Bạn có nghĩ rằng sử dụng một lens 18mm hoặc 100mm sẽ chỉ zoom in hoặc out khung cảnh không? Tại sao lens của máy ảnh được đo bằng millimeter? Bạn có biết những phép đo đó có ý nghĩa gì đối với ảnh của bạn không? Nếu bạn không chắc dùng lens nào và tại sao thì tôi mời bạn tiếp tục đọc và tìm hiệu về tiêu cự và cách sử dụng chúng nhé.
Sự đắn đo nhất khi chọn lens là liệu bạn có cần chỉ để zoom in hay out hay không. Rõ ràng là bạn sẽ cần một lens góc rộng để chụp phong cảnh và lens tele để chụp chi tiết của phong cảnh ấy. Ví dụ, một vấn đề dễ mắc phải khác là tình trạng méo hình ở lens góc rộng, nếu bạn muốn chụp chân dung thì thay vào đó bạn nên dụng lens tiêu chuẩn (normal) hoặc tele.
Nhưng thế còn chụp các vật thể hoặc chụp các chủ thể tĩnh thì sao? Lens nào tốt hơn? Tôi sẽ sử dụng chủ đề này để minh họa các đặc tính của các loại tiêu cự khác nhau mà thường ít được chú ý tới.
Khi ánh sáng đi vào ống kính, nó đi qua một cái lỗ nhỏ gọi là điểm nút (nodal point). Khoảng cách từ điểm đó tới cảm biến khi lens được thiết lập tới vô cực gọi là tiêu cự và được đo bằng đơn vị millimeter. Một khoảng cách nhỏ hơn cho bạn góc quan sát rộng hơn và đó là lý do nó được gọi là lens góc rộng. Vì vậy một khoảng cách lớn cho bạn góc quan sát hẹp hơn và nó được gọi là lens tele.
Khi bạn nói đến lens tiêu chuẩn (ống kính tầm trung) thì có nghĩa là nó sẽ thấy nhiều hoặc ít hơn so với góc nhìn của mắt người. Bất cứ tiêu cự nào dài hơn tiêu cự chuẩn là ống kính tầm xa (tele) và ngắn hơn sẽ là ống kính góc rộng. Phép đo này phụ thuộc vào kích thước cảm biến vì độ dài đường chéo là cái quyết định mức độ “chuẩn” cho máy ảnh.
Ví dụ, trong nhiếp ảnh analog, nó sử dụng phép đo tiêu chuẩn vì chỉ có định dạng film màu âm bản. Một cuộn phim 35mm có lens tầm trung là 50mm, điều này có thể được hiểu trong máy ảnh kĩ thuật số là nó có cảm biến full frame vì nó cùng kích thước với film 35mm. Nếu bạn có máy ảnh dạng cropped sensor, lens “chuẩn” sẽ trở thành tele.
Bên trái – Ống kính có tiêu cự dài hơn zoom in. Bên phải – Ống kính có tiêu cự ngắn hơn zoom out.
Như tôi đề cập trước đây, zoom in hoặc out là ảnh hưởng rõ nhất của tiêu cự. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi bạn đang chụp một vật và muốn tiến gần hoặc xa hơn khỏi chủ thể? Bạn chọn lens bằng cách nào? Uhm thì đó là lúc các thuộc tính khác của tiêu cự vào cuộc.
Một bức ảnh là dạng hai chiều của thế giới ba chiều. Bằng việc thay đổi tiêu cự bạn có thể nén hoặc kéo giãn khoảng cách giữa hai vật thể hoặc giữa chủ thể và hậu cảnh. Hãy để tôi chỉ cho bạn thấy với hàng loạt hình ảnh được chụp trong cùng khung cảnh nhưng khác tiêu cự.
Tôi đặt một cây thước đo kế bên các vật thể để bạn có thể tham khảo và xem thử chúng nằm cách nhau cùng một khoảng cách ngay cả khi nếu không phải vậy trong những bức ảnh dưới đây.
Lens 18mm.
Lens 35mm.
Lens 55mm.
Hãy chú ý khoảng cách thay đổi giữa các vỏ sò. Với lens góc rộng, mọi thứ sẽ trông xa hơn so với lens tele. Giờ có lẽ bạn cũng nhận ra được sự khác biệt nữa giữa hình ảnh trên, đó là lấy nét, cái mà đưa chúng ta tới đặc tính thứ hai.
Như các bạn có thể biết, độ sâu trường ảnh (khu vực lấy nét) phụ thuộc vào khẩu độ. Khẩu độ nhỏ mang lại DoF cao hơn khẩu độ lớn. Nhưng còn một nhân tố khác chính là tiêu cự.
Lens góc rộng có DoF lớn hơn lens tele ở cùng khẩu độ. Người ta dễ nhầm lẫn rằng lens góc rộng có nhiều DoF hơn lens dài. Lý do là vì nó thực hiện giữa khoảnh cách từ chủ thể tới máy ảnh, không phải tiêu cự.
Hiệu ứng này càng rõ ràng hơn bởi thực tế là bạn sẽ gần hơn hoặc xa hơn khi sử dụng mỗi lens để đạt được khung hình giống nhau. Cho phép tôi minh họa với những tấm ảnh mà tôi chụp được ở cùng khẩu độ nhưng tiêu cự khác nhau.
180mm.
160mm.
100mm.
70mm.
55mm.
35mm.
18mm.
Hãy xem cách bức ảnh được chụp với lens 180mm có DoF nông đến nỗi hậu cảnh bị làm mờ thậm chí tạo ra một vòng hào quang bao quanh chủ thể. Kết quả là tiêu cự càng nhỏ thì độ sâu trường ảnh càng lớn.
Mỗi lens được tạo ra để đáp ứng cho mỗi thể loại nhiếp ảnh khác nhau. Chọn lựa thế nào là tùy thuộc vào kết quả bạn muốn có được.