7 tips để học cách thấy được những gì máy ảnh của bạn thấy

Nhìn thế giới qua ống kính máy ảnh có những sự tương đồng nhất định và những sự khác biệt chắc chắn so với việc nhìn thế giới mà không dùng máy ảnh. Thậm chí với những chiếc máy ảnh kĩ thuật số cơ bản nhất ngày nay, bạn có thể tạo ra những bức ảnh mà bạn không thể xem một cách tự nhiên bằng mắt thường được. Hiểu cách mà máy ảnh nhìn một cách khác biệt so với mắt thường sẽ giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia sáng tạo hơn.

Dưới đây là 7 cách mà máy ảnh của bạn thấy khác so với mắt thường:

 

 

Mỗi bức ảnh được giới hạn bằng một khung hình; 4 cạnh và 4 góc. Bạn không thể thấy cuộc sống hàng ngày qua những mức hạn chế tầm nhìn như vậy đâu. Học cách để tạo nên những bức ảnh được phân bố cục đẹp có nghĩa bạn phải làm việc trong những giới hạn của khung hình đó và  làm tốt nhất có thể.

 

Đừng xem giới hạn khung hình là một sự hạn chế mà thay vào đó bằng một cơ hội để nâng cao và chia sẻ tầm nhìn của bạn. Hãy cẩn thận sắp xếp đối tượng chụp đã chọn. Hãy chọn lọc cái gì cần đưa vào và cái gì cần loại bỏ để khung hình của bạn chỉ hiển thị những gì bạn muốn.

 

 

 

Nếu bạn không thể đạt được một bố cục như cách mà bạn muốn, bạn có thể cân nhắc thay đổi các ống kính hay phóng gần hơn hoặc rộng hơn. Đây là thứ mà mắt của chúng ta không thể làm được. Để nhìn được chi tiết một vật bạn phải di chuyển lại gần hơn, và để nhìn một góc rộng hơn bạn phải lùi lại.

 

Thay đổi tiêu cự ống kính giúp máy ảnh của bạn có khả năng duy trì ở cùng vị trí nhưng có thể quan sát được một góc rộng hay một góc rất hẹp. Hiểu được trường ảnh của những ống kính và có chọn lọc mức độ nhiều hay ít bạn đưa vào khung hình của những bức ảnh sẽ giúp bạn tạo ra những bố cục thú vị.

 

 

 

 

Một trong những điều ban đầu tôi học được sau khi mua chiếc máy ảnh đầu tiên là sự quan trọng của việc lấy nét. Kể từ khi học lấy nét tôi phải đã phải bắt đầu đeo kính đọc sách để có thể nhìn thấy rõ ràng bất cứ thứ gì ở gần.

 

Nếu đôi mắt của bạn tốt, bạn thậm chí không bao giờ nghĩ về khả năng tập trung lấy nét của chúng, chúng chỉ thực hiện một cách liên tục mà không bị gián đoạn. Quan trọng là bạn học cách lấy nét qua ống kính máy ảnh, do đó yếu tố quan trọng nhất trong bố cục là độ sắc nét. Thỉnh thoảng những nhiếp ảnh gia chọn tạo ra những bức ảnh soft focus, nhưng nhìn chung một bức ảnh lấy nét đúng sẽ đưa mắt người xem tới phần quan trọng nhất trong bố cục của bức ảnh.

 

 

 

 

Việc điều khiển một bức ảnh được lấy nét bao nhiêu là một mặt khác của nhiếp ảnh mà mắt bạn không tự nhiên làm được. Nếu mắt của bạn tốt, bạn sẽ nhìn thấy phần lớn những gì trong trường nhìn thấy của bạn ở mức độ lấy nét sắc sảo. Sử dụng máy ảnh để kiểm soát mức độ lấy nét của những thứ trong khung hình là một khía cạnh sáng tạo tuyệt vời của nhiếp ảnh.

