Hướng dẫn cơ bản về nhiếp ảnh đời thường (Street photography)

Trong bài viết mở rộng này, tôi sẽ giúp bạn hiểu hơn về nhiếp ảnh đời thường, cách để thực hiện và tất cả những thứ bạn cần nghĩ đến bao gồm thiết bị, đạo đức và cả tính pháp lý. Đây là hướng dẫn cơ bản để giúp bạn bắt đầu với thể loại nhiếp ảnh này.

 

 

 

 

Đây là một thuật ngữ vốn đã lỗi thời từ lâu và do đó có rất nhiều nhiếp ảnh gia thuộc trường phái này không thích điều đó. Họ coi họ đơn giản chỉ là nhiếp ảnh gia, thế thôi.

 

Hình ảnh đầu tiên chợt thoáng qua trong suy nghĩ khi nhắc tới thuật ngữ nhiếp ảnh đời sống là tấm của một người lạ bước xuống phố ở thành phố như New York, London hoặc Tokyo.

 

 

 

Đây dĩ nhiên là toàn bộ của nhiếp ảnh đời thường nhưng đây chỉ là một phần trong số đó và nó có thể gây ra sự bối rối về ý nghĩa thực sự của nhiếp ảnh đời thường và cách nó được thực hiện.

 

Street photography là loại nhiếp ảnh về cuộc sống và bản chất con người một cách chân thực nhất (candid photography). Đó là một cách để chúng ta mô tả mọi việc diễn ra xung quanh ta và cách ta như là nhiếp ảnh gia liên hệ tới chúng thế nào. Chúng ta chọn lọc những gì chúng ta thấy để tìm những khoảnh khắc làm chúng ta thích thú và để sau đó chia sẻ với những người khác. Nó như là mơ mộng giữa ban ngày cùng với chiếc máy ảnh vậy.

 

 

 

Một bức ảnh không cần phải có con người trong đó mới được gọi là bức ảnh đời thường. Nó không cần được chụp trong thành phố hoặc trong một khu chợ đông đúc. Nó có thể được chụp ở bất cứ đâu và có thể miêu tả gần như mọi thứ miễn là nó không có sự sắp đặt trước. Nó có thể là một tấm hình tại bữa tiệc nướng của gia đình hoặc ở giữa đại lộ trong thành phố.

 

Trong khi nhiều người nghĩ thuật ngữ này lỗi thời thì nó cũng có mặt tích cực mà tôi nghĩ đã bị bỏ qua. Đường phố (Street) là những nơi công cộng và đông người nhất. Street photography là một thể loại nhiếp ảnh dễ tiếp cận nhất. Ai cũng có thể thực hiện được. Bạn không cần một chiếc máy ảnh đắt tiền. Bạn không cần một studio lớn, ánh sáng chuyên nghiệp hoặc người mẫu đẹp. Chúng ta đều có những thứ đó ngoài kia rồi và nó tùy vào chúng ta khám phá ra cách chụp được và mang nó về nhà.

 

Ngoài ra, trong khi chất lượng chuyên môn luôn luôn quan trọng với mỗi loại nhiếp ảnh thì điều này không cần thiết trong street photography trong cùng một cách. Bức ảnh tự nhiên hoặc phong cảnh cần phải rõ ràng và sắc nét. Nó thường có thể in được ở các khổ lớn cùng với chất lượng tốt. Đối với những dòng này bạn có thể chọn một địa điểm hoàn hảo, đóng khung nó một cách hoàn hảo nhất, chọn các thiết lập và trang bị tốt và tiếp tục trở lại cho tới khi bạn có được ánh sáng hoàn hảo nhất.

 

 

 

Với nhiếp ảnh đời thường thì ngược lại, tấm ảnh đẹp nhất về cuộc sống của bạn có thể ngay trước mắt bạn trên đường đi uống cà phê buổi sáng. Sự ngẫu hứng, vô tình chính là yếu tố chính. Đó là lý do tại sao những hình ảnh có hạt, lấy nét sai sẽ luôn luôn không phá hỏng bức ảnh. Đôi lúc có thể và chúng ta phải hướng tới việc thành thạo chuyên môn nhưng những lúc khác chúng có thể them vào một chút “thật” của khoảnh khắc đó. Thỉnh thoảng những khiếm khuyết này có thể thực sự cải thiện bức ảnh đó.

