Cách chụp cảnh pháo hoa để tạo ra những bức ảnh ấn tượng

Tôi yêu thích thử nghiệm những kỹ thuật và ý tưởng khác nhau. Do đó khi tôi tự hỏi rằng liệu có ai sẵn lòng thử qua một kỹ thuật mới để thử nghiệm với pháo hoa không. Tôi đã sốt sắng nắm lấy cơ hội này. Tôi yêu thích sáng tạo và cố gắng hết mình thực hiện các ý tưởng mới.

 

Đây là một bức ảnh pháo hoa điển hình.

 

 

 

Tôi yêu thích vẻ ngoài của những bức ảnh và loại hình thử nghiệm nghệ thuật này hoàn toàn phù hợp với tôi. Tôi thử loại hình này mọi lúc. Thỉnh thoảng nó hiệu quả đấy nhưng nhiều lúc khác nó không hẳn thành công lắm, nhưng điều tôi muốn nói là ta có thể học hỏi và nâng cao tay nghề với tư cách là một nghệ sĩ và nhiếp ảnh gia.

 

Những bộ ảnh đầu tiên này được chụp bằng cách sử dụng kỹ thuật được mô tả bởi nhiếp ảnh gia trong bài viết này. Đúng vậy, đây là việc sao chép kỹ thuật của một ai đó, nhưng không có gì sai với điều đó cả. Sự bắt chước có thể dẫn tới phát kiến. Tôi đã sử dụng kĩ thuật phơi sáng dài và sau đó đã thử tinh chỉnh thời gian dịch chuyển của vòng lấy nét với pháo hoa khi nổ. Timing là rất quan trọng với kĩ thuật này, và nó rất khó để kiểm soát. Tôi mất gần cả buổi bắn pháo hoa chỉ để chụp được những bức ảnh bắt chước kĩ thuật của người khác.

 

Chú ý: bạn không cần phải xoay vòng lấy nét. Một chuyển động out nét nhỏ sẽ tạo nên hiệu ứng thú vị.

 

 

Tôi thích dáng vẻ của những phần pháo bông này. Vụ nổ làm tôi nhớ đến những cánh hoa.

 

 

 

Những hình ảnh pháo bông nhòe này tạo nên một bức ảnh ấn tượng và đậm tính nghệ thuật.

 

 

 

Tôi khá hài lòng với những bức ảnh này. Tôi đã sử dụng ống kính 70-200mm và thiếp lập phơi sáng ở mức 0.6 giây, với khẩu độ f/2.8 và ISO 250. Nó khá hiệu quả. Timing là giai đoạn vất vả nhất.

 

Tôi đã có những bức ảnh thất bại thảm hại. Đã có nhiều lúc khi bức ảnh bị out nét nhiều. Kết quả cho ra những ánh sáng kiểu bokeh đẹp mà tôi sử dụng làm overlay cho hình ảnh của mình. Thông thường, những bức ảnh nghệ thuật trắng đen và việc pha lẫn chúng với nhau giúp tạo nên thứ ánh sáng thú vị. Mỗi bức ảnh có thể hữu ích trong trường hợp nào đó, vì thế đừng lúc nào cũng xóa những “thất bại” của bạn.

 

 

Trong trường hợp này, tôi đã vặn vòng lấy nét quá đà và tạo nên bokeh khá đẹp.

 

 

 

Những màu sắc khá đẹp nhưng bức ảnh này thì lại thất bại.

 

 

 

Những bức ảnh khác không giống chính xác với ảnh của nhiếp ảnh gia nhưng tôi nghĩ chúng vẫn thành công. Những bức ảnh này khá đẹp và chúng phù hợp cho những tấm thiệp sinh nhật hơn.

 

Tôi vẫn sử dụng cùng một kĩ thuật như anh ấy, nhưng tôi đã không timing chính xác do đó những bức ảnh này trông khống giống những bức đầu. Mặc dù vậy chúng khá cuốn hút và không có vấn đề gì với những bất ngờ không lường trước được này.

 

 

Tôi vô tình di chuyển luôn cả máy ảnh trong khi đang xoay vòng lấy nét. Đó là lỗi nhưng tôi vẫn thích cái hiệu ứng này.

 

 


Tôi yêu bức ảnh này. Những ánh sáng gợi tôi nhớ đến bỏng ngô vì một lý do nào đó.

 

 

 

Những ánh sáng này làm tôi nhớ đến cơn mưa sao chổi.

 

 

Tận dụng pháo hoa rất khó đấy. Timing rất khó để kiểm soát. Tôi chỉ có thể chụp được một ít ảnh trong vòng 30 phút trình diễn pháo hoa. Điều này đã dẫn tới một thử nghiệm khác là tôi đã sử dụng những cây pháo hoa nhỏ. Buổi tối tương đối nhiều gió nên tôi sử dụng garage của mình để làm studio.

