Làm sao để kể nên một câu chuyện với thể loại nhiếp ảnh đời thường?

Các bức ảnh thường nhật về cuộc sống bề ngoài có vẻ như chúng độc lập với nhau và thậm chí có thể dệt lên cả một câu chuyện, không như những gì mà nhiếp ảnh phóng sự nói. Trong vài trường hợp điều này có thể đúng nhưng thật sự có nhiều sự giống nhau giữa nhiếp ảnh đời thường và nhiếp ảnh tài liệu. Những bức ảnh đời thường của bạn chắc chắn có thể kể nên một câu chuyện như vậy.

 

 

Nếu bạn nhìn vào từng cuốn sách hoặc thậm chí toàn bộ công việc của nhiếp ảnh gia như Martin Parr, Trent Parke, Garry Winogrand hoặc Josef Koudelka, bạn có thể thấy được những nhiếp ảnh gia này đều có quan điểm riêng của mình. Họ cũng có thể phác họa những câu chuyện thật với thể loại nhiếp ảnh của mình.

 

 

 

 

Nhưng bạn làm điều này bằng cách nào? Nếu bạn vừa mới bắt đầu với thể loại này thì bạn có khả năng tập trung vào việc chụp những tấm hình đẹp chứ không phải vào việc hiểu được chủ đề của bức ảnh . Bạn không bao giờ phải bắt đầu cố gắng cho thể hiện rõ chủ đề trong tác phẩm của mình, nhiều nhiếp ảnh gia nổi tiếng không làm vậy. Nhưng nếu bạn muốn thì hãy lập kế hoạch phát triển nó dần dần.

 

Thực tế là không có gì quan trọng hơn lượng thời gian nhất quán dành ra để chụp hình. Nhưng trong lúc bạn đang luyện tập thì dưới đây là vài tip để giúp bạn đạt được điều đó.

 

 

 

 

Khi bạn đi ra ngoài chụp hình thì chắc chắn bạn muốn mình thật tỉnh táo. Hãy cởi mở với bất cứ chuyện gì diễn ra nhờ đó bạn có thể cho mình những cơ hội tốt nhất để gặp may mắn hơn. Đôi lúc nếu bạn quá tập trung vào một thứ nào đó, bạn sẽ bỏ lỡ mọi thứ khác xung quanh bạn.

 

Nhưng trong suốt giai đoạn chỉnh sửa là lúc bạn có thể thực sự bắt đầu hình dung ra bạn đang chụp gì. Đây là nơi bạn có thể nâng cao khả năng của mình. Hãy nhìn qua các tấm hình, chọn những cái bạn thích nhất và bắt đầu đặt chúng lại gần nhau. Hãy chọn ra những tấm ảnh trông từa tựa nhau về nội dung, sắc điệu.

 

Chúng không cần phải liên quan tới nhau một cách hoàn hảo chỉ cần tương đối thôi. Hãy đột phá, thử nhiều thứ và vui vẻ với điều đó nhé.

 

 

Tôi sử dụng Collections trong Lightroom để thực hiện điều này. Collections cho phép bạn đặt các tấm hình vào chung một thư mục mà không di chuyển nó trong ổ cứng. Đây là một cách tuyệt vời để xây dựng các portfolio và để tạo nên và thay đổi các câu chuyện và ý tưởng.

 

Qua thời gian chúng sẽ phát triển theo. Đôi lúc chúng không trở thành cái gì cả và bạn sẽ loại bỏ chúng đi nhưng lần khác chúng sẽ thực sự trở thành một cái gì đó có nghĩa. Đôi khi hạt giống sẽ phán triển thành một ý tưởng hoàn chỉnh qua năm tháng chụp choẹt và kết quả cuối cùng sẽ là thứ mà bạn không thể nào tưởng tượng được ngay từ ban đầu.

 

Đó là phần thú vị nhất và nó sẽ giúp bạn tư duy phản biện khi bạn chụp bên ngoài. Nó sẽ giúp tăng thêm kĩ năng cho bạn khi bạn đang chụp vì bạn sẽ bắt đầu chú ý tới những thứ mà phù hợp với các dự án của mình.

 

 

 

 

Tôi không thể nói đủ về sự quan trọng của chuyện này. Thật khó để thực sự hiểu được hết sức mạnh của loại nhiếp ảnh này trừ phi bạn nhìn vào công việc của các nhiếp ảnh gia người đã sống với nó nhiều thập kỉ. Đôi lúc quan sát những gì người khác có thể làm được, đặc biệt là khi nhìn vào các ý tưởng và phong cách đa dạng như thế nào sẽ giúp bạn định hình được ý tưởng của riêng mình. Bạn có thể chọn một đặc tính từ một nhiếp ảnh gia và một tính cách từ người khác và trộn lẫn chúng lại tạo thành của riêng mình.