 

Nhưng đây là những quyết định không thể được dạy. Nhiều cái là vô tình và bản năng. Đó là lý do tại sao bạn không thể mua hoặc đọc để “master” được nhiếp ảnh đời thường. Bạn cũng ở cùng trình độ với mọi nhiếp ảnh gia khác. Thứ duy nhất giữa ta và họ là thời gian dành ra trải nghiệm những khó khăn, chờ đón những khoảnh khắc ấn tượng xảy ra, và cải thiện khả năng của mình và mang nó trở về với bạn.

 

 

 

Hãy đừng làm cho thể loại nhiếp ảnh nghe có vẻ dễ dàng quá – Nhiếp ảnh đời thường là một dạng xâm phạm, đôi lúc có thể rất đáng sợ với các chủ thể. Chụp ảnh mọi người một cách chân thực thường nghĩa là bạn không cần sự cho phép của họ trước đó.

 

 

 

Đây là thứ bạn sẽ phải chấp nhận khi tham gia vào thể loại này. Đối với mỗi tấm bạn chụp, dù cho đẹp hay hấp dẫn tới đâu thì vẫn có khả năng mà chủ thể đó có thể không thích thấy nó. Một vài người có thể thích nhưng cũng có nhiều người thì không.

 

Đây là giá trị đạo đức của street photography. Đa số chúng ta làm điều này vì chúng ta thích con người và chúng ta thích khám phá, bắt trọn nền văn hóa. Máy ảnh chỉ là một cách để đem về những khoảnh khắc chúng ta thấy và tận hưởng. Những ảnh này có giá trị – cả giá trị lịch sử và hiện tại. Khi bạn nhìn vào những tấm hình từ thập niên 1920, 1950, 1970 hoặc thậm chí từ 15 năm trước thì đâu là những tấm hình thú vị nhất?. Thường thì đó là những cái về con người và văn hóa. Đây là những tấm hình mà nhiều người thấy thích bởi vì có nhiều giá trị văn hóa trong chúng.

 

Nỗi sợ là một trong những rào cản khó nhất cần vượt qua đối với các tân binh và những tình huống khó xử về mặt đạo đức này thậm chí có thể làm nó trở nên khó khăn hơn nhiều lần. Bạn hãy nhớ rằng việc bị bắt không phải lúc nào cũng tệ.

 

 

 

Hãy nghĩ về lần đầu trở thành trò cười trên sân khấu và việc nó quan trọng thế nào để thoát ra khỏi tình trạng đó ngay lần đầu tiên để mà không phải lo lắng về nó sau này. Tương tự, nó cũng là một khoảnh khắc quan trọng khi bạn nói chuyện với ai đó sau khi chụp ảnh họ lần đầu.

 

Hãy nhớ là điều này sẽ không xảy ra thường xuyên. Nhưng bạn muốn tự tin và thoải mái với những gì bạn sẽ nói nếu có ai hỏi bạn đang làm gì. Tôi sẽ nói rằng tôi là một nhiếp ảnh gia đang thực hiện dự án chụp ảnh văn hóa và mọi người ở New York và tôi nghĩ họ sẽ trông thật ấn tượng (nịnh là chính). Nếu họ hỏi sâu hơn, tôi sẽ giải thích hơn và kể họ nghe rằng tôi không cố ý làm họ không thoải mái và rằng tôi vui khi xóa những hình ảnh này nếu họ muốn. Chỉ 2 lần thôi, tôi có bao giờ phải xóa ảnh khi một người yêu cầu một cách lịch sự chưa. Đây là những cách khá hay để tránh xung đột.

 

Dĩ nhiên là bạn không cần xóa hình rồi, đó là quyết định của bạn. Tôi tham gia vào thể loại này vì tôi thích con người và nếu họ thực sự không thoải mái lúc đó thì tôi có thể quyết định xóa vì lợi ích của họ và lương tâm của tôi.

 

 

 

Nếu ai đó bắt bạn, hãy thừa nhận. Đừng tỏ ra hiếu chiến. Ngay cả nếu đó là quyền hợp pháp của bạn, bạn không cần phải sử dụng như là lời biện hộ. Bạn không cần phải cãi gì hết. Hãy chắc chắn giữ một nụ cười trên mặt dù có chuyện gì đi nữa.

 

Giấu giếm là rõ ràng có lợi cho street photography, vì nếu mỗi người chú ý bạn đang chụp thì nó sẽ làm mọi thứ rất tốn thời gian và khó khăn hơn. Tuy nhiên hãy nhớ rằng bạn cố hành động một cách kín đáo bao nhiêu, bạn sẽ càng trông kì cục bấy nhiêu. Đôi lúc, trở nên rõ ràng và chụp ảnh một cách trực tiếp có thể là chiến lược ít gây ra khó xử nhất. Bạn càng rõ ràng bao nhiêu thì mọi người sẽ ít nghĩ bạn đang làm điều gian bấy nhiêu.