 

 

 

Chú ý: Bài học rút ra – hãy chờ tới đêm khi không có gió để chụp những cây pháo hoa nhỏ. Khói từ những cây pháo hoa lan tỏa khắp garage khiến tôi bị đau đầu sau khi chụp xong. Dĩ nhiên, tôi nên liệu trước điều này trước khi bắt tay vào làm, nhưng trong khoảnh khắc…

 

Đối với những bức ảnh tiếp theo, tôi đã sử dụng chung một cách thức cơ bản giống như khi tôi chụp pháo hoa. Một điều khác biệt là thông số f-stop, đây là một sai lầm của tôi. Tôi thiết lập máy ảnh tới f/16, đây là một lỗi lầm lớn trong quá trình thực hiện. Tôi đã không thể bắt chước chính xác cảnh out nét cho những bức ảnh. Bạn cần sử dụng khẩu độ rộng để cuộc thử nghiệm thành công. Kết quả là những bức ảnh tôi chụp được khác biệt đáng kể với những hình dáng bông hoa ấn tượng hóa được tạo ra bởi những màn pháo hoa. Vẫn có nhiều bức ảnh đẹp trong bộ sưu tập này, nhưng nó không thực sự theo ý tôi.

 

 

Tôi đã sử dụng một ống kính dài cho bức ảnh này nhưng tôi đã không sử dụng vòng lấy nét.

 

 

 

Tôi yêu cái cách bức ảnh này như cơn mưa được tạo ra từ vụ nổ.

 

 

 

Những thiết lập cho những bức ảnh này sử dụng một mức khẩu độ từ f/16 tới f/32. Chúng nhìn vẫn khá đẹp theo tôi nghĩ, và tôi chắc chắn sẽ tìm ra mục đích để tận dụng chúng.

 

Bước tiếp theo trong cuộc thử nghiệm bao gồm tiến gần hơn tới những cây pháo bông nhỏ và chụp một thứ gì đó khác biệt. Tôi đã gắn một extension tube cho ống kính của mình tiến đến sát những cây pháo hoa. Có lẽ chụp quá gần sẽ có khả năng làm hư hại cảm biến do chụp thứ gì đó quá sáng. Tuy nhiên khẩu độ nhỏ sẽ cứu máy ảnh của bạn.

 

 

Bức ảnh chụp nhanh bằng điện thoại được con trai tôi chụp chỉ ra khoảng cách giữa máy ảnh và cây pháo hoa có gắn extension tube.

 

 

 

Đây là những kết quả của cuộc thử nghiệm. Hình ảnh này cho phép chúng ta thấy cách cây pháo hoa cháy. Những bức này của là những bức ảnh thú vị và đáng thời gian bỏ ra để chụp.

 

 

Tôi đã sử dụng extension tube 12mm cho ống prime 50mm trong bức ảnh này.

 

 

 

Đây là một bức ảnh tôi đã chụp được những vệt sáng khi chúng rớt xuống khỏi cây pháo hoa.

 

 

 

Cũng rất vui khi nghịch màu sắc trong suốt quá trình chỉnh sửa. Chỉ cần điều chỉnh một chút  trên  thanh trượt nhiệt độ màu đã thay đổi ánh sáng của cây pháo bông từ màu vàng ấm sang màu cam đậm.

 

Một lần nữa tất cả đều là cuộc thử nghiệm. Quá trình có thể không đem lại một bức ảnh hoàn chỉnh, nhưng tất cả là về việc “nghịch ngợm” với những thiết lập và cố gắng tạo nên các hiệu ứng đa dạng trong phong cách nhiếp ảnh của bạn.

 

 

Tôi chỉ đơn giản di chuyển thanh trượt để điều chỉnh màu sắc ánh sáng.

 

 

 

Tôi đã điều chỉnh bức ảnh này bằng cách sử dụng thanh trượt split-tone trong Lightroom.

 

 

 

Theo lẽ tự nhiên, cuộc thử nghiệm đã tiếp tục trong lần nỗ lực thứ hai với những bức ảnh cây pháo bông. Lần này tôi đã thiết lập một khẩu độ rộng hơn. Đây là những kết quả đạt được khi sử dụng cùng một phương pháp như tôi đã sử dụng với những bức ảnh pháo hoa.

 


Tôi thích hiệu ứng khi dùng khẩu độ mở lớn. Chỉ một ít tia sáng đọng lại trong vùng lấy nét.

 

 

Trong khi những cây pháo bông đã không tái tạo được hiệu ứng ấn tượng về bông hoa đang nở, tôi vẫn thích những bức ảnh này. Cây pháo bông nhỏ cho phép tôi dễ dàng tập trung hơn vào công việc đang thực hiện. Tôi vẫn phải di chuyển nhanh nhưng không vội vàng như khi chụp ảnh pháo bông. Cả hai hoạt động này đều thú vị và thách thức theo cách riêng của chúng.

 

 

Việc lấy nét ở đây chính xác hơn.

 

 

 

Trong bức ảnh này có vài đường nét độc đáo được tạo nên bởi những vùng lóe sáng.

 

 

 

Gần tới năm mới rồi và thời gian cho pháo hoa sắp diễn ra một lần nữa Hãy chia sẽ với chúng tôi một vài cuộc thử nghiệm và kết quả của bạn. Không nhất thiết phải là pháo bông. Bạn có thể sử dụng ánh sáng hoặc đèn flash. Hãy sáng tạo! Cho chúng tôi thấy những gì bạn đã tạo ra!

 

Cuộc thử nghiệm tiếp theo của tôi sẽ bao gồm việc xoay những cây pháo bông trong khi chụp. Loại hiệu ứng nào sẽ được tạo ra đây?

 

 

Chỉ là một bức ảnh nữa.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button