Trầm Cảm Là Gì | Nguyên Nhân – Dấu Hiệu – Cách Điều Trị Trầm Cảm

Nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm là gì? Trầm cảm được xem là một bệnh lý vô cùng phức tạp, cho đến nay các bác sĩ vẫn chưa hiểu biết đầy đủ về các dấu hiệu của căn bệnh này. Sau đây nguyên nhân dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm mà bạn nên tham khảo!
bệnh trầm cảm là gì mà nghiêm trọng đến như vậy?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh trầm cảm đã cướp đi trung bình 850.000 mạng người mỗi năm, tính đến năm 2020 bệnh trầm cảm vẫn là căn bệnh xếp hạng 2 trong các bệnh gây tử vong nhiều nhất trên toàn thế giới. Còn tại Việt Nam, WHO ước tính có khoảng 3,6 triệu người mắc căn bệnh này, có khoảng 5.000 người chết vì tự tử do người trầm cảm chiếm 4% dân số (theo số liệu 2015). Bệnh trầm cảm có nguy cơ tự tử cao gấp 25 lần so với người khác.

Khái niệm về bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm là một loại rối loạn ảnh hưởng tới tâm trạng, gây ra cảm giác buồn bã và mất hứng thú liên tục, đây không phải là dấu hiệu của sự yếu đuối. Trầm cảm ảnh hưởng tiêu cực đến các cảm nhận, suy nghĩ và hành xử của người bệnh. Người bệnh có thể gặp khó khăn khi thực hiện các hoạt động thường ngày và đôi khi họ cảm thấy cuộc sống này không đáng sống nên dẫn đến tự tử để giải thoát.

Trầm cảm có thể mắc ở tất cả mọi lứa tuổi – (Trầm cảm là gì?)

Trầm cảm không dễ dàng để thoát ra được và đây không chỉ là tâm trạng chán nản trong vài giờ mà điều trị căn bệnh này cần tốn nhiều thời gian và công sức.

Nguyên nhân gây ra bệnh trầm cảm

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này cho đến bây giờ vẫn chưa được giải thích chính xác, nó vẫn là một ẩn số. Một số nguyên nhân chính gây nên như:

  • Sự khác biệt về sinh học: Những người bị trầm cảm thường có những thay đổi về thể chất trong não bộ của hộ.
  • Thay đổi hóa chất trong não: Nghiên cứu gần đây cho thấy hóa chất Neurotransmitters là các hóa chất tự nhiên có trong não thay đổi (về chức năng và hiệu quả) và giảm khả năng tương tác lẫn nhau sẽ ảnh hưởng đến sự ổn định tâm trạng.
  • Yếu tố di truyềnÍt người tin rằng trầm cảm bị ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng những ai có người thân ruột thịt từng mắc bệnh thì nguy cơ mắc cũng cao hơn. Nếu như gia đình như bố hoặc mẹ mắc bệnh trầm cảm nguy cơ mắc bệnh ở con cái cũng cao hơn người bình thường.
  • Giới tínhTheo các nghiên cứu thì tỉ lệ phụ nữ mắc bệnh trầm cảm cao gấp đôi so với nam giới. Nguyên nhân chính là do phụ nữ thường có nhiều áp lực dồn nén, gia đình, con cái  không có thời gian chia sẻ cũng như thời gian chăm sóc bản thân, thay đổi hocmon trong cơ thể cũng dẫn tới trầm cảm.
  • Căng thẳng kéo dàiCăng thẳng kéo dài sẽ làm mất đi sự cân bằng tâm lý cho người bình thường, căng thẳng cuộc sống cũng giống như sự chấn động mạnh về tâm lý cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh này
  • Do ảnh hưởng bởi một số bệnh: Như người bị chấn thương sọ não, tai biến mạch máu não, u não, cũng dễ mắc bệnh trầm cảm.
  • Mất ngủ thường xuyên: Chắc chắn khi mất ngủ thường xuyên sẽ khiến bạn căng thẳng lú lẫn đầu óc ảnh hưởng đến các triệu chứng của trầm cảm. Vì vậy, hãy chú ý đến giờ giấc ngủ nghỉ của mình cho đúng giờ vào mỗi đêm.

