Tìm hiểu về khẩu độ và nhiếp ảnh phong cảnh – Tại sao khẩu độ F16 không phải là lựa chọn duy nhất

Theo quan điểm cá nhân tôi, nhiếp ảnh phong cảnh chính là một trong những hạng mục khó nhất trong nhiếp ảnh ngoài trời và có lẽ, cũng là một trong những phong cách chụp ảnh thử thách nhất nói chung. Khi mới nhìn thấy, phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ dường như hiện ra trước mắt bạn. Bạn nhận ra rằng mình đang ở đúng vị trí để chụp được một bức ảnh để đời, chỉ cần đợi ánh sáng thích hợp sau đó nhấn nút chụp. Đơn giản phải không?

 

  

À, đó chưa phải là kết thúc đâu. Bởi vì bản thân tôi đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội vì mắc phải những lỗi về bố cục, lấy nét sai, motion blur không như ý, thừa sáng hoặc thiếu sáng và dĩ nhiên, đôi khi là gặp vấn đề về các cài đặt của máy ảnh. Và tôi tin rằng những ai đã dành nhiều thời gian ngoài thiên nhiên để chụp ảnh phong cảnh đều gặp tình trạng tương tự. 

 

 

Trong khi các bài báo khác, thậm chí là cả sách vở đã đề cập đến từng lỗi cũng như những sai lầm mà chúng ta thường xuyên gặp phải, ở đây tôi chỉ bàn về một vấn đề thôi đó chính là khẩu độ. 

Bạn nên dùng khẩu độ nào để chụp phong cảnh, khẩu độ f/16 đúng không? Bởi tôi toàn nghe mọi người bảo thế. Vì f/16 là sự kết hợp hoàn hảo giữa độ nét và độ sâu trường ảnh. Thế nên hãy chỉnh máy ảnh bạn về f/16 và đi chụp những tấm ảnh tuyệt vời nào.  

Thế đấy, bài viết kết thúc rồi, tôi hi vọng mọi người thích nó. Không, dĩ nhiên là chưa xong đâu, cái làm tôi ngạc nhiên nhất chính là số lượng  nhiếp ảnh gia cho rằng mọi chuyện chỉ có thế. 

Câu trả lời chính xác nhất về khẩu độ nào mà chúng ta nên dùng chính là – tất cả các khẩu độ – tùy thuộc vào từng tình huống. 

Đầu tiên, chụp ảnh phong cảnh không đơn giản chỉ là sự kết hợp hài hòa giữa  một chủ thể nổi bật trên nền một không gian xinh đẹp. Ngoài ra còn có chụp chi tiết, chụp trên không, chụp ban đêm, chụp ảnh phong cảnh telephoto và chỉ có trời mới biết còn bao nhiêu thể loại nhỏ trong một hạng mục nữa. Đối với từng thể loại trên, từng tình huống nhất định, chúng ta nên sử dụng các khẩu độ khác nhau sao cho phù hợp. 

Nhưng trước khi chúng ta đi vào sâu hơn, dưới đây là một vài vấn đề cần lưu ý. 

 

 

 

Bạn có thể sẽ phải đối mặt với vài vấn đề khi muốn chụp ở nhiều khẩu độ. Đối với góc rộng, đa phần các ống kính sẽ dễ bị out net vì tất cả các thành phần của thấu kính được ghép lại với nhau để nhận hình ảnh. Chính vì sự cố đó cộng với bụi, trầy xướt, tính chất vật lý của ánh sáng, tất cả cộng lại làm ảnh hưởng tới độ nét của ảnh bạn chụp. Đây là một phần của lí do tại sao những ống kính chụp nhanh, sắc nét có giá thành rất cao. Bởi thấu kính phải có chất lượng rất tốt để có thể giữ lại độ nét khi chụp hình góc rộng.

 

 

Sự nhiễu xạ diễn ra tại điểm cuối đối diện trong khoảng F-stop. Khi ống kính đóng nhỏ lại, ảnh của chúng ta cũng sẽ nhòe dần đi không phải vì những lí do thường gặp khác mà là do bị nhiễu xạ. Thật ra, sự nhiễu xạ là thuật ngữ bắt nguồn từ tính chất vật lý của sóng. 

 

Mọi người hãy nhìn rõ hơn vào vào hai bức hình minh họa xấu tệ mà tôi vẽ dưới đây để thấy được rằng tại sao tôi lại quyết định trở thành nhiếp ảnh gia chứ không phải họa sĩ. Mong rằng qua đó bạn sẽ hiểu được phần nào về sự nhiễu xạ. Những đường thẳng phía bên trái tượng trưng cho sóng ở trong không gian. Bạn cứ coi nó như là sóng ánh sáng hay sóng biển ấy, như nhau cả thôi. 