 

Cuối cùng, hãy cân nhắc bắt đầu ở nơi nào đó nhộn nhịp như là tại lễ hội hoặc chợ. Nếu bạn đang tập tành thì hãy tới nơi có nhiều người để mà ít bị chú ý hơn. Đây là một cách hay để vượt qua khó khăn ban đầu vì khi bạn tiến bộ hơn, bạn có thể di chuyển tới những nơi hoàn toàn khác nhau.

 

 

 

 

Tất cả các quốc gia đều có các bộ luật khác nhau và nhiếp ảnh đời thường không xin phép được xem là trái luật ở vài nơi. Vài nước còn cấm nữa trong khi các nhiếp ảnh gia khu vực khác có thể quyết định lờ luật. Ở vài nước, nhiếp ảnh gia đời thường sẽ tiếp tục chụp những bức ảnh chân thực nhưng chỉ ảnh mà mặt người không dễ nhận ra được.

 

Ở Mỹ và Anh thì không có quyền riêng tư ở nơi công cộng. Điều này có nghĩa là bạn có thể chụp ảnh bất cứ ai một cách hợp pháp ở nơi công cộng. Về tài sản cá nhân luật này áp dụng được nhưng nhiều nhiếp ảnh gia chọn cách phớt lờ nó.

 

 

 

Chú ý: định nghĩa của thuật ngữ nơi công cộng có thể khác nhau ở một số nước. Thường nó sẽ là công viên, lề đường, con đường, những nơi đông người trong các tòa nhà và các nơi tương tự. Những nơi được xem là riêng tư ví dụ như cửa hàng, nhà thờ, trường học và tòa nhà văn phòng.

 

Bạn có thể sử dụng ảnh chụp được ở những nơi công cộng cho các mục đích nghệ thuật mà không cần sự cho phép của người mẫu. Có nghĩa là bạn có thể bán chúng như những bản in nghệ thuật hoặc ví dụ minh họa cho sách hoặc thiệp. Tuy nhiên bạn không thể sử dụng chúng cho mục đích thương mại hoặc quảng cáo mà không có sự cho phép của bất cứ ai trong hình. Bạn không thể sử dụng để quảng cáo sản phẩm và bạn không thể sử dụng trong bất cứ trường hợp nào có thể chống lại người trong hình mà không đúng sự thật.

 

Ngoài quyền hợp pháp, bạn cũng nên nghiên cứu khu vực bạn dự định tới để mà có thể khám phá ra việc thực hành nhiếp ảnh đời thường ở đó ra sao. Ở vài nơi thì rất là dễ để tác nghiệp trong khi ở nơi khác mọi người sẽ khó chịu. Một trong những lý do mà New York là một thánh địa cho street photography là bởi vì mọi người đã quen với việc thấy máy ảnh rồi.

 

 

 

Bạn cũng muốn đánh giá mọi người trước khi quyết định chụp họ. Thường thì không đáng để chụp những ai trông hung dữ hoặc có vấn đề về tinh thần. Hãy dùng sự phán xét của mình và nếu con tim của bạn kêu không thì hãy chờ lần sau. Có nhiều cơ hội lắm.

 

 

 

Chúng tôi sẽ bao gồm vài khái niệm chuyên ngành về street photography sau nhưng tôi muốn bạn bắt đầu với một ít tip quan trọng để xem xét khi bước ra khỏi cửa. Đây là những cái tôi nghĩ có thể giúp ích cho bạn nhất.

 

Cách tốt nhất tôi có thể chỉ bạn là tìm một địa điểm đẹp và chờ ở đó. Nếu bạn chỉ chụp khi bạn đang đi dạo, bạn sẽ đi qua vài nơi rất đẹp nhưng chỉ cho bạn một chút khoảnh khắc để chụp được ảnh đẹp ở đó. Thay vì vậy, hãy tìm địa điểm trước và sau đó chờ khoảnh khắc thích hợp. Bằng việc ở tại một nơi bạn có thể tập trung sự chú ý vào việc quan sát và sự phối hợp với camera sẽ nhanh hơn. Cuối cùng, mọi người sẽ tiến vào không gian riêng tư của bạn thay vì bạn tiến vào không gian của họ. Nó tạo ra một sự khác biệt đáng kể để chụp những tấm hình đẹp theo một cách thoải mái nhất cho đôi bên.

