6 tips hữu ích cho nhiếp ảnh kiến trúc nội thất

Chụp ảnh kiến trúc nội thất có thể hơi khó để có được bức hình ưng ý. Dưới đây là 6 tips giúp bạn thành công hơn với thể loại nhiếp ảnh này.

 

 

Tiêu cự 21mm, f/11, ISO 100, tốc độ màn trập 1/200. Sử dụng đèn flash rời

 

 

 

Có 2 lý do chính tại sao bạn luôn luôn sử dụng một cái tripod để chụp ảnh kiến trúc.

 

Đầu tiên, một cái tripod sẽ cố định máy ảnh/ống kính, giảm bớt bất cứ khả năng nhòe hình nào khi giữ máy ảnh bằng tay. Thêm vào đó, nếu bạn sử dụng tripod, sẽ dễ dàng hơn để đảm bảo máy ảnh của bạn cân bằng (Tôi sẽ thảo luận sự quan trọng của một chiếc máy ảnh cân bằng chút nữa trong bài viết này).

 

Thứ hai, không có lý do hợp lý nào để không sử dụng tripod cả (Tôi sẽ theo luật chung trừ phi có lý do hợp lý hơn để không sử dụng tripod thì tôi luôn luôn sử dụng một cái). Nếu bạn đang theo chân những đối tượng chụp bắt buộc phải di chuyển và thay đổi bố cục nhanh thì tripod sẽ gây trở ngại lớn đấy. Nhưng với nhiếp ảnh kiến trúc nội thất, bố cục chụp sẽ luôn luôn ở vị trí đẹp và đứng yên trong tầm ngắm của bạn, giúp bạn có tất cả thời gian trên thế giới để chụp được bức ảnh ưng ý nhất. Thật là một tình huống lý tưởng để sử dụng tripod.

 

 

Tiêu cự 21mm, f/11, ISO 100,  tốc độ màn trập 1/120. Sử dụng đèn flash rời

 

 

 

Nếu bạn chụp ảnh bên trong một căn phòng mà không dùng đèn flash thì căn phòng trông cực kì tối mịt. Sử dụng đèn flash cho nhiếp ảnh kiến trúc nội thất sẽ giúp bạn cân bằng độ phơi sáng qua toàn bộ khung hình.

 

Đây là cách tôi mà tôi đặc biệt sử dụng đèn flash. Đặt đèn flash trên tripod hoặc một vị trí đứng nào đó, và đặt nó xa vài feet khỏi máy ảnh (đặt mỗi phía của máy ảnh nếu bạn sử dụng 2 đèn flash cho căn phòng to hơn), và một foot hay hoặc ở phía sau máy ảnh. Hướng đèn flash chiếu lên trần nhà, nhưng cũng xa một chút khỏi căn phòng bạn đang chụp. Ở góc này, ánh sáng từ đèn flash sẽ chiếu sáng gián tiếp căn phòng (ví dụ phản chiếu từ trần nhà và những bức tường), tạo ra một lớp ánh sáng mỏng, thậm chí thay thế cho ánh sáng trong căn phòng bạn đang chụp. Thiết lập những ánh đèn flash bằng tay ở mức nửa công suất (một cái thấp hơn toàn công suất) và bắt đầu chụp!

 

 

Đây là một bức ảnh chụp dùng mánh khóe bởi vì ánh đèn flash của tôi phản chiếu qua cửa sổ, chỗ tôi đặt chúng không thành vấn đề. Do đó tôi chụp 2 bức ảnh (một bức có dùng đèn flash và bức kia thì không) và ghép chúng với nhau trong Photoshop. Những cửa sổ bạn thấy trong bức ảnh này đều chụp không sử dụng flash, trong khi đó phần còn lại của căn phòng được chụp với đèn flash

 

 

 

Khi tôi bắt đầu luyện tập chụp ảnh kiến trúc nội thất, tôi sử dụng ống kính góc rộng nhất tôi có thể cầm vừa tay để chụp toàn bộ căn phòng. Suy nghĩ của tôi là với một ống kính siêu rộng, tôi có thể lấy được toàn bộ căn phòng trong khung hình. Nhưng nhiều hơn không phải luôn luôn tốt hơn. Tôi nhanh chóng nhận thấy mức độ méo ảnh cao ở phía rìa của khung hình, đặc biệt trong những căn phòng nhỏ hơn nơi phần rìa của khung hình ở góc rộng so với máy ảnh.

 

Do đó, tôi thử nghiệm với nhiều tiêu cự ống kính khác nhau và tiến tới kết luận rằng giữa 21mm và 28mm sẽ cho bạn độ cân bằng thực tiễn nhất giữa độ méo ảnh giới hạn và một khung hình đủ rộng để chụp đối tượng và hình dáng khung cảnh. Những ống kính siêu rộng (ví dụ 14 or 15mm) sẽ làm cho các cạnh của khung hình trông giãn ra một cách kì quặc và xiên vẹo, thậm khi đã xử lí hậu kì chuẩn xác.

 

Nếu bạn ở trong tình huống mà 21mm sẽ không chụp được toàn cảnh, thì một bức panorama (ảnh khổ ngang siêu rộng) luôn luôn là một lựa chọn tốt – Bước tiếp theo chúng ta sẽ nói về paronama.