Khi dòng sóng đi qua bức tường có lỗ mở rộng hơn, chúng ít bị phân tán hơn và chỉ hơi cong đi một chút. 

Nhưng khi chúng ta thay bằng lỗ hẹp hơn (bên dưới), ngay lập tức, sóng bị phân tán mạnh và cong đi rất nhiều. 

 

Trong nhiếp ảnh cũng tương tự như vậy, khẩu độ lớn sẽ ít làm thay đổi lượng sóng ánh sáng mà camera của ta bắt được, nhưng nếu khẩu độ nhỏ sẽ khiến cho lượng ánh sáng cảm biến thu được không đều nhau và yếu hơn do bị tán sắc, bẻ cong khi đi qua thấu kính. Điều này làm cho ảnh của bạn mờ đi. 

Giải thích dài dòng kiểu vật lí là thế nhưng về cơ bản, trong nhiếp ảnh bạn chỉ cần nắm được rằng khẩu độ siêu nhỏ sẽ không sắc nét bằng các khẩu độ vừa phải. 

 

 

Có lẽ giờ bạn đã hiểu rằng để đạt được độ nét tối đa thì cả hai cách đó là mở khẩu hết cỡ hay đóng nhỏ lại đều không phải là cách tốt nhất. Thật ra, cách tốt nhất nằm đâu đó ở giữa hai cách trên. Đối với hầu hết các ống kính hiện nay, từ mở rộng hết cỡ giảm xuống hai stop chính là điểm sắc nét nhất. 

Có lẽ đó là lí do vì sao mà khẩu độ f/16 lại nổi tiếng đến vậy bởi nó là sự kết hợp hài hòa giữa độ nét cũng như độ sâu trường ảnh. 

 

Có lẽ chúng ta đã trở lại nơi xuất phát rồi nhỉ, cứ chụp ở f/16 thôi. 

 

Nếu như tất cả những gì bạn cần và muốn chỉ đơn giản là sự sắc nét cao độ thì chắc là chúng ta xong việc ở đây rồi. 

Tuy nhiên, đôi lúc bạn sẽ muốn hi sinh bớt độ nét của ảnh để có được độ sâu trường ảnh nông hơn hoặc là chịu đựng một chút nhòe (blur) do nhiễu xạ để kéo dài tốc độ màn trập. 

 

Các chi tiết phong cảnh chính là những phần nhỏ của một khung cảnh làm cho tâm hồn nghệ sĩ của bạn hứng thú. Có thể đơn giản chỉ một rừng lá mùa thu rơi dưới đất, một viên đá nhỏ giữa lãnh nguyên rộng lớn hay là những tia sáng lấp ló trên ngọn cây phủ đầy tuyết trắng và còn hàng ngàn những hình ảnh khác nữa. 

Trong từng tình huống, bạn nên tìm cách tách chủ thế đó ra giữa hậu cảnh lộn xộn. Bạn có thể làm vậy bằng việc làm tăng độ nông của độ sâu trường ảnh thông qua việc sử dụng khẩu độ nhanh (lớn).
 

 

Vài năm trước đây, vào một ngày thu mát mẻ, tôi đang đi chụp ảnh thì chợt nhận ra sương giá bám trên bãi cỏ khiến cho chúng như đang lấp lánh dưới ánh nắng sớm. Sau đó, tôi tìm thấy một ngọn cỏ đặc biệt đang từ từ vươn mình dậy, tôi lập tức dừng lại vì tôi muốn cô lập ngọn cỏ đó và chớp lấy khoảnh khắc. 

Nên tôi đã dùng ống kính 70-200mm f/2.8 và mở rộng khẩu độ hết cỡ để làm cho độ sâu trường ảnh nông hơn, sau đó tạo bố cục rồi chụp. 

 

Tôi vẫn dùng chiến thuật này hết lần này tới lần khác để chụp phong cảnh. Đối với màu sắc của mùa thu, tôi thường hay lấy một hay nhiều chiếc lá làm chủ thể chính để nổi bật lên giữa hậu cảnh lộn xộn. Khẩu độ nhanh và độ sâu trường ảnh nông chính là cách duy nhất để làm điều đó. 

 

Bạn thấy đó, đôi lúc tôi sẵn sàng hi sinh một ít độ nét của hình để đổi lại những thứ tôi cần. 

 

 

 

Trong nhiếp ảnh trên không, bạn phải luôn giữ mình “an toàn” cách khung cảnh mình sẽ chụp (nếu không, tôi nghĩ bạn có vấn đề còn lớn hơn việc chụp ảnh nữa đấy). Vậy nên, bạn không cần phải bận tâm độ sâu trường ảnh quá nhiều nữa. 

