Cây hoàn ngọc có thể chữa bệnh ung thư?

Cây hoàn ngọc còn gọi là cây xuân hoa, nhật nguyệt, tu lình, cây con khỉ, trạc mã, cây mặt quỷ, …thuộc họ Ô rô. Ngoài công dụng chữa các bệnh dạ dày, một số nghiên cứu cho thấy các thành phần của cây hoàn ngọc còn có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư. 

1. Vài nét về cây hoàn ngọc

Để nghiên cứu về tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc, các nhà khoa học đã xác định trong cây hoàn ngọc có chứa các thành phần sau: sterol, flavonoid, đường khử, carotenonl, acid hữu cơ, saponin. 

Cây hoàn ngọc với nhiều công dụng trị bệnh được sử dụng rộng rãi trong dân gian.

Bảy chất đã được phân lập, trong đó có phytol, beta- sitosterol, hỗn hợp đồng phân epimer của stigmasterol và poriferasterol, beta-D- glucopyranosyl-3-O- sitosterol. Lá chứa diệp lục toàn phần 2,65mg/g (lá tươi), N toàn phần 4.9% (chất khô), protein toàn phần 30,08% (chất khô),…

xem thêm: Những điều cần biết về cây hoàn ngọc

2. Công dụng, chỉ định chung của hoàn ngọc

Xét về lĩnh vực đông y, hoàn ngọc có vị đắng ngọt. Lá già như có bột, lá non nhớt. Lá  không có mùi vị. Vỏ và rễ của cây có vị đắng ngọt như lá già. Lá có tác dụng kích thích thần kinh khi ăn sống. Khi ăn nhiều sẽ có cảm giác say nhẹ trong một khoảng thời gian ngắn.

Theo dân gian, hoàn ngọc có nhiều công dụng tốt trong điều trị các chứng bệnh về tiêu hóa, đau dạ dày, kháng khuẩn, giúp khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, người già, suy nhược , lao động quá sức, các bệnh về mắt,…và hỗ trợ điều trị ung thư.

Lá cây hoàn ngọc đã được nghiên cứu thành phần và chứng minh công dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm phổ rộng, điều trị 25 loại bệnh: huyết áp cao, tiêu chảy, cúm, bệnh lị, bệnh phụ khoa, sâu răng, đau dạ dày, u do ung thư, bị thương chảy máu, táo bón, bệnh trĩ, viêm mũi, viêm thận, viêm khớp, viêm họng, viêm gan, viêm ruột kết…

xem thêm: Cây hoàn ngọc chữa bệnh dạ dày

3. Tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư

Một số nghiên cứu về tác động trên khối u của hoàn ngọc

Tính đến nay, đã có nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng này của cây hoàn ngọc.

Cụ thể, vào năm 2007, các nhà khoa học tại Viện hóa học (Viện khoa học công nghệ Việt Nam) đã nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ rễ cây hoàn ngọc thu hái tại vườn trồng của DNTN trà hoàn ngọc 7 Nga Tây Ninh.

Qua quá trình phân tích,nghiên cứu và thử nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy rễ cây hoàn ngọc có một số chất có khả năng kháng khối u hiệu quả. Thành phần này thuộc lớp chất tritecpen, bao gồm lupeol, betulin và lupenone.

Hai chất betulin và lupenone thuộc tritecpen có hàm lượng cực lớn. Theo nhiều nghiên cứu sinh học trên thế giới, hai thành phần này có khả năng kháng khối u rất hiệu quả.

Betulin và lupenone được coi là hai thành phần chính của rễ cây hoàn ngọc, được nghiên cứu về hoạt tính gây độc tế bào đối với ba dòng tế bào ung thư vú MCF-7, ung thư gan Hep-G2 và ung thư biểu mô KB.

Theo các nhà nghiên cứu, betulin có hoạt tính trên cả ba dòng tế bào được thử MCF-7 (IC50 6,65 µg/ml), Hep-G2 (IC50 32 µg/ml) và KB (IC50 26 µg/ml), còn lupeol có tác dụng đối với dòng tế bào ung thư vú MFC-7 với IC50 là 18,29 µg/ml.

