu da hoặc mắt của thú cưng của bạn tiếp xúc với một sản phẩm độc hại, việc đầu tiên là kiểm tra nhãn sản phẩm để nhận biết và phòng tránh. Hầu hết các sản phẩm đều có hướng dẫn trong tình huống dị ứng hoặc vô tình cho vào mắt, uống phải, hãy làm theo hướng dẫn và tìm kiếm sự trợ giúp của bác sĩ thú y. 

thú cưng

Nguồn bệnh gây ngộ độc từ thú cưng ở khắp mọi nơi

Nếu bạn biết thú cưng của mình đã ăn nhầm thứ gì đó có thể gây hại, hoặc nếu con vật lên cơn co giật, mất ý thức, bất tỉnh hoặc khó thở, hãy gọi cho bác sĩ thú y, phòng khám thú y để nhận được sự cấp cứu kịp thời. 

Khi thú cưng lên cơn co giật, hãy giữ chúng tránh xa bất kỳ đồ vật có thể làm nó bị thương. Để thú cưng thoải mái, đừng cố gắng kiềm chế vật nuôi.

Thời gian cơn co giật thường kéo dài 2-3 phút.

Sau khi cơn co giật ngừng lại, hãy giữ cho thú cưng của bạn ấm áp và yên tĩnh nhất có thể và liên hệ với bác sĩ thú y của bạn nếu các cơn co giật không có dấu hiệu dừng lại. 

Điều đầu tiên là rọ mõm thú cưng của bạn lại, để ngăn cản hành động cắn hoặc những tác động từ miệng đến vết thương. 

Giữ yên thú cưng trên 1 mặt phẳng, trong mọi tình huống không nên dịch chuyển thú cưng vì có thể sẽ làm cho xương gãy trầm trọng hơn. Trong khi vận chuyển thú cưng bị thương của bạn đến bác sĩ thú y, hãy sử dụng cáng để tránh gây ảnh hưởng đến phần xương đang bị gãy.

Trong quá trình đặt thú cưng lên càng đảm bảo bạn không tạo áp lực lên vùng bị thương hoặc ngực của vật nuôi, việc đơn giản nhất là quấn một tấm chăn quanh chúng.

thú cưng

Thú cưng bị gãy xương 

Bạn có thể cố gắng cố định chỗ gãy bằng một thanh nẹp tự chế. Tuy nhiên, thanh nẹp đặt không tốt có thể gây hại nhiều hơn lợi. Do vậy, nếu không chắc chắn về kỹ thuật của bản thân, nên lựa chọn gọi sự giúp đỡ từ bác sĩ thú y. 

Các triệu chứng bao gồm: khó thở, cộm nhiều ở miệng, âm thanh nghẹn lại khi thở hoặc ho, môi hoặc lưỡi tím tái. Thú cưng bị nghẹt thở có nhiều khả năng sẽ cắn khi hoảng sợ.

Bắt đầu giải quyết bằng việc nhìn vào miệng vật nuôi để xem có vật lạ không. Nếu bạn nhìn thấy dị vật, hãy nhẹ nhàng cố gắng lấy nó ra bằng kìm hoặc nhíp, nhưng lưu ý không đẩy dị vật xuống sâu hơn trong họng. 

Nếu cảm thấy quá khó khăn để lấy dị vật ra khỏi họng, hãy giữ bình tĩnh và đưa nó đến gặp bác sĩ thú y ngay lập tức.

Nếu bạn không thể lấy dị vật ra hoặc thú cưng của bạn gục xuống, hãy đặt cả hai tay lên cạnh khung xương của thú cưng và ấn mạnh thật nhanh hoặc đặt thú cưng nằm nghiêng và dùng lòng bàn tay đập mạnh vào khung xương sườn 3 -4 lần.

Mục đích của việc này là đẩy mạnh không khí ra khỏi phổi và đẩy vật thể ra ngoài từ phía sau. Tiếp tục lặp lại điều này cho đến khi dị vật bị loại bỏ hoặc cho đến khi bạn đến văn phòng bác sĩ thú y.

Không để quên thú cưng của mình trong xe ô tô những ngày nắng nóng. Nhiệt độ bên trong ô tô có thể tăng rất nhanh đến mức nguy hiểm. Vật nuôi có thể bị say nắng và phải được điều trị rất nhanh chóng để chúng có cơ hội sống sót cao nhất.

Nếu bạn không thể đưa thú cưng của mình đến bác sĩ thú y ngay lập tức, hãy chuyển nó đến nơi có bóng râm và tránh ánh nắng trực tiếp.

thú cưng

Sốc nhiệt có thể khiến thú cưng bị bệnh

Sử dụng một chiếc khăn mát hoặc lạnh, ướt đặt quanh cổ và đầu của nó. Lấy khăn ra, vắt ráo nước rồi quấn lại và quấn lại sau mỗi vài phút khi bạn làm mát con vật.

Dội nước lên quanh người thú cưng, đồng thời dùng tay xoa bóp chân và cuốn nước đi vì nó hấp thụ nhiệt cơ thể.

Vận chuyển thú cưng đến bác sĩ thú y càng sớm càng tốt.

Tham gia tải ngay ứng dụng di động MyPet để nhận được những thông tin thú vị nhất về Thú cưng:

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button