Triệu chứng & dấu hiệu bệnh trầm cảm

Mặc dù bệnh trầm cảm xảy ra một lần với mỗi người, nhưng nó được chia ra làm nhiều giai đoạn. Hầu hết bệnh nhân trầm cảm sẽ gặp phải dấu hiệu như:

  • Cảm giác người buồn bã, không cảm xúc, thấy trống vắng, tuyệt vọng và muốn khóc.
  • Luôn nhìn mọi thứ tiêu cực, tuyệt vọng, khó chịu, tức giận ngay cả trong những vấn đề nhỏ nhặt.
  • Cảm thấy mất hứng thú trong tất cả các hoạt động thường ngà
  • Bị chứng rối loạn giấc ngủ ngủ ít hoặc ngủ quá nhiều
  • Người mệt mỏi và thiếu năng lượng
  • Không thèm ăn hoặc tăng cảm giác thèm ăn và tăng cân.
  • Thường xuyên rơi vào trạng thái lo âu, bồn chồn;
  • Cử chỉ chậm chạp, nói năng không suy nghĩ.
  • Cảm giác bản thân vô giá trị, tội lỗi
  • Thường xuyên nghĩ đến cái chết, nhiều ý nghĩ tự sát để giải thoát bản thân;
  • Các vấn đề về thể chất như đau lưng hoặc đau đầu.

Các triệu chứng trầm cảm ở trẻ em và thanh thiếu niên

Mặc dù ở trẻ em và người lớn, các triệu chứng thường gặp khá giống nhau, nhưng ở trẻ nhỏ lại có nhiều khác biệt hơn. Các triệu chứng của căn bệnh tâm lí này ở trẻ em là buồn bã, khó chịu, nôn nao, lo lắng, đau nhức cơ thể, thiếu cân và không muốn đi học.

Các triệu chứng trầm cảm ở người lớn tuổi

Ở người lớn tuổi, các triệu chứng có thể khác đi hoặc khó nhận ra ở người cao tuổi, chẳng hạn như:

  • Vấn đề về trí nhớ;
  • Tính cách thay đổi;
  • Đau đớn về thể chất;
  • Mệt mỏi, chán ăn, khó ngủ
  • Có suy nghĩ về tự tử.

Biến chứng của trầm cảm

Trầm cảm là một loại rối loạn nghiêm trọng, bệnh sẽ nhanh chóng trở nên nặng hơn nếu không được điều trị sớm. Nó sẽ ảnh hưởng đến cảm xúc, hành vi cũng như sức khỏe của con người.

Bệnh trầm cảm thường gây ra những biến chứng nguy hiểm

Biến chứng liên quan đến hội chứng này bao gồm:

  • Người bệnh bị thừa cân hoặc béo phì, bệnh tim và tiểu đường
  • Lo lắng, rối loạn, hoảng loạn hoặc ám ảnh về xã hội;
  • Lạm dụng rượu hoặc ma túy, các chất kích thích
  • Xung đột trong gia đình, cách ly với các mối quan hệ
  • Có cảm giác, mong muốn hoặc thực hiện hành vi tự tử;
  • Tự làm tổn thương bản thân;

Cách khắc phục nếu bị trầm cảm

Theo các bác sĩ nghiên cứu thì “Bệnh trầm cảm được chia làm 3 mức độ là trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa và trầm cảm nặng. Trong đó trầm cảm nặng là giai đoạn khó chữa và nguy hiểm nhất, cần phải kiên trì điều trị“.

Hiện tại thì phương pháp điều trị bệnh trầm cảm này vẫn còn rất hạn chế, chỉ có thể trị liệu tâm lí và can thiệp thuốc. Vậy nên, điều cần thiết hơn cả là phòng tránh  trước khi nó xảy ra như kiểm soát căng thẳng, yêu bản thân hơn, thường xuyên trò chuyện thân mật với gia đình và bạn bè đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng. Đặc biệt là phải điều trị ngay khi phát hiện những dấu hiệu dù là nhỏ nhất.

Hy vọng trong bài viết “Trầm cảm là gì?” chúng tôi đã phân tích và hướng dẫn cho mọi người cách điều trị cũng như dấu hiệu nhận biết căn bệnh trầm cảm? Hy vọng tất cả mọi người áp dụng hiệu quả và có những hướng đi tích cực cho người thân mình mắc chứng bệnh này nhé!  Chúc các bạn thành công !

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button