TÍnh đến năm 2009 đã có đến 50 công trình nghiên cứu về hoạt tính phòng chống và chữa bệnh của lupeol và betulin.

Trích theo báo cáo khoa học của GS Nguyễn Văn Hùng- Viện Hóa Viện khoa học Công nghệ Việt Nam

Năm 2006

 Các nhà khoa học trường Đại học Cần Thơ,  Đại học Nông Nghiệp và Công nghệ Tokyo, cùng trung tâm nghiên cứu quốc tế về khoa học nông nghiệp Nhật Bản đã công bố về tác dụng phòng chống 25 loại bệnh của Cây Hoàn Ngọc: huyết áp cao, tiêu chảy, đau dạ dày, thiếu máu cơ tim, thần kinh xương, u do ung thư, bị thương chảy máu, táo bón, cúm, chảy máu, liệt cơ mặt, nhũn não, bệnh lị, bệnh phụ khoa, ung thư ruột, sâu răng, bệnh trĩ, viêm mũi, viêm thận, viên khớp, viêm họng, viêm vú, viêm gan, viêm ruột kết của lá Hoàn Ngọc. Trong đó cũng có kể đến tác dụng điều trị u do ung thư.

Năm 2007

Trên tạp chí TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Tập 45, số 6-2007 đã công bố đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu thành phần hóa học rễ cây xuân hoa” của nhóm tác giả: Trần Công Khánh, Nguyễn Thị Minh Hằng, Đoàn Thị Mai Hương, Nguyễn Văn Hùng thuộc Viện Hóa – Viên Khoa học và công nghệ Việt Nam.

Nghiên cứu chỉ rõ, các nhà khoa học đã tìm thấy và phân lập trong rễ cây Xuân Hoa (cây Hoàn Ngọc) 7 năm tuổi do DNTN Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh cung cấp có chứa các hoạt chất: LUPEOL – C30H50O,  LUPENONE – C30H480, BETULIN-C30H5002, AXIT – POMOLIC – C30H4804 .

Trên thế giới, những hoạt chất này vô cùng quý hiếm để sản xuất các dược phẩm có hoạt lực cao nhằm điều trị các bệnh như: viêm nhiễm, các loại ung thư, HIV-AIDS, tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ gan khỏi các tác nhân của hóa chất như thuốc uống, rượu bia…

– Nhóm tác giả đã đề xuất Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam đưa nghiên cứu toàn diện về cây hoàn ngọc vào đề tài khoa học cấp nhà nước. Cụ thể:

Năm 2011

DNTT Trà Hoàn Ngọc 7 Nga Tây Ninh và UBND tỉnh  Tây Ninh đã gửi phiếu đề xuất đề tài KH&CN thuộc chương trình Hóa Dược.

Đề tài: NGHIÊN CỨU CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MỘT SỐ CHẾ PHẨM HỖ TRỢ PHÒNG CHỐNG KHỐI U VÀ MỘT SỐ BỆNH KHÁC TỪ CÂY HOÀN NGỌC PSEUDERANTHERUM PALALIFERUM

Qua các nghiên cứu trên, chúng ta có thể thấy có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh về các tác động đến khối u của cây hoàn ngọc. Tuy nhiên, chưa có một nghiên cứu quy mô, cụ thể nào chứng minh được hoàn ngọc có thể điều trị dứt điểm ung thư, thay thế các loại thuốc điều trị ung thư hiện tại.

Do đó, dù biết hoàn ngọc có công dụng điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau, nhưng không có nghĩa là nó có thể chữa được bách bệnh, kể cả chữa khỏi hoàn toàn ung thư. Vì vậy, thay vì coi hoàn ngọc là một thần dược, người bệnh nên sử dụng hoàn ngọc với vai trò giống như một thực phẩm chức năng, để hỗ trợ việc điều trị hiện tại của mình cùng với các biện pháp điều trị khối u, ung thư khác.

Trần Nhân Phan

Theo Nội khoa Việt Nam 

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button