 

Có một sự kết hợp giữa những nhân tố cho phép máy ảnh của bạn chụp những tấm hình mà trong đó một vài tấm hình là sharp focus và một vài cái thì không. Những nhân tố này là thiết lập ống kính và khẩu độ, kích thước cảm biến máy ảnh, và mối quan hệ khoảng cách giữa máy ảnh, đối tượng chụp và nền. Đạt được độ cân bằng tốt giữa những yếu tốt này sẽ cho ra những bức ảnh chất lượng bạn không bao giờ tự nhiên thấy được. Vùng được lấy nét rõ ràng trong một bức ảnh được gọi là Độ sâu trường ảnh (Depth of Field).

 

 

 

 

Một kĩ thuật nhiếp ảnh khác có thể điều khiển một lượng độ blur trong những bức ảnh của bạn là sử dụng cẩn thận tốc độ màn trập. Sử dụng một tốc độ màn trập chậm và chụp đối tượng đang chuyển động tạo ra cái gọi là Motion Blur.

 

Bạn có thể điều khiển mức độ nhiều hay ít của một đối tượng đang chuyển động bị blur bằng cách điều chỉnh độ dài thời gian màn trập mở. Nếu bạn để màn trập mở đủ lâu, bạn thậm chí có thể tạo ra những bức ảnh mà đối tượng chụp của bạn sẽ không dễ nhìn thấy trong khung hình. Mắt của bạn sẽ không bao giờ thấy được như vậy bởi vì một bức ảnh được tạo ra trong suốt một khoảnh khắc.

 

 

 

 

Có thể chọn khoảnh khắc bạn mở màn trập và chụp một bức ảnh là sự khác biệt khác nữa giữa cách mà bạn thấy và cách máy ảnh của bạn thấy. Cho dù bạn đang chụp một bức phong cảnh hay chụp một trận bóng đá hoặc một bức chân dung, thời khắc bạn nhấn thả nút màn trập là rất quan trọng để quyết định bức ảnh của bạn sẽ trông thế nào. Một thời điểm chính xác, được lựa chọn kĩ càng, để chụp một bức ảnh độc đáo.

 

Khi bạn xem bằng mắt thường thì bạn sẽ thấy mọi việc xảy ra một cách liên tục chứ không phải từng khoảnh khắc riêng lẻ. Học được cách nhận ra những thời điểm tối ưu nhất để bấm máy và chụp ảnh là một trong những khía cạnh quan trọng nhất trong nhiếp ảnh.

 

 

 

 

Phạm vi sắc độ máy ảnh của bạn có thể chụp được chỉ ở chế độ phơi sáng và thứ mắt bạn dễ nhìn thấy vẫn rất khác biệt một cách rạch ròi. Tôi nói “vẫn” bởi vì công nghệ máy ảnh phát triển cảm biến có thể nhận được phạm vi sắc độ rộng hơn trong quá khứ và sớm thôi chúng có thể nhận được phạm vi rộng hơn cả phạm vi chúng ta thấy được.

 

Hiện tại tôi không biết bất cứ máy ảnh nào có thể ghi nhận được phạm vi sắc độ rộng như thế, từ sáng nhất tới tối nhất như chúng ta có thể nhìn thấy với mắt thường. Nếu bạn ra ngoài chụp ảnh trong một ngày đầy nắng bạn sẽ phải thiết lập độ phơi sáng một cách cẩn thận để chụp những chi tiết trong phần tối nhất hoặc sáng nhất của bố cục. Máy ảnh của bạn không thể chụp được một phạm vi sắc độ rộng như bạn có thể thấy với mắt thường.

 

Học cách nhận biết ánh sáng và đọc được phạm vi của nó khi bạn đang điều chỉnh bố cục những bức ảnh là một trong những yếu tố cần thiết nhất của nhiếp ảnh sáng tạo.

 

 

 

Thấy những gì máy ảnh của bạn nhìn thấy và hiểu những điều khác biết giữa tầm nhìn tự nhiên của con người và cách máy ảnh của bạn hoạt động để chụp ảnh, sẽ cho bạn nhiều niềm vui hơn và giúp bạn trở thành một nhiếp ảnh gia.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button