Sử dụng màn trập tốc độ chậm để tái tạo chuyển động dạng bóng mờ

“Hãy chắc chắn rằng hình ảnh này thật sắc nét”. Đó là nguyên tắc vàng để bức ảnh có thể được sử dụng, đặc biệt là trong báo chí khi mà bất kì sự mờ nhòe vô ý nào đều sẽ làm cho tờ báo trở nên tồi tệ. Tuy nhiên, thêm bóng mờ chuyển động trong nhiều trường hợp lại cực kỳ tốt để tăng sự sống động của bức hình. Có hai kỹ thuật chính để tạo bóng mờ là tăng tốc chuyển động chủ thể và giảm tốc chuyển động máy ảnh. Và thời điểm cần thêm bóng mờ chuyển động sẽ giúp bạn có quyết định lựa chọn kĩ thuật nào đúng đắn hơn.

 

– Một số phần của đối tượng vẫn còn sắc nét.

– Ánh sáng môi trường thuận lợi

– Màn trập có tốc độ phù hợp

– Máy ảnh của bạn được ổn định vị trí

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-1

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 8 giây.

 

Đôi khi thêm ánh sáng từ đèn chớp đúng lúc có thể cải thiện rất nhiều một bức ảnh được chụp với tốc độ màn trập chậm. Tốt nhất là bạn nên thiết lập đồng bộ hóa để khi đóng màn trập cũng là lúc đèn chớp vừa sáng lên.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-2

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/25 giây.

 

 

 

Sử dụng tốc độ màn trập thấp để tạo độ mờ chuyển động là cách tốt nhất để đảm bảo rằng phần nhiều trong bức hình của bạn vẫn sắc nét. Cho dù bạn đang di chuyển máy ảnh hoặc đối tượng của bạn đang chuyển động, kết quả của bạn vẫn sẽ giá trị hơn nhiều vì không phải tất cả các thành phần bị nhòe đi.

 

Việc sử dụng tốc độ màn trập thấp và di chuyển máy ảnh theo đối tượng đang chuyển động, được gọi là lia máy (panning). Điều này sẽ giữ cho đối tượng của bạn sắc nét trong khi lại làm mờ nền đi. Để có được hình ảnh sắc nét lúc này thì máy ảnh phải di chuyển đồng bộ với tốc độ của đối tượng. Khả năng đồng bộ tốc độ với vật thể càng tốt (trạng thái khóa chuyển động) thì chất lượng hình ảnh thu được sẽ càng cao.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-3

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/25 giây.

 

 

 

Những ngày nắng rực rỡ khiến cho việc làm mờ chuyển động trong bức ảnh trở nên khó khăn hơn. Để hiệu ứng xảy ra, bạn cần sử dụng màn trập tốc độ chậm. Tuy nhiên việc khẩu độ và độ nhạy sáng (ISO) của máy không đủ thấp sẽ khiến trong nhiều trường hợp bức ảnh bị cháy sáng nặng. Những lúc như thế này, bạn nên sử dụng một bộ lọc sáng trung bình hoặc ghép một bộ lọc sáng trung bình với bộ lọc phân cực để lượng ánh sáng đi vào ống kính giảm nhiều hơn.

 

Người phụ nữ trong bức ảnh này đã đứng bất động khá lâu để có được hiệu ứng bóng mờ chuyển động ở những người đi sau cô ấy. Là một ngày nắng đẹp nên f/11 và ISO 100 vẫn không đủ thấp để việc sử dụng tốc độ màn trập thấp có hiệu quả. Và đây là kết quả sau khi lắp thêm bộ lọc sáng trung bình và bộ lọc sáng phân cực cùng thiết lập tốc độ màn trập ở mức 1/4s

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-4

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/20 giây.

 

Vào ban đêm và trong các tình huống ánh sáng yếu khác, việc sử dụng tốc độ màn trập đủ chậm là khá đơn giản. Tuy nhiên, lúc này việc làm nổi bật đối tượng trung tâm lại trở nên khó khăn hơn.

 

 

 

Việc lựa chọn tốc độ màn trập phù hợp với tốc độ chuyển động của đối tượng là rất quan trọng. Có quá nhiều hoặc không đủ bóng mờ chuyển động đều tạo ra một bức ảnh tồi tệ. Tuy nhiên, điều này lại phụ thuộc rất nhiều vào đối tượng bạn đang nhắm tới và phong cách chụp ảnh ưa thích của bạn.