 

 

 

Cách vô cùng đơn giản tiếp theo liên quan tới việc chụp hình cái mà đa số nhiếp ảnh gia làm theo bản năng. Thử và chụp hình xem. Lần thứ 2 bạn chụp, bạn sẽ ngay lập tức di chuyển camera ra khỏi mắt một chút. Đây là cái mà những tip này làm rối mọi người, nhất là sau khi bạn chụp ảnh họ rồi. Thay vào đó, sau khi chụp ảnh, hãy giữ camera ở đó cho tới khi chủ thể rời khỏi khung hình của bạn. Nó sẽ làm người ta nghĩ bạn đang chụp nền đằng sau và họ chỉ đi ngang qua hoặc sẽ làm họ bối rối và bỏ đi.

 

Tiếp đến, cân nhắc chụp trong cuộc sống hằng ngày của bạn, gần nơi bạn sống. Thường là quan niệm sai lầm khi nghĩ rằng bạn chỉ có thể tác nghiệp ở những nơi nổi tiếng hoặc bạn sẽ có nhiều bức đẹp hơn nếu bạn tới New York. Điều đó không đúng. Những nhiếp ảnh gia giỏi nhất có thể chụp ảnh đẹp ở bất cứ đâu và ở đó không cần phải là nơi có dân cư đông đúc để có thể chụp được những bức ảnh thú vị. Thực ra, nó cũng mang lại lợi thế cho bạn bởi vì bạn sẽ không có nhiều đối thủ cạnh tranh.

 

Tôi muốn nói về điểm này hơn và để bạn thử bài tập này. Nghĩ về những nơi ít thú vị nhất gần nơi bạn sống để chụp. Tới đó và ép mình khám phá ra cách chụp những bức ảnh đẹp.

 

 

 

 

Bạn có thể chụp thể loại này đẹp thực sự với bất kì loại camera nào. Bạn có thể thực hiện với một chiếc SLR và ống kính zoom dài và bạn cũng có thể làm được điều đó với camera trên điện thoại.

 

Tuy nhiên, thiết bị khác nhau sẽ có những lợi thế khác nhau. Một ống kính zoom sẽ cho bạn cơ hội rõ ràng hơn ở các khoảng cách khác nhau nhưng sẽ nặng hơn, gây chú ý hơn và vướng víu hơn. Ống prime sẽ hạn chế bạn với ảnh ở một khoảng cách cố định từ camera nhưng nó cũng nhẹ, tự do và thích hơn khi sử dụng.

 

Ánh sáng di chuyển sẽ cho bạn nhiều sự linh hoạt hơn. Máy ảnh mirroless, micro four thirds hoặc thậm chí camera trên điện thoại sẽ cho phép bạn chụp ảnh dễ dàng hơn ở những nơi mà camera lớn dễ bị chú ý. Chúng nhẹ hơn và vì vậy sẽ vui hơn khi chụp, điều này cho phép bạn tận hưởng nhiếp ảnh ở bất kì tình huống mà bạn không thể đem theo máy SLR được.

 

Trong khi ống kính prime giới hạn bạn với độ dài tiêu cự nhất định sẽ thực sự cho bạn lợi thế lớn. Bạn sẽ bắt đầu thấy thế giới một cách trực quan hơn với độ dài tiêu cự đó và trong khi giới hạn sẽ ngăn bạn có thể chụp những bức hình nhất định, bạn sẽ trở nên giỏi hơn khi chụp những bức hình trong ngưỡng của khoảng tiêu cự đó. Vì vậy, bạn sẽ trở nên nhanh hơn và ngẫu hứng hơn với camera của mình.

 

 

 

 

Nhiều nhiếp ảnh gia chụp hình theo những cách khác nhau với thể loại street photography. Không có cách nào chính xác nhất nhưng có vài nhân tố cần cân nhắc. Nếu bạn đã chụp cùng một cách trong một khoảng thời gian dài, tôi sẽ xem xét việc thoải mái thử nhiều cách chụp khác nhau để thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Điều này có thể có ích khi chuyển đổi sang mọi thứ trong thời gian ngắn.

 

Vài nhiếp ảnh gia chọn cách có nhiều bokeh trong tất cả ảnh của họ. Đây là một cách ổn để chụp nhưng bạn cũng phải nhớ rằng trong những thể loại chuyển động nhanh của thể loại nhiếp ảnh Candid, nếu bạn chụp ở f/2.8 và bạn lấy nét chậm một chút, bạn có khả năng sẽ hủy hoại tấm hình đó. Sẽ khó khăn hơn khi chụp ảnh với nhiều chủ thể tại những độ sâu khác nhau. Bằng cách chọn làm mờ đi xung quanh, bạn cũng sẻ loại bỏ đi được vài phạm vi và khung nền từ tấm ảnh, cái mà có thể lấy đi ý nghĩa của câu chuyện đang được kể.

