TỔNG HỢP CÁC THIẾT KẾ ÁO DÀI VIỆT NAM ĐẸP NHẤT

Không biết từ bao giờ, chiếc Áo dài của người con gái Việt Nam đã trở thành nguồn cảm hứng vô tận của thơ ca và hội họa. Người con gái Việt tự hào vì đã có một phần nào đó trong việc tạo nên nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của đất nước Việt Nam. Đất nước của vua Hùng với 4000 năm văn hiến, đất nước có nguồn gốc của Lạc Long Quân và Âu Cơ.

Áo dài là một trong những trang phục không thể thiếu của người Việt Nam.. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử chiếc áo dài vẫn giữ nguyên được giá trị văn hóa và khẳng định được sức sống lâu bền. Chiếc áo dài tôn vinh vẻ đẹp kín đáo và dịu dàng, những đường cong gợi cảm của người phụ nữ Việt. Tà áo dài được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần phải được gìn giữ và phát huy. Nhắc đến Việt Nam bạn bè quốc tế không thể không nhắc đến tà áo dài duyên dáng

Cho dù trải qua bao nhiêu ngàn năm với bao nhiêu biến thể, nét duy nhất còn nhận ra được trang phục truyền thống của người Việt không bị lai tạp với các nền văn hóa khác chính là hai tà áo dài. Áo dài Việt Nam xuất hiện trong từ điển tiếng Anh cũng vẫn là “aodai”, chứng tỏ sự biểu trưng mạnh mẽ cho vẻ đẹp mang tính dân tộc của loại trang phục truyền thống này.

Cho dù giờ đây người Việt không còn mặc áo dài như một loại trang phục thường ngày như trước đây, nhưng Áo dài vẫn là một loại trang phục trang trọng để mặc trong những dịp quan trọng. Đặc biệt nhất là vào những ngày đại lễ của quốc gia, thì tà áo dài lại trở nên một loại trang phục mang nhiều nét dân tộc. Chiếc áo dài trường tồn qua năm tháng, dù qua bao nhiêu thế hệ thay đổi thì Áo Dài vẫn là nét đẹp, là niềm kiêu hãnh của người Việt.

Từ xưa, khi kỹ thuật còn thô sơ, vải được dệt thành từng mảnh khổ nhỏ nên phải ghép bốn mảnh lại mới may đủ một áo, khi ấy ông bà ta gọi quen là áo tứ thân. Áo gồm hai mảnh đằng sau chắp lại giữa sống lưng (gọi là sống áo), mép của hai mảnh được nối vào nhau và giấu vào phía trong, hai mảnh trước được thắt lên và để thòng  xuống thành hai tà áo ở giữa, nên không phải cài khuy khi mặc. Đấy là hình ảnh chiếc áo dài tứ thân mộc mạc khi vừa được hình thành.

Vào thế kỷ 17-19, tà áo dài Việt Nam đã xuất hiện chiếc áo ngũ thân cách điệu từ áo dài tứ thân, chiếc áo này có 5 vạt áo được che kín thân hình . 5 vạt áo này là biểu tượng của ngũ hành : Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ.. những biểu tượng này được hình thành để biểu tượng cho địa vị của người mặc nó.

Rồi dần dần văn hóa Tây phương bắt đầu du nhập vào Việt Nam, đem lại nhiều biến đổi với tà áo dài. Từ đây áo dài Việt Nam bước qua một trang sử khác và hé lộ nhiều dáng dấp của áo dài ngày nay.

Đã có nhiều họa sĩ tâm huyết với tà áo dài dân tộc thiết kế thêm để áo dài dễ dàng đến với người hiện đại hơn, đồng thời thực hiện một cải cách lớn với chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn hai vạt trước và sau mà thôi. Bước đột phá táo bạo, góp phần hình thành kiểu dáng của áo dài ngày nay chính là kiểu áo dài “Le Mur”.

TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH GIẢM CÂN BẰNG CHANH HIỆU QUẢ NHẤT

TỔNG HỢP NHỮNG KIỂU TÓC NGẮN CHO PHÁI NỮ ĐẸP NHẤT

TỔNG HỢP NHỮNG CÁCH LÀM CĂNG DA MẶT TẠI NHÀ

Không cần quá cầu kỳ, áo dài Việt Nam chỉ cần mặc với một chiếc quần lụa thì đã đủ tôn vinh lên những đường cong mềm mại của các chị em phụ nữ rồi.

Cũng trong thập niên 60, áo dài thêm một lần nữa thay đổi: đẹp và quyến rũ hơn. Đó là kiểu áo dài cổ hở (thường gọi là áo dài bà Nhu). Áo dài bà Nhu là một trong những tà áo dài thời xưa còn được giới trẻ và các chị em hiện nay ưa chuộng..

Chiếc áo dài Việt Nam được thiết kế theo cổ áo bà Nhu , nhưng được bà chủ kim cương Lý Nhã Kỳ cách điệu cắt sâu phần cổ áo làm chiếc áo càng cuốn hút và sang trọng hơn.

Ngày nay các nhà thiết kế áo dài nổi tiếng vẫn sáng tạo ra những mẫu áo dài cách điệu để phù hợp với giới trẻ như áo dài tay ngắn, tà ngắn và có thể mặc chung với quần jeans, quần ôm…

Ngày nay, ngay cả các nhà thiết kế, người mẫu ngoại quốc cũng ưa thích diện áo dài Việt Nam. Đây là một bước tiến vô cùng quan trọng của áo dài Việt Nam, khi được thế giới đón nhận với một cách nhìn khác, dự báo áo dài sẽ trở thành một biểu tượng của văn hóa và thời trang chứ không phải chỉ là trang phục truyền thống!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button