Độ nhạy sáng tối đa mà bạn có thể cài đặt cho máy ảnh là bao nhiêu?

Bạn có biết giới hạn độ nhạy sáng ISO trong máy ảnh của bạn là bao nhiêu không?


 

Mỗi đời máy ảnh có độ nhạy sáng ISO khác nhau, thường thì đời sau sẽ được cải tiến so với đời trước. Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem độ nhạy sáng ISO là gì.

 

Độ nhạy sáng ISO là gì?

 

ISO là tên viết tắt của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa Quốc tế (International Organization for Standardization).

Tổ chức này sẽ đưa ra các bộ tiêu chuẩn để phim Kodak ISO 100 sẽ tương tự như phim Fuji hay phim Agfa ISO 100. Nếu không có các bộ tiêu chuẩn này thì bạn sẽ không thể biết nên cài đặt tốc độ màn trập hay khẩu độ cho máy ảnh của mình ra sao.

 

Với máy ảnh kỹ thuật số, ISO là chỉ số dùng để đo độ nhạy cảm của bộ phận cảm biến (sensor) trong máy ảnh của bạn. Chỉ số ISO càng thấp thì độ nhạy sáng càng thấp, hay nói cách khác, bạn cần nhiều ánh sáng hơn cho bức ảnh của mình. Ngược lại, chỉ số ISO cao hơn cho phép chụp trong điều kiện ánh sáng yếu hơn. Với ISO cao, tốc độ màn trập sẽ cao hơn hoặc cài đặt khẩu độ sẽ tối ưu hơn.  

 

Tại sao bạn cần quan tâm đến độ nhạy sáng ISO?

 

Độ nhạy sáng ISO quá cao sẽ khiến tấm ảnh của bạn bị “nhiễu”.  Với ảnh phim, độ nhạy sáng ISO cao sẽ làm xuất hiện những vết “sạn” trên ảnh. Đôi khi điều này mang lại hiệu ứng hoài cổ khá tốt và được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, không ai thích “nhiễu” trên ảnh số cả. Chúng làm hỏng màu sắc của bức ảnh, đặc biệt ở những vùng tối.

 

Hãy cùng xem sự khác biệt giữa hai bức ảnh, một bức chụp với độ nhạy sáng ISO 12.800 và bức thứ hai chụp với độ nhạy sáng ISO 80.

 


 


 

Các bạn có thấy những đốm màu xanh và màu tím ở bức ảnh phía trên không? Chúng chính là nhiễu đấy.

 

Cài đặt độ nhạy sáng ISO ở mức thấp nhất có thể.

 

Để tránh nhiễu thì tốt hơn hết bạn nên chụp với độ nhạy sáng ISO ở mức thấp nhất có thể. Ví dụ, với ảnh phim chụp phong cảnh ngoài trời, không ít tay chơi ảnh chọn dòng phim ISO 50 để có được những bức ảnh mịn màng. Có nhiều dòng máy kỹ thuật số cho phép bạn cài đặt ISO ở mức 50, ví dụ như dòng Canon EOS 5D.

 


 

Machermo and the Moon – Nepal’s Himalayas – Canon 5D ISO 50

 

Trong trường hợp không thể dùng độ nhạy sáng ISO thấp thì sao?

 

Trong điều kiện thiếu sáng, ví dụ như trong khán phòng hay sân khấu với ánh sáng mờ ảo, nơi không thể chụp với độ nhạy sáng ISO thấp, bạn cần cài đặt độ nhạy sáng ISO ở mức bao nhiêu là hợp lý? Dưới đây là một ví dụ:

 


 

ISO 5.000

 

Trong những tình huống như thế này, điều quan trọng là bạn cần biết mức ISO tối đa cho phép ở máy ảnh của bạn là bao nhiêu. Nếu biết được mức nhiễu trên tấm hình tương ứng với từng mức độ nhạy sáng ISO thì càng tốt, bởi đôi khi những kỉ niệm và cảm xúc quan trọng hơn rất nhiều so với một bức ảnh mịn màng không nhiễu.

 

Hoặc đôi khi bạn cần tốc độ màn trập cao hơn với điều kiện ánh sáng hiện tại, nơi mà bạn không muốn hoặc không thể sử dụng đèn flash.

 


 

ISO 5.000

 

Một thử nghiệm đơn giản

 

Sau đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn làm một thử nghiệm rất đơn giản để biết mức ISO tối đa mà bạn có thể cài đặt với chiếc máy ảnh của mình, với điều kiện không tạo quá nhiều nhiễu, là bao nhiêu.

 

Bạn cần có:

– Một cái máy ảnh

– Một cái bàn hoặc chân đế máy ảnh

– Một vài vật để làm đối tượng chụp, màu tối hoặc màu đen.

– Nguồn sáng đủ tốt

 


 

1.    Đặt máy ảnh chắc chắn trên bàn hoặc chân đế để tránh bị nhòe ảnh khi chụp với tốc độ màn trập thấp.

2.    Bày biện để chụp ảnh. Bạn nên chọn những vật không quá bóng, có bề mặt lỳ và màu tối.

3.    Kiểm tra nguồn sáng

4.    Cài đặt máy ảnh ở chế độ Program

5.    Tắt các cài đặt giảm nhiễu trên máy ảnh nếu có

6.    Cài đặt ISO ở mức 100 hoặc L nếu có

7.    Chụp ảnh

8.    Cài đặt ISO ở mức 200 và chụp lại

9.    Tiếp tục nâng mức ISO (lần sau gấp đôi lần trước) và chụp lại

10.  Chụp đến khi nào chạm ngưỡng ISO cao nhất của máy thì dừng

 

Kiểm tra kết quả

 

Tải toàn bộ ảnh đã chụp vào máy tính để bạn có thể kiểm tra kỹ đến từng pixel trên tấm ảnh của bạn. Vì trước đó máy ảnh đã được cài ở chế độ Program nên độ phơi sáng về cơ bản là giống nhau giữa các tấm ảnh. Nếu bạn đang sử dụng những phần mềm chỉnh sửa ảnh như Lightroom thì tôi khuyên là bạn nên tắt các lựa chọn giảm nhiễu tự động đi.

 

Bây giờ hãy zoom cận cảnh các bức ảnh.

 


 

ISO 12.800

 

Ở các bức ảnh chụp với mức ISO càng cao, bạn sẽ càng nhận thấy nhiều điểm nhiễu màu xanh và màu tím hơn. Hãy chọn ra một tấm hình có mức nhiễu cao nhất mà bạn cho là có thể chấp nhận được. Và như thế, bạn đã biết được mức ISO tối đa mà bạn có thể cài đặt với máy ảnh của mình là bao nhiêu. 

 

 

Chúng ta hãy cùng xem thêm một số bức ảnh mà tôi cho là có quá nhiều nhiễu. Hi vọng những ví dụ này sẽ giúp bạn có thêm thông tin tham khảo để chọn ra được mức giới hạn độ nhạy sáng ISO cho máy ảnh của mình.

 


 

ISO 12.800

 


 

ISO 12.800

 


 

ISO 12.800

 


 

ISO 40.000

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button