 

Với những lý do này, tôi thường cố chụp ở độ sâu nhiều nhất có thể. Tôi thấy rằng với nhiều loại tình huống khác nhau bạn có thể gặp bất thình lình trong street photography, chiến lược này cho phép bạn thành công hơn bình thường.

 

 

 

Quan trọng nữa là phải vô cùng chú ý đến tốc độ màn trập nhiều hơn là với các dòng nhiếp ảnh khác nơi bạn chủ thể của bạn không di chuyển. Bạn cần tốc độ màn trập nhanh hơn để bắt được cử động của mọi người. Tôi thích sử dụng tốc độ 1/250 trong bóng râm và 1/400 hoặc 1/500 dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp. Trong những trường hợp tối hơn, tôi chọn 1/160 và đôi lúc 1/125.

 

Giờ hãy tưởng tượng bạn đang loại bỏ độ sâu trường ảnh nhất có thể ra khỏi camera của bạn. Cách nào lý tưởng nhất khi thiết lập máy ảnh để đạt được điều này? Điều đầu tiên là cài đặt ISO. Bạn không nên sợ sệt khi nâng ISO lên cao. Ta cần noise ở đây. Hãy kiểm tra camera của bạn để thấy nó trông thế nào khi ở ISO cao không chỉ trên màn hình nhưng ở các khổ in khác nhau. Với các đời máy mới hơn, bạn có thể dễ dàng đặt ISO tới 1600, 3200 và vài cái thậm chí lên tới 6400.

 

Với một chiếc máy ảnh kĩ thuật số với các dãy quang phổ được cải tiến (ví dụ dòng Fuji X100), tôi đặt biệt thiết lập ở ISO 400 ngoài trời nắng, 800 trong bóng râm, 1600 trong bóng tối, 3200 vào hoàng hôn và 6400 vào buổi tối. Với mức độ ban đầu của máy kĩ thuật số, tôi có thể đặt 3200 vào buổi tối, 1600 lúc hoàng hôn và vân vân.

 

 

 

Lý do để đặt ISO cao hơn là vì nó sẽ cho phép bạn có được tốc độ màn trập nhanh để bắt được những hành động và khẩu độ nhỏ hơn (như f/8 hay f/11) để có được độ sâu trường ảnh nhiều nhất có thể.

 

Cuối cùng tôi sẽ đặt camera ở chế độ ưu tiên tốc độ. Bạn có thể chụp ở chế độ thủ công nhưng tôi thích chế độ ưu tiên tốc độ hơn bởi vì bạn sẽ thường xuyên chụp vào mặt trời một lúc nào đó và xa mặt trời lúc sau nên những cài đặt cần thiết này sẽ hoàn toàn khác nhau. Tôi không thích lúc nào cũng thay đổi các thiết lập mỗi khi chuyển sang một góc khác. Trong điều kiện ánh sáng nhất quán, trong nhà hoặc buổi tối, tôi sẽ chuyển sang chế độ chỉnh tay và đối với những ảnh tôi muốn tạo độ nông trường ảnh cao, tôi sẽ chụp với chế độ ưu tiên khẩu độ ở mức f/2.8 và chọn ISO thấp hơn.

 

 

 

 

Bố cục đối với street photography hoạt động tương tự như với các thể loại khác nhưng có một vài điều tôi muốn bạn suy xét. Thiết lập bố cục cho các bức ảnh đời thường giống với cách bạn làm với loại ảnh phong cảnh. Đánh giá khung cảnh và sắp xếp tất cả các yếu tố lại với nhau. Thay vì một cái cây ở đây và một ngọn núi ở đó, bạn có thể đặt một van lấy nước chữa cháy ở đây và một cái thang ở đó. Mỗi yếu tố đều quan trọng như ở thể loại phong cảnh truyền thống, dù cho nó là gì và nhiếp ảnh gia đời thường giỏi luôn có cách mang mọi thứ lại gần nhau một cách phù hợp.

 

Đôi lúc chỉ cần một mình chủ thể là được và bạn sẽ muốn đóng khung nó lại hoặc blur phần nền đi, quên đi tất cả mọi thứ khác. Nhưng chỉ là thỉnh thoảng thôi. Nhiều nhiếp ảnh gia sẽ chụp với cách này 100% thời gian, đặc biệt khi mới bắt đầu nhưng đó là sai lầm. Cố nhìn xa hơn chủ thể chính và xem liệu coi bạn có thể kết hợp nó với các yếu tố khác để tạo ra một khung cảnh phức tạp hơn không. Bạn có thể tạo ra các mối quan hệ giữa các chủ thể để tạo thêm ý nghĩa cho tấm hình không? Dù bạn quyết định làm cho mọi thứ xung quanh nổi bật hay không thì bạn luôn luôn cần để ý tới chúng. Tôi muốn bạn cố ý quyết định không bao gồm các thành tố của phông nền hơn là không chú ý gì tới chúng.

