Sáng tạo chụp ảnh với tốc độ màn trập cùng một chút Motion Blur

Nếu bạn nghĩ học hành là một công việc nhàm chán thì tôi chắc chắn bạn chưa từng học qua nhiếp ảnh. Để làm rõ quan điểm trên, tôi quyết định giải thích mối quan hệ giữa tốc độ màn trập và sự chuyển động bằng việc dành cả ngày ở một công viên giải trí.

 

Sẽ rất thất vọng khi bức ảnh của bạn bị mờ không mong muốn. Tuy nhiên, việc này không nên ngăn bạn tiếp tục thử nghiệm tốc độ màn trập của máy ảnh. Những bức ảnh sắc nét hoàn toàn có thể có bố cục và màu sắc tuyệt vời nhưng chúng không thực sự phản ánh được thứ đang diễn ra và thất bại trong việc truyền tải bầu không khí.

 

 

Tốc độ màn trập 1/640, f/9, ISO 200.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-03

 

Tốc độ màn trập 1/50, f/22, ISO 200.

 

 

Luôn có một chút nhàm chán trong những bức ảnh tĩnh, thậm chí công viên giải trí là chủ đề nhiếp ảnh vui nhộn nhất. Tuy nhiên, chỉ cần thêm vào một chút chuyển động có thể tạo nên sự khác biệt. Bạn có đồng ý không?

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-04

 

Tốc độ màn trập 1/1000, f/3.5, ISO 200.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-05

 

Tốc độ màn trập 1.15, f/22, ISO 200.

 

 

Nếu bạn thấy thoải mái khi sử dụng chế độ Manual Mode trên máy ảnh, thì hãy xin cứ sử dụng. Tuy nhiên, nếu bạn không quen điều chỉnh những thiết lập thì bạn luôn luôn có thể làm những bài luyện tập này bằng việc sử dụng Shutter Priority Mode (chế độ ưu tiên tốc độ màn trập). Để làm việc này bạn phải chỉnh vạch bánh xe điều chỉnh chế độ chụp (Dial mode) tới biểu tượng S (Nikon, Sony) hay Tv (Canon). Chế độ này sẽ cho bạn sự linh hoạt chọn lựa tốc độ màn trập bạn muốn, và máy ảnh sẽ thực hiện nốt phần thiết lập còn lại cho bạn để chụp được một bức ảnh có độ phơi sáng tốt nhất.

 

Tuy nhiên, điều đầu tiên bạn cần phải biết…

 

 

 

Màn trập là một tấm màn bên trong máy ảnh khi mở cho phép ánh sáng chiếu vào máy ảnh và đi tới cảm biến kỹ thuật số (hay film) để tạo nên bức ảnh. Tốc độ màn trập đề cập tới màn trập đóng mở nhanh hay chậm thế nào. Bạn để màn trập mở càng lâu thì ánh sáng nhận được càng nhiều.

 

Do đó, miễn là màn trập được mở thì mọi thứ trước ống kính của bạn sẽ được lưu lại. Trong trường hợp chụp một đối tượng động thì sẽ tạo ra một vầng sáng hay bóng mờ và đó là lý do tại sao bạn chụp được những bức ảnh blur khi sử dụng tốc độ màn trập chậm hơn. Thời gian phơi sáng càng lâu, thì đối tượng càng bị nhòe hơn.

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-06

 

Tốc độ màn trập 1/60, f/22, ISO 200.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-07


Tốc độ màn trập 1/30, f/29, ISO 200.

 

 

 

 

Bởi vì bây giờ bạn đã hiểu rõ rồi, chúng ta cùng đi sâu vào phần thú vị và bắt đầu bắt tay thực hiện một vài hiệu ứng sáng tạo với kiến thức vừa được học. Đầu tiên, chúng ta sẽ bắt đầu với một hậu cảnh sắc nét rõ ràng và chủ thể bị làm mờ, vì đây là một kỹ thuật dễ thực hiện nhất. Với cách này, bạn cần đứng yên và có thứ gì đó hay ai đó đang chuyển động trong khung cảnh trước mặt bạn. Đối với máy ảnh, bạn cần sử dụng một tốc độ màn trập chậm. Độ chậm thế nào còn phụ thuộc vào tốc độ chuyển động của đối tượng chụp, nên hãy cứ thử đi.