 

 

Đây là một căn phòng cực kỳ tối, thậm chí đã bật tất cả đèn. Nên như bức ảnh trước, tôi chồng 2 bức ảnh: một cái phơi sáng căn phòng, và một cái phơi sáng những cửa sổ, và ghép chúng với nhau trong Photoshop

 

 

 

Thiết lập máy ảnh của bạn theo chiều dọc trên tripod (sẽ giúp tạo nên một tấm ảnh pano cao hơn). Sau đó, đảm bảo mỗi lần chụp pano bạn đều lia máy một cách chính xác, cố gắng hết sức khiến máy ảnh quay ở mức độ hoàn hảo, trên mặt phẳng nằm ngang, với điểm cuối (pivot point) nằm ở nơi ống kính giao máy ảnh.

 

Nếu điểm cuối quá xa về phía trước (đâu đó trên ống kính), hoặc quá xa về phía sau (trên thân máy ảnh), thì bức panorama sẽ bị méo. Ví dụ như bức hình bên dưới, điểm cuối ở thân máy ảnh (dưới điểm lý tưởng chỗ ống kính giao với máy ảnh). Kết quả là bức panorama bị lồi lên một cách kì quặc.

 

 

Đây là bức panorama ghép bởi 7 ảnh đơn. Nhìn xem những bức tường bị lồi lên một cách thiếu tự nhiên thế nào? Điều này sẽ xảy ra khi chụp một bức panorama nếu máy ảnh/ ống kính của bạn không được đặt đúng trên tripod.

 

 

Hai bức chụp tường đặc trưng cho người xem một bức ảnh dạng hình học vừa mắt. Khi ba (hay nhiều) mặt tường hơn được đưa ra, bức ảnh có xu hướng trở nên kì cục nếu bạn không cẩn thận với bố cục.

 

 

Tiêu cự 21mm, f/11, ISO 100,  tốc độ màn trập 1/120. Sử dụng đèn flash rời

 

 

Bức ảnh trên là một cảnh có hai mặt tường giống nhau giao ở góc tiêu chuẩn 90 độ. Bức hình bên dưới là cùng một căn phòng, ngoại trừ tôi lùi xa vài feet mục đích để có được thêm mặt tường thứ ba ở bên trái của khung hình.

 

 

”Mặt tường thứ ba” bên trái của bức ảnh tạo ra một khung cảnh không tự nhiên và không trực quan

 

 

Tôi không biết bạn thế nào, nhưng với tôi, bức ảnh trên phân bố cục một cách kì quặc và thiếu định hướng do mặt tường thứ ba ở bên trái. Tất cả những điều đó nói lên ta đặc biệt có thể phá vỡ quy tắc “một phần ba” để phá cách bức ảnh, đôi lúc 1 ảnh có 3 bức tường cũng không hẳn là xấu – nếu mọi thứ được căn chỉnh theo hình học.

 

 

Một bức ảnh 3 bức tường căn chỉnh phù hợp với tiêu cự 21mm, f/11, ISO 100, tốc độ màn trập 1/200

 

 

 

Điều cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, bạn sẽ muốn đảm bảo máy của mình không di chuyển lên xuống, hay di chuyển qua trái hoặc phải. Làm như vậy, thậm chí một ít thì xử lí hậu kì trau chuốt là bắt buộc. Đây là ví dụ điều tôi đang nói tới:

 

 

Trong bức ảnh này, máy ảnh/ống kính không được đặt thăng bằng trên tripod. Chúng hướng xuống đất, tạo nên những bức tường nghiêng không tự nhiên

 

 

Bạn nhìn thấy những cửa sổ bị nghiêng thế nào chưa? Rõ ràng, điều này không phải sự mô tả chính xác của căn phòng, đó là hậu quả của khi máy ảnh bị nghiêng xuống quá. Bây giờ, hãy nhìn điều khác biệt nếu ta để máy ảnh ở vị trí tốt và cân bằng.

 

 

Máy ảnh / ống kính cân bằng thích hợp trên tripod. Tiêu cự ống kính 21mm, f/8, ISO 100, tốc độ màn trập 1/120. Không dùng flash (Căn phòng này có nhiều ánh sáng mặt trời chiếu sáng không cần ánh sáng nhân tạo)

 

 

Cân bằng giúp tạo nên một sự khác biệt TO LỚN. Có nhiều cách giúp bạn có được sự cân bằng máy ảnh một cách hoàn hảo khi bạn điều chỉnh bức ảnh của bạn. Đa phần máy ảnh ngày nay có mức cân bằng cài sẵn, do đó khi bạn nhìn vào khe ngắm, có những đường nằm ngang trên màn hình lấy nét sẽ chuyển động khi máy ảnh chuyển động. Khi những đường này cân bằng, bạn sẽ biết camera đã cân bằng.

 

Bạn có thể sử dụng một bubble level trượt trên hot shoe của máy ảnh. Khi bubble nằm ở trung tâm thì máy ảnh của bạn được cân bằng. Bạn có thể mua một hot shoe bubble level ở bất cứ cửa hàng nhiếp ảnh nào chỉ với vài USD. Tôi sử dụng bubble level bởi vì chúng có xu hướng chính xác hơn những đường trong khe ngắm.

 

 

Trong bức ảnh này, tôi đã sử dụng Photoshop để xóa những thứ phản chiếu trong gương như máy ảnh, ống kính, và tripod. Chụp hình trong gương thỉnh thoảng không thể tránh được, và bắt buộc bạn phải làm điều đó trong Photoshop

 

 

 

Với trường hợp bất cứ loại nhiếp ảnh nào, khía cạnh quan trọng nhất của việc chụp ảnh đẹp là dành thời gian của bạn, và đảm bảo bố cục và độ phơi sáng chính xác như bạn muốn. Một điều tốt về nhiếp ảnh kiến trúc là bố cục và chủ thể của bạn không bao giờ di chuyển (trừ khi bạn di chuyển chúng), do đó không cần phải chụp vội vàng làm gì cả.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button