 

 

 

Bạn luôn muốn để mắt tới nguồn sáng chính. Vậy ánh sáng tác động tới chủ thể bằng cách nào và chúng ở đâu trong mối quan hệ với chủ thể đó? Làm cách nào nó tác động đến khung nền? Ánh sáng màu gì và có đa nguồn sáng hay không? Đây là những ý tưởng mà bạn sẽ thường xuyên chú ý với mọi thể loại nhiếp ảnh nhưng điều quan trọng cần hiểu được là street photography không có thời gian hay ánh sáng tốt nhất. Ánh sáng chói vào giữa ngày cũng sẽ đẹp như ánh sáng ấm thậm chí là ánh sáng bình minh hoặc hoàng hôn. Mặc dù vậy thì vẻ đẹp của street photography chính là cái sẽ dạy bạn cách làm việc với ánh sáng một cách nhanh chóng.

 

Một vài nhiếp ảnh gia sẽ dùng đèn flash rời để chiếu sáng chủ thể và tách chúng khỏi nền đằng sau. Điều này có thể tạo ra một bức ảnh đẹp nhưng hãy nhớ rằng chiếu flash vào mặt người lạ có thể gây xung đột. Khi chiếu flash quá mạnh, nó có thể lấy đi cảm xúc thực tế trong bức ảnh, cái là tiền cảnh mà vài nhiếp ảnh gia thật sự muốn, nên đó là điều bạn phải quyết định. Một góc nhìn kì quái có thể là cái mà bạn đang tìm và trong trường hợp đó, đèn flash có thể là một vật có ích.

 

 

 

 

 

 

Khi chụp ảnh mọi người, việc chụp họ đang đi xuống đường hoặc đứng tại một nơi là chưa đủ. Để đưa ảnh của bạn lên một trình độ cao hơn, người đó cần phải có một biểu hiện gương mặt cụ thể hoặc cử chỉ trong hình thái của họ.

 

Là con người, chúng ta cảm được những gì người khác đang cảm thấy thông qua biểu hiện khuôn mặt. Khi bạn đang chụp, một trong những điều bạn nên làm là chú ý tới mắt và biểu hiện của họ. Tương tự, bạn có thể thấy những nét tinh tế từ cơ thể họ, vậy nên hãy để mắt đến cách một người đang biểu lộ bản thân họ qua hình thái, tay, chân và bàn chân.

 

 

Vẻ đẹp của nhiếp ảnh đời sống thường nằm ở những chỗ không hoàn hảo. Bạn không cần cố và làm cho nó hoàn hảo bằng mọi cách. Ảnh bị noise, ảnh hơi bị lệch, một cái gì đó ở đâu đó lọt vô khung hình hoặc chiếu sáng lỗi là những ví dụ sẽ làm cho ảnh của bạn cảm giác rất thật. Trong khi bất cứ thứ gì cũng có khả năng phá hủy ảnh của bạn thì đôi lúc chúng có thể nhảy vào đủ để làm cho ta cảm giác như là khoảnh khắc tự nhiên. Vậy nên trong lúc bạn luôn nhắm tới việc điêu luyện tay nghề, hãy nhận ra rằng sự bất toàn có thể vô cùng có ích và thậm chí còn cần thiết nữa.

 

 

 

 

 

Lấy nét khu vực rất đơn giản để học, khá khó để thuần thục và rất nan giải để giải thích bằng cách viết (chỉ mọi người cách làm dễ hơn nhiều). Về cơ bản, lấy nét khu vực là chiến thuật tắt chế độ autofocus và sử dụng lấy nét bằng tay. Khi thực hiện tốt, nó có thể cho phép bạn chụp được những hình ảnh sắc nét một cách nhất quán hơn trong nhiều tình huống.

 

Mục tiêu là lấy nét trước ở một khoảng cách nhất định. Tôi đặc biệt chọn giữa 8 và 10 feet, đây là một khoảnh cách phổ biến nhất tôi thích chụp ảnh chủ thể của mình. Sau đó, khi chủ thể tiến vào vùng bạn đã lấy nét trước, bạn có thể nhấn nút chụp mà không phải lãng phí thời gian lấy nét.