Thay vào đó, sự rung lắc gây ra do động cơ của máy bay hoặc trực thăng mới là mối đe dọa chính đến độ nét của hình hơn là do bạn mở khẩu độ quá lớn. 

 

Khi tôi chụp ảnh trên cao, tôi luôn mở khẩu độ hết mức có thể để tối đa tốc độ màn trập. Bởi vì khi bạn cần tốc độ màn trập lên đến 1/1000 giây tối thiểu, mở rộng khẩu độ là cách thực tiễn nhất để làm điều đó. 

 

Mục đích chính của chụp phơi sáng chính là kéo dài thời gian chụp lên đến hàng chục giây (thậm chí là vài phút), thế nên việc này đòi hỏi bạn phải giảm mức ánh sáng thu được vào cảm biến hết sức có thể. Thậm chí kể cả với mức ISO thấp và kính lọc giảm cường độ sáng (ND filter), vẫn là điều không thể nếu như bạn muốn chụp phơi sáng vào một ngày nắng đẹp mà không giảm bớt khẩu độ. 

Cách đây vài năm, tôi đang chụp hình bên bờ sông ở Alaska cho một tổ chức về bảo tồn thiên nhiên hoang dã. Đó là vào một bữa chiều nắng gắt nhưng bù lại vài đám mây che đã để lộ ra thiên cơ cho một thợ nhiếp ảnh như tôi.

 

Nhận ra rằng không có cách nào để có thể trở lại đây vào buổi tối nên tôi đã phải cố gắng hết sức để làm tất cả những gì có thể. Mặc cho trời nắng vẫn đang rất gắt, tôi vẫn quyết tâm phải chụp được một tấm hình phơi sáng của dòng nước này. 

Tôi đã hạ ISO đến mức tối thiếu (50) và cài vào kính lọc ND 4 stops đồng thời từ bỏ một chút độ nét, hạ khẩu độ đến f/22. 

Bằng cách làm những việc đó, thành quả cuối cùng chính là bức chụp phơi sáng dài 8 giây của dòng sông đang chảy. Mặt nước gợn sóng cùng với những hình ảnh phản chiếu mờ ảo chính xác là những gì tôi tìm kiếm nơi đây.

  

 

Tại Alaska, tôi dành rất nhiều thời gian chụp lại dãy quang phổ Bắc Cực và đi thăm những nhiếp ảnh gia khác để cùng thực hiện điều này. Có một truyền thuyết về cách chụp cực quang đó là phải phơi sáng thật lâu. Trên thực tế, bạn không cần phải làm vậy. 

Một trong những điều khiến cho dãy cực quang phía bắc này thu hút được mọi người chính là sự chi tiết của từng mảng quang phổ, độ biến thiên màu sắc và những chuyển động không ngớt. Nếu bạn phơi sáng quá lâu, chỉ cần nhiều hơn vài giây thì tất cả những gì bạn thu được chỉ là dãy màu sắc mờ ảo. Tốc độ màn trập nhanh (nhanh nhất có thể) chắc chắn sẽ tốt hơn nhiều. 

 

 

Để có được tốc độ màn trập nhanh vào ban đêm, bạn phải sẵn sàng mở to khẩu độ hết mức có thể, mất đi độ nét. Bởi vì ISO cao và thấu kính chụp nhanh khi được mở to hết cỡ sẽ cho phép bạn có thể chụp kịp chi tiết của một dãy quang phổ đang chuyển động. 

 

 

Tôi chắc rằng trong nhiếp ảnh phong cảnh truyền thống, nếu có một đối tượng nổi bật ở tiền cảnh cùng với một hậu cảnh đẹp, bạn sẽ muốn tăng độ sâu trường ảnh và đẩy độ sắc nét của chi tiết lên cao nhất có thể. Trong trường hợp đó, hãy điều chỉnh khẩu độ của bạn đến f/16 và quên hết tất cả đi, thật đấy! Nhưng chừng đó vẫn là chưa là tất cả đối với chụp hình phong cảnh.

 

Máy ảnh và thấu kính của bạn được trang bị với rất nhiều những phụ kiện. Nên nếu bạn nói với tôi rằng chỉ có một phụ kiện là sử dụng “được” thì chẳng khác nào bảo rằng thợ mộc chỉ cần búa. Đúng là cây búa chính là dụng cụ mà người thợ mộc cần nhất khi phải đóng một cây đinh nhưng nó rất tệ khi dùng cắt những tấm ván.

 

Vậy nên bài học rút ra ở đây là hãy điều chỉnh khẩu độ máy ảnh của bạn tùy vào từng trường hợp nhất định, chứ không phải là làm theo những điều “người ta” nói. “Người ta” nói rất nhiều thứ và bạn không nhất thiết phải nghe theo họ.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button