 

Vài nhiếp ảnh gia tôi khuyên bạn nên tham khảo qua là: Robert Frank, Martin Parr, Trent Parke, Garry Winogrand, Josef Koudelka, William Eggleston, Todd Hido và Daido Moriyama. Mặc dù còn nhiều người khác mà tôi đã từng nhắc đến ở đây.

 

 

 

 

Tôi thích nghĩ về phong cách như sự nhất quán trong những gì bạn chụp so với việc những tấm hình trông như thế nào. Vâng, có một yếu tố lớn về cách các tấm ảnh nhìn ra sao hợp với phong cách của bạn nhưng còn nhiều hơn thế. Đó là về cảm xúc đằng sau những tấm hình.

 

Bằng việc chụp lặp đi lặp lại ở những nơi giống nhau, bạn sẽ cho phép sự nhất quán nổi bật hơn. Bạn sẽ bắt đầu hiểu cái nơi đó hơn và cho mình nhiều thời gian hơn để có được bức ảnh phù hợp. Đa phần bạn sẽ biết rõ khu vực đó bởi vì bạn hay chụp ở những nơi thân thuộc với nơi bạn sống – vậy nên bạn đã có sẵn sự hiểu biết sâu rộng về nơi đó rồi.

 

Hãy cố thể hiện cảm xúc ngầm ở mỗi khu vực đó.Bắt trọn cảm giác của việc đang tồn tại ở đó. Buồn hay vui, có gì hài hước hay đầy căng thẳng? Điều gì làm cho khu vực này thú vị (hoặc không thú vị). Có rất nhiều thứ bạn có thể làm với nó.

 

 

 

 

Đây là nhiếp ảnh đời thường 101 nhưng bạn có thể miêu tả nhiều ý tưởng và cảm xúc dựa trên biểu hiện trên khuôn mặt của mọi người hoặc cử chỉ trên cơ thể họ. Khi kết hợp các phần lại với nhau, đây sẽ là một cách để thêm các xúc cảm mạnh mẽ để thúc đẩy mạch cảm xúc câu chuyện. Hãy cố hiểu những gì mọi người cảm nhận và nỗ lực để bắt được chúng khi họ thể hiện những cảm xúc này.

 

 

 

 

Đây là tip mà rất khó để giải thích một cách chính xác cách thực hiện. Tìm những hình ảnh nơi có nhiều việc diễn ra sâu bên dưới nó. Những điều mà bạn không cần thiết phải trả lời – nó có thể để dành cho người xem quyết định.

 

Những tấm hình này sẽ bắt đầu xuất hiện thường xuyên hơn khi bạn bắt đầu áp dụng những tip khác trong bài viết này. Ngoài ra, bạn càng chụp nhiều ở cùng một nơi và bắt đầu hiểu rõ nơi đó thì bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những kiểu ảnh thế này hơn.

 

 

 

 

Có vài nhiếp ảnh gia tiết lộ chút về bản thân mình trong ảnh của họ. Cảm xúc này làm cho tác phẩm của họ mạnh mẽ hơn nhiều. Những nhiếp ảnh gia vui vẻ thường chụp những tấm ảnh tươi sáng và tràn ngập sự hạnh phúc, nhiếp ảnh gia buồn thường chụp những bức ảnh não nề, ảm đạm. Còn một vài người trông vui vẻ bên ngoài lại sử dụng phong cách chụp ảnh của mình để biểu lộ cảm xúc họ đang giấu bên trong. Nghĩ về những gì bạn đang cảm nhận và sử dụng chúng. Bạn càng biết rõ về bản thân mình, bạn sẽ càng tỏa sáng hơn.

 

Josef Koudelka là một ví dụ điển hình – ông lớn lên đằng sau bức tường, có thể nói như vậy, trong suốt cuộc xâm lược của quân Soviet tại Prague năm 1968. Ông cuối cùng cũng thoát ra được, trở thành một người không có quốc tịch, đi lang thang khắp nơi và ông đã dành phần lớn cuộc đời mình chụp ảnh các khách du lịch. Ông cũng đang làm việc trong một dự án về Israeli-Palestinian Walls và về những phong cảnh mênh mông hoang vắng từng bị ảnh hưởng bởi con người đương thời. Ông đã sinh trưởng đằng sau bức tường và được đẩy đưa tới việc chụp các bức tường. Bạn có thể thấy trong các bức ảnh của ông thậm chí ở những nơi ngẫu nhiên vào thời điểm ngẫu nhiên, những chủ thể đã thu hút ông là những cái thể hiện cảm xúc nội tâm của ông.

 

 

 

Điều này trông khó để làm được đặc biệt là nếu nhiếp ảnh là sở thích của bạn. Đừng hiểu sai nhé, nó thực sự khó đấy. Nhưng nếu bạn chụp thường xuyên và nghĩ về chúng thì bạn thực sự có thể thấy sự biến chuyển rõ rệt trong công việc của mình chỉ trong vài năm. Bạn càng luyện tập nhiều, kết quả sẽ càng đến nhanh hơn và nó thực sự rất thú vị đó.

 

Hãy ra ngoài và tiếp tục chụp hình nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button