 

Tôi thường lấy nét ở 35mm và rộng hơn mặc dù đôi khi tôi sẽ đẩy lên tới 50mm vào ngày nắng. Lý do cho việc này là bởi vì bạn càng zoom xa hơn thì bạn cần phải chính xác hơn với việc lấy nét để cho chủ thể sắc nét. Nó trở nên rất khó khăn để lấy nét khu vực hơn 50mm.

 

 

 

Lấy nét khu vực rất dễ thất bại ngay lần đầu. Nếu bạn không đo khoảng cách chính xác, bạn có thể dễ dàng lấy nét sai hoàn toàn. Bắt đầu lúc trời nắng dễ dàng hơn nhiều bởi vì với tiêu cự 35mm hoặc rộng hơn và khẩu độ f/11 tới f/16 thì sẽ tạo được độ sâu trường ảnh lớn hơn. Nên nếu bạn lấy nét sai một chút, chủ thể chính của bạn vẫn sẽ nét.

 

Bạn có thể và nên học cách lấy nét khu vực ở những trường hợp tối hơn và ở khẩu độ f/2. Dù vậy nó sẽ khó hơn rất nhiều nên hãy dành thời gian cho nó nhưng không phải là không làm được và cần luyện tập nhiều. Khi lấy nét tại khẩu độ nông hơn, bạn có thể học được cách di chuyển vòng tròn lấy nét mà không cần nhìn, nên nếu bạn lấy nét ở 10 feet và đối tượng xuất hiện cách 5 feet, bạn có thể di chuyển chỗ lấy nét theo bản năng với khoảng cách đó mà không mảy may nhìn (đây là cách vận động viên bắn súng làm trước khi tự động nhắm ra đời). Đây là kĩ năng đỉnh cao nhất với lấy nét khu vực và cần thực hành rất nhiều nhưng không hẳn là quá khó để thành thạo.

 

 

 

 

Bước khó nhất trong tất cả là đoán ra xem bạn đang thực sự muốn chụp và tạo ra cái gì. Bạn muốn ảnh bạn nói về chủ đề gì và muốn chúng trông thế nào?

 

Nếu bạn nhìn ảnh của bất cứ nhiếp ảnh gia đời sống giỏi – những người đã theo nghề lâu thì sẽ có nhiều sự nhất quán trong công việc của họ. Có thể chúng kéo dài qua toàn bộ dòng đời hoặc chỉ thay đổi trong các tác phẩm khác nhau nhưng chúng ở đó và nên được nghiên cứu để giúp bạn tìm ra cách cho riêng bản thân.

 

Bạn càng chụp lâu, bạn sẽ bắt đầu hiểu sâu hơn bạn đang hướng tới gì. Bạn sẽ bắt đầu thấy các kiểu ảnh mà bạn thích và bạn sẽ bắt đầu tìm kiếm chúng khi bạn đang chụp. Hãy nghĩ về cái bạn đang cố miêu tả với thể loại của mình. Lâu lâu, bạn sẽ có ngay những ý tưởng lớn nhưng thường thì sẽ mất nhiều thời gian cho chúng để hình thành và phát triển một cách tự nhiên.

 

Sequencing cũng rất quan trọng đối với nhiều nhiếp ảnh gia. Trong khi nó không phải một khía cạnh cần thiết của street photography thì đây là một cách để đặt các bức ảnh không liên quan lại với nhau để tạo thành một câu chuyện lớn hơn. Theo ý kiến của tôi thì đây là lý do mà sách đã trở thành cách tốt nhất để giới thiệu về street photography. Mỗi bức ảnh nắm giữ sự quan trọng và ý nghĩa khi nằm xung quanh những tấm ảnh khác. Có nhiều khả năng trong cách bạn quyết định trưng bày tác phẩm của mình.

 

 

 

 

Đây chỉ là nửa trận chiến để trở thành một nhiếp ảnh gia đời thường giỏi. Khi bạn ra ngoài chụp ảnh, tốt nhất là để mọi thứ tự nhiên, trở nên ngẫu hứng và lạc lối trong khoảnh khắc nhưng chỉnh sửa là lúc bạn bắt đầu thực sự nghĩ về tác phẩm của mình ở một góc nhìn lớn hơn. Đây là nơi bạn có thể khám phá các chủ đề và ý tưởng khi chúng bắt đầu hiện ra trong quá trình chụp ảnh của bạn. Đó là khi bạn có thể kết hợp các hình ảnh từa tựa nhau để tạo nên một câu chuyện lớn hơn. Đây là nơi bạn có thể phát triển phong cách cả về ngoại hình và nội dung. Bởi vì tất cả cái này, thời gian bạn đăt vào việc chỉnh sửa sẽ sau đó giúp bạn khi bạn ra ngoài chụp ảnh. Bạn sẽ chủ ý nhiều hơn bởi vì bạn có ý tưởng tốt hơn về cái bạn đang tìm kiếm và điều sẽ giúp bạn trở thành nhiếp ảnh gia giỏi hơn.

