Triệu Chứng & Cách Điều Tri Viêm Da Dị Ứng

Tình trạng viêm da dị ứng là một trong những bệnh lý nhiều người mắc phải, gây cảm giác ngứa ngáy; khó chịu. Vậy đâu là những triệu chứng và nguyên nhân gây nên bệnh lý này?

Viêm da dị ứng là gì?

Viêm da dị ứng là một bệnh lý thường gặp trên da. Đây được coi là bệnh mãn tính, có khả năng bùng phát và sẽ tự khỏi sau một thời gian.

Bệnh viêm da dị ứng sẽ khiến cho da bị ngứa, nóng, khô và tróc vảy. Mảng da khô thường sẽ xuất hiện ở vùng mặt, trán hay ở vùng da đầu. Theo đó, mức độ bệnh lý sẽ biến đổi từ mức độ nặng đến nhẹ. Khi mắc bệnh viêm da dị ứng, khi đó sẽ mắc phải một số bệnh khác đi kèm như bệnh hen,…

Viêm da dị ứng là gì?

Khi mắc phải bệnh viêm da dị ứng bạn sẽ bị mẩn ngứa khó chịu và làm ảnh hưởng đến sức khỏe và giấc ngủ cũng như hoạt động sinh hoạt hàng ngày. Tốt nhất khi đó mọi người nên thăm khám sức khỏe ở những bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ kiểm tra.

Triệu chứng bệnh viêm da dị ứng

Trẻ sơ sinh hay người lớn khi mắc bệnh viêm da dị ứng sẽ có những triệu chứng nhận biết bệnh khác nhau. Theo lời chia sẻ của một số bệnh nhân đã từng bị viêm da dị ứng về những triệu chứng nhận biết sau:

  • Bị ngứa vào buổi tối.
  • Bị sẩn nhỏ.
  • Xuất hiện những mảng da đỏ/ xám nâu ở tay, chân, ở phần cổ, mắt cá, mí mắt hay ở phần đầu gối và vùng khuỷu tay.

Đối với trẻ sơ sinh khi mắc phải bệnh lý này thường rơi vào khoảng từ 2 – 3 tháng tuổi. Ở những vùng da khô thường xuất hiện ở vị trí trên mặt, da đầu, vì vậy gây nên tình trạng mất ngủ ở trẻ nhỏ. Do đó, khi mắc bệnh trẻ thường chà xát ở giường, thảm/ những vật dụng xung quanh nhằm thỏa mãn được tình trạng ngứa ngáy khó chịu. Tình trạng này kéo dài sẽ gây nên tình trạng nhiễm trùng da.

Ở độ tuổi trẻ khi lên 2 tuổi mắc bệnh viêm da khởi phát thường xuyên xuất hiện ở nếp gấp khuỷu/ ở vùng đầu gối. Theo đó, ở những vị trí này vùng da trở nên dày hơn do cào gãi.

Những triệu chứng ở bệnh viêm da dị ứng ở người lớn khác với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trước tiên nó sẽ xuất hiện ở trên khắp cơ thể, làm da bị khô và tróc vảy. Theo đó, người bệnh sẽ cảm thấy càng bị ngứa và tình trạng ngứa sẽ không bị thuyên giảm.

Tùy vào từng đối tượng khi đó sẽ gặp phải những triệu chứng khác nhau. Tốt nhất khi có những triệu chứng mắc bệnh khi đó mọi người hãy đến ngay bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám. Đặc biệt, trao đổi với bác sĩ để tìm được phương pháp điều trị bệnh phù hợp, tránh làm ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe về sau.

Nguyên nhân viêm da dị ứng

Hiện tại, vẫn chưa có nguyên nhân chính xác ở bệnh lý này. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu cho biết rằng một số yếu tố gây nên bệnh lý này có thể liên quan đến chàm. Những người bị dị ứng có thể bị chàm (dị ứng do hen hay có thể do bị dị ứng thức ăn).

Dị ứng là một trong những nguyên nhân thường gặp nhất của chàm nặng ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, một số yếu tố khác gây nên bệnh viêm da dị ứng như: bị stress, dị ứng xà phòng, độ ẩm thấp, bị dị ứng theo mùa, những chất tẩy rửa, thời tiết lạnh…

Bệnh viêm da dị ứng thường gặp đối với những trẻ dưới 5 tuổi và ở độ tuổi trưởng thành. Một số trường hợp tình trạng bệnh có thể sẽ được cải thiện và biến mất sau đó. Đa phần bệnh lý này thường gặp đối với những người có người thân mắc bệnh hen, bệnh chàm hay bệnh viêm mũi dị ứng.

Những yếu tố gây nên bệnh viêm da ở mức độ nặng hơn như:

– Người thân trong gia đình bị bệnh dị ứng, mắc bệnh chàm, bị viêm mũi dị ứng/ hen.

– Đối tượng làm việc trong ngành Y tế sẽ có khả năng bị chàm ở tay do thường xuyên tiếp xúc với những vật phẩm Y tế.

Trẻ em có nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng gồm có:

  • Trẻ đi nhà trẻ hay học tại các trường mầm non.
  • Sống ở những nước phát triển hay sống ở những vùng thành thị.
  • Trẻ mắc phải hội chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
  • Thói quen nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh viêm da dị ứng.

Phương pháp đề phòng

  • Không nên đến những vùng tiếp xúc yếu tố gây bệnh: nên tổng hợp lại những thứ dễ gây dị ứng như: xà phòng, các chất tẩy rửa.
  • Luôn giữ ẩm cho cơ thể: dưỡng ẩm cho da ít nhất 2 lần/ ngày. Tốt nhất mọi người nên thoa kem dưỡng ẩm sau khi mới tắm xong khi đó da sẽ được giữ ẩm tốt.
  • Tránh để da bị trầy xước: tốt nhất mọi người nên bôi thuốc chống ngứa. Cắt hết móng tay hay có thể đeo găng tay khi đi ngủ.
  • Tắm rửa bằng nước ấm: khi tắm mọi người có thể pha thêm một ít muối hay yến mạch chưa nấu chín. Tiếp đến nên tắm bằng xà phòng trong vòng tầm khoảng 10 – 15 phút. Cuối cùng bôi thuốc/ kem dưỡng ẩm cho da.

Trên đây là những nguyên nhân và cách khắc phụng nhằm giúp cho mọi người hiểu hơn về bệnh viêm da dị ứng . Khi có những dấu hiệu mắc phải bệnh lý này khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám tình trạng sức khỏe và có phương pháp điều trị dứt điểm. Chúc các bạn thật nhiều sức khẻo

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button