Tim, gan, ruột, phổi và thận sợ gì nhất? Hãy sớm nhận biết để phòng ngừa và bảo vệ sức khỏe tốt hơn

Các cơ quan khác nhau có những “kẻ thù” khác nhau, chỉ bằng cách nhận biết và “phòng ngừa” chúng thì sức khỏe của toàn bộ cơ thể mới được bảo vệ.

Phổi sợ khói

Phổi là một cơ quan rất quan trọng của cơ thể con người, nó có mối liên hệ chặt chẽ với nhịp thở của chúng ta. Hút thuốc lá lâu ngày, tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp, khói bụi… sẽ gây hại cho phổi và tăng nguy cơ mắc các bệnh về phổi như thuyên tắc phổi, ung thư phổi.

Trái tim sợ mặn

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cơ quan nội tạng

Thành phần chính của muối ăn là natri clorua, nếu nạp quá nhiều natri sẽ gây tích nước trong cơ thể, tăng áp lực nội sọ, giảm sức đề kháng, tăng gánh nặng cho tim. Muối, bột ngọt và nước tương chứa nhiều muối, nếu dùng nhiều sẽ dẫn đến tình trạng lượng muối trong cơ thể bị dư thừa, gây ảnh hưởng tới tim.

Thận sợ thịt

Thịt rất giàu protein và chất béo, nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng các chất chuyển hóa và tăng gánh nặng cho thận.

Các loại thực phẩm như thịt, trứng, sữa, hải sản, đậu và các thực phẩm giàu đạm khác, bạn phải chú ý kiểm soát lượng protein đưa vào cơ thể.

Đặc biệt đối với những người mắc bệnh thận, lượng đạm hàng ngày phải được kiểm soát chặt chẽ.

Gan sợ mỡ

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cơ quan nội tạng

Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất và là cơ quan chuyển hóa quan trọng của cơ thể con người. Thức ăn nhiều dầu mỡ là “kẻ thù” số một của gan. Việc ăn uống không kiểm soát thức ăn chứa nhiều dầu mỡ sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa của gan và gây ra gan nhiễm mỡ. Trong trường hợp nặng, gan bị xơ hóa còn có thể dẫn đến xơ gan, ung thư gan.

Ruột sợ “nhịn đi vệ sinh”

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cơ quan nội tạng

Một người phải bài tiết khoảng 4000 kg phân trong đời, và 1/3 trong số đó là vi khuẩn đường ruột; hơn 80% chất thải chuyển hóa, “độc tố”,… được bài tiết ra khỏi ruột.

Nếu nhịn lâu, các chất độc hại còn lại có thể sẽ được tái hấp thu vào máu, tạo thành một vòng luẩn quẩn, trường hợp nặng sẽ gây tổn hại đến các hệ thống chính của cơ thể.

Cách chăm sóc “cơ quan nội tạng quan trọng” để luôn được khỏe mạnh

Xây dựng chế độ dinh dưỡng an toàn, lành mạnh

Có một điều rất ít người để ý khi bị bệnh, đó là hầu hết các bệnh đều đến từ miệng. Ăn quá nhiều thức ăn chiên rán, ăn nhiều thịt và ăn ít rau, bỏ bữa sáng,… tất cả những thói quen ấy đều ảnh hưởng đến lục phủ ngũ tạng, đặc biệt là can (gan), đởm (mật), vị (dạ dày) và tam tiêu.

Vì thế, xây dựng một chế độ dinh dưỡng phù hợp và lành mạnh là điều vô cùng cần thiết để bạn bảo vệ cơ quan nội tạng của mình khỏi bệnh tật.

Tập luyện thể dục thể thao thường xuyên

Ích lợi của việc tập luyện thể dục thể thao có lẽ ai cũng hiểu. Tuy nhiên đây không phải việc dễ để thực hiện, đòi hỏi bạn phải vượt qua được sức ì của bản thân. Nếu cảm thấy việc đi ngay vào luyện tập quá khó, bạn có thể bắt đầu bằng một số bộ môn đơn giản, như là đi bộ hay đạp xe.

Hoặc bạn có thể tận dụng những lúc tản bộ, dắt chó mèo đi dạo, đi làm, hoặc đi học, để kết hợp tập luyện. Chỉ khoảng 30 phút mỗi ngày là đủ để cơ thể sản sinh ra kháng thể, hỗ trợ chức năng và bảo vệ lục phủ ngũ tạng.

chăm sóc sức khỏe đúng cách, lưu ý khi chăm sóc sức khỏe, chăm sóc sức khỏe cơ quan nội tạng

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button