 

Cân nhắc sử dụng star rating và hệ thống bộ sưu tập của Lightroom để sắp xếp ảnh của bạn tốt nhất và để đặt chúng cùng một chủ đề lại với nhau. Hãy tìm ra sự nhất quán trong ảnh của mình và những tấm kết hợp tốt với nhau và tạo ra bộ sưu tập riêng cho chúng. Liên tục chấp nối, thêm, bớt ảnh và thay đổi thứ tự trong những bộ sưu tập đó.

 

Về mặt chuyên môn, khi chỉnh sửa, việc cân nhắc tới chủ nghĩa hiện thực quan trọng thế nào với thể loại đó rất cần thiết. Đúng thế, nhiều nhiếp ảnh gia tán dương khoảnh khắc kì dị và bất thường nhưng họ chỉ làm điều này khi chúng thực sự xảy ra. Street photography gắn liền với chủ nghĩa duy thực và một khoảnh khắc hư cấu không phải là bức ảnh đời sống thật. Tương tự, một bức ảnh mà bị chỉnh sửa quá mức để biến nó trông giả tạo sẽ giết chết tinh thần của street photography. Bức ảnh không cần phải hoàn hảo. Bạn không phải bao hàm mọi chi tiết chính và thừa. Trong khi bạn nên làm đủ quá trình hậu cảnh để làm cho nó trông phù hợp, hãy luôn luôn nhìn lại và nghĩ xem bạn có quá tay với nó không.

 

 

 

 

 

Bước cuối cùng là nghiên cứu công việc của các nhiếp ảnh gia đời thường khác. Đây là cái mà nên bắt đầu từ lúc mới tham gia để có được nguồn cảm hứng và để hiểu thêm về cái bạn có thể đạt được trong thể loại này. Xem xét ảnh của các nhiếp ảnh gia – người chụp ở nhiều địa điểm gồm thành phố lớn, nông thôn và ngoại ô. Hãy mua sách về nguyên lý nhất quán vì học từ định dạng sách cũng rất quan trọng. Có nhiều cuốn sách về thể loại này bạn có thể mua được ngoài những cuốn mắc tiền ra.

 

Hãy đặc biệt chú ý tới nhiếp ảnh gia đời thường mà bạn không thích ảnh của họ ngay lần đầu. Nhiều người sẽ ngay lập tức xem thường họ khi nhìn thoáng qua lần đầu mà không suy xét sâu hơn. Vấn đề với các bức ảnh đời sống là chúng thường khác biệt và lạ và không thể thực sự có nghĩa gì về việc nhiếp ảnh gia đang cố miêu tả bằng việc chỉ nhìn qua vài bức ảnh. Hãy đọc về lịch sử và địa điểm của nhiếp ảnh gia đó, nhìn qua nhiều portfolio của họ nhất có thể và sau đó cố tìm ra điều họ đang cố gắng nói đến. Đôi lúc bạn sẽ tự mình thấy được sự cảm kích hoàn toàn mới với các nhiếp ảnh gia này và sẽ dần thấy những thứ trong ảnh thoáng qua đầu bạn khi nhìn lần đầu.

 

 

 

Đây là danh sách những nhiếp ảnh gia khi bắt đầu nghiên cứu. Đây không phải một danh sách đầy đủ nhưng vừa đủ để giúp bạn bắt đầu:

 

 

Henri Cartier-Bresson 

Garry Winogrand 

Robert Frank 

Helen Levitt 

Lee Fredlander 

William Eggleston 

Walker Evans 

Daid? Moriyama 

Martin Parr 

Elliot Erwitt 

Joel Meyerowitz 

Mary Ellen Mark 

Bruce Davidson 

Saul Leiter 

Trent Parke 

Alex Webb 

Vivian Maier 

Bruce Gilden

 

 

Tôi hi vọng bản hướng dẫn này đã trả lời được vài câu hỏi của bạn về thể loại này. Nếu bạn có những câu hỏi khác chưa được giải thích hoặc có bình luận gì thì hãy để lại ở phần bình luận phía dưới nhé.

 

Giờ hãy ra ngoài và chụp ảnh thường xuyên nhất có thể và tận hưởng niềm vui của nó nào.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button