 

Lưu ý: Tất cả sự chuyển động sẽ được lưu giữ  vào trong bức ảnh khi bạn sử dụng tốc độ chậm, bao gồm cả tốc độ của bạn. Như vậy nếu đối tượng chụp đòi hỏi bạn phải chụp thấp hơn tiêu cự ống kính (rõ hơn là chậm hơn 1/50 với một ống kính 50mm) thì sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng một tripod hay thứ khác thì phần hậu cảnh cố định cũng sẽ bị mờ theo.

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-08

 

Tốc độ màn trập 1/6, f/22, ISO 200 và một ống kính tiêu cự 18mm.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-09

 

Tốc độ màn trập 1/50, f/29, ISO 200 và một ống kính tiêu cự 33mm.

 

 

Với hiệu ứng thứ hai, chúng ta hãy làm điều ngược lại: một hậu cảnh mờ và chủ thể rõ ràng hơn. Bạn không muốn chủ thể động hoàn toàn rõ nét bởi sau đó có thể đánh mất mục đích chính và sẽ khiến bức hình trông cứng nhắc hoặc trông tệ hơn là giả tạo (như đã được chỉnh sửa qua Photoshop). Như vậy sẽ luôn luôn tốt hơn nếu tạo cho đối tượng chụp vệt sáng mờ xung quanh để cho thấy được sự di chuyển, hướng đi, và tốc độ.

 

Bức hình này sử dụng một ít thủ thuật, quan trọng nhất là chọn tốc độ màn trập phù hợp,  ngoài ra bạn cũng cần di chuyển máy ảnh theo đối tượng động, khớp với tốc độ của nó (được gọi là “kỹ thuật chụp ảnh lia máy”). Vì vậy xin đừng thất vọng nếu bạn không đạt kết quả như mong muốn ngay lần đầu bởi vì kết quả luôn tương xứng với nỗ lực.

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-10

 

Tốc độ màn trập 1/50, f/29, ISO 200. Máy ảnh được di chuyển theo chuyển động tròn để khớp với đối tượng.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-11

 

Tốc độ màn trập, 1/40, f/32, ISO 200. Máy ảnh được chuyển động theo chiều dọc để khớp với đối tượng.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-12

 

Tốc độ màn trập, 1/60, f/22, ISO 200. Máy ảnh được chuyển động theo chiều ngang để khợp với đối tượng.

 

 

Nếu bạn cảm thấy thoải mái với những kỹ thuật trước, hãy thử làm quen những chuyển động kết hợp. Nói cách khác là di chuyển theo hướng ngược lại với hướng đối tượng chụp của bạn đang di chuyển.

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-13

 

Tốc độ màn trập, 1/50, f/22, ISO 200.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-14

 

Tốc độ màn trập, 1/40, f/32, ISO 200.

 

 

Cho đến bây giờ bạn rất là thích thú đúng không? Sẽ thú vị hơn đấy! Bạn thậm chí có thể thêm vài chuyển động vào những bức hình chụp những đối tượng tĩnh.

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-15

 

Tốc độ màn trập 1/50, f/22, ISO 200 với ống kính tiêu cự 18-35mm.

 

 

Để đạt được hiệu ứng này bạn cần sử dụng một ống kính zoom. Điều bạn phải làm là zoom để có thể thay đổi từ tiêu cự này tới tiêu cự khác trong khi màn trập vẫn mở. Phóng càng lớn thì cường độ hiệu ứng càng mạnh hơn.

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-16

 

Tốc độ màn trập ½ một giây, f/29, ISO 200, tiêu cự 18-28mm.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-17

 

 Tốc độ màn trập, 1/50, f/29, ISO 200, tiêu cự 18-45mm.

 

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-18

 

Tốc độ màn trập ½ một giây, f/29, ISO 200, tiêu cự 18-55mm.

 

 

Như bạn thấy đấy, bạn đã sẵn sàng thưởng thức một ngày ở công viên và chụp những tấm hình ấn tượng. Hãy làm một chuyến, quẩy hết mình và để mọi vấn đề của bạn “nhòe” hết đi!

 


hay-thu-sang-tao-voi-toc-do-man-trap-cung-mot-chut-motion-blur-19

 

Tốc độ màn trập 1/15, f/22, ISO 200.

 

Xin hãy chia sẻ những bình luận của bạn, những câu hỏi, và những bức ảnh nhòe của bạn phía dưới.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button