 

Thác nước, người đi bộ hoặc giao thông vào ban đêm, tất cả đều yêu cầu tốc độ màn trập khác nhau để có kết quả tốt nhất. Về cơ bản, tốc độ màn trập của máy ảnh cần chậm hơn tốc độ chuyển động của đối tượng thì mới xuất hiện hiệu ứng bóng mờ. Tuy nhiên nếu chậm quá thì ngay cả đối tượng cũng không còn rõ ràng. Lúc này, lựa chọn tốc độ như thế nào phụ thuộc vào việc bạn định lấy gì làm trung tâm. Bạn cũng cần rất nhiều thời gian và rất nhiều lần thử nghiệm trước khi tìm được thiết lập tối ưu cho bản thân.

 

Nước chảy, giống như trong thác nước này, có thể bị mờ hoàn toàn. Trên thực tế, ảnh thác nước thường trông đẹp nhất khi tốc độ màn trập lớn hơn hai giây. Bức ảnh này có thời gian phơi sáng lên đến hai mươi giây và như bạn thấy, ta hoàn toàn không có cảm giác gì về một dòng nước mà giống như một dòng sương hơn.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-5

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/20 giây.

 

Giữ cho các bóng mờ chuyển động cân bằng thì quan trọng hơn trong một số trường hợp khác. Bức ảnh những người đi bộ trên vỉa hè ở Bangkok này được chụp với tốc độ màn trập 1/10 giây. Đây là một tốc độ hợp lý khi những người đi bộ đã bị mờ nhưng đôi chân của họ vẫn rất sắc nét. Những đôi chân ấy cùng với cô gái, người đã phải đứng chờ rất lâu để chụp ảnh, tạo thành đối tượng trung tâm.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-6

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/20 giây.

  

 

 

Bạn có thể thiết lập tốc độ màn trập thấp ngay cả khi bạn không có chân máy. Tuy nhiên như vậy bạn cần học cách giữ và kiểm soát máy ảnh thật tốt hoặc tìm cách sử dụng các công cụ khác để ngăn chặn các chuyển động không mong muốn của máy ảnh. Các chuyển động không chủ ý này sẽ làm tăng mức độ nhòe của đối tương trung tâm.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-7

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/20 giây.

 

Sử dụng máy ảnh cầm tay thì thích hợp với lia máy hơn là sử dụng chân máy. Điều quan trọng nhất là máy ảnh cần chuyển động ổn định tương đối cùng với đối tượng bởi hiển nhiên bạn không muốn bức hình của mình bị vỡ nát do rung lắc gây ra. Lúc này tìm một bề mặt vững chắc để đặt máy ảnh có thể là một sự thay thế tốt khi bạn không có chân máy. Đôi khi bạn cần thêm một vật để kê và điện thoại di động hoặc ví, vì rất hữu ích trong trường hợp này. Sử dụng chân máy sẽ giúp những điều này trở nên đơn giản hơn, đồng thời làm tăng sự ổn định và mở rộng góc nhìn của bạn.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-8

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1/4 giây

 

 

Nhiều máy ảnh cung cấp cho bạn tùy chọn đồng bộ hóa đèn chớp sao cho nó bật sáng ngay trước khi màn trập đóng lại và đây là một công cụ thú vị khi chụp ảnh bóng mờ. Khi đèn chớp được kích hoạt ở gần cuối giai đoạn phơi sáng, có vẻ như chuyển động bị đóng băng một phần. Sử dụng tốc độ màn trập rất chậm sẽ khiến đối tượng chuyển động nhanh của bạn có thể trở nên bán trong suốt.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-10

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 1,6 giây

 

Bức hình này được chụp ở Chiang Mai và đã được phơi sáng trong bốn giây. Bạn có thể thấy hình ảnh bóng ma của hai người ngay phía trên tay lái. Họ đang đi trên một chiếc xe máy vào cuối giai đoạn phơi sáng khi đèn chớp được bật lên.

 


Su-dung-man-trap-toc-do-cham-de-tai-tao-chuyen-dong-dang-bong-mo-9

 

Kevin Landwer-Johan. Tốc độ màn trập: 4 giây.

 

 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button