Những tips crop ảnh để tạo bố cục đẹp hơn

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một vài tips crop ảnh cho ra bố cục đẹp hơn.

 

Có một triết lý tôi đã học được hơn một thập kỉ trước khi tôi làm công việc xây dựng vào mùa hè mà tôi vẫn cố giữ điều này: đo hai lần, cắt một lần. Đây là một kinh nghiệm dân gian tuyệt vời trong nghề thợ mộc nhưng cảm ơn Trời khi áp dụng cho nhiếp ảnh, bạn sẽ không bị bó buộc trong kinh nghiệm ấy đâu.

 

Trong khi chắc chắn là có nhiều ý kiến về việc chụp xong rồi lấy ảnh ngay không cần chỉnh sửa, thì một trong những điều tuyệt vời của nhiếp ảnh hiện đại là bạn có vô số những công cụ bạn cần nếu bạn cũng muốn chỉnh sửa vài thứ sau khi chụp. Những cái như độ phơi sáng, độ tương phản, độ bão hòa màu, chuyển đổi trắng đen và thậm chí thêm hoặc bớt các yếu tố khác có thể được thực hiện với sự kì diệu từ Lightroom và Photoshop.

 

Nhưng còn một công nữa có sẵn trong mọi phần mềm chỉnh sửa ảnh có thể tác động mạnh mẽ lên những bức ảnh của bạn và cũng khá dễ để sử dụng. Đôi lúc tất cả những gì để bức ảnh bạn nổi bật hơn chỉ là vài cú click trong công cụ crop nhỏ bé.

 

 

 

 

Trước khi đi sâu vào nghệ thuật cropping, điều quan trọng là phải biết được những mục tiêu cần đạt được với thể loại nhiếp ảnh của mình là gì và tập trung vào bài toán đằng sau những điểm megapixel đó. Đa phần những máy ảnh hiện kỹ thuật số hiện đại ở khoảng 16-24 megapixel. Điện thoại di động thường thường khoảng 12, và một vài máy ảnh DSLR cực đắt thì ở mức 36, nhưng tôi sẽ dùng mức 20 megapixel để làm tiêu chuẩn ở đây.

 

 

 

Nếu bạn dự định in ra những bức ảnh thì nên giữ chúng ít nhất ở mức 200 dpi/dots mỗi inch. Điều này có nghĩa bạn có thể lấy ảnh chưa crop từ một máy ảnh 20 megapixel và in ra một bức ảnh gốc có độ rộng 27 inch! Nếu bạn đang đặt tiêu chuẩn ảnh in kích thước 4×6 inch thì thậm chí sẽ còn tốt hơn nữa. Một bức ảnh in 200 dpi ở kích thước đó gồm khoảng 1 triệu pixels hay 5% điểm ảnh mà máy ảnh 20 megapixel có thể chụp được. Nói vậy đã đủ rồi, trừ khi bạn muốn chuyển những bức ảnh thành những tấm poster kích cỡ dán tường thì rõ ràng có nhiều chỗ trống trong những megapixels đó để crop vào nội dung trọng tâm của tấm ảnh.

 

 

 

Cũng có một vấn đề khi bạn đăng và chia sẻ ảnh của mình trên mạng. Bạn phải nhớ là hãy giữ chúng ở kích thước tối đa với chiều rộng hoặc chiều dài, để không quá 2048 pixels. Điều này có nghĩa là với mỗi pixel bạn có được từ chiếc máy ảnh 20 “chấm” thì bạn có thể bỏ đi 16 triệu pixel ( gần 80%) và vẫn giữ được bức ảnh sắc nét và chia sẻ chúng trên mạng. Dĩ nhiễn, luôn luôn có những ngoại lệ, và một vài trang có thể yêu cầu ảnh đăng phải lớn hơn 2048 pixels, nhưng nếu bạn post chúng lên Facebook, Instagram, Flickr, hay những trang nổi tiếng khác thì kích cỡ đó lớn hơn cần thiết.

 

 

Tôi biết rằng sẽ hơi lạ lùng khi nói đến việc học cách crop ảnh, nhưng cái chính là tất nhiên bạn nên làm bất cứ thứ gì bạn có thể để điều chỉnh bố cục hài hòa cho những bức ảnh của bạn trong máy ảnh. Nhưng hãy biết là bạn cũng có một số lượng lớn các khoảng trống để crop chúng xuống và bạn không cần phải lo về việc làm mất đi chất lượng ảnh. Ví dụ như bức ảnh một chú thỏ mà tôi chụp với ống kinh 50mm bằng máy Nikon D7100.

 

 

Bạn có thể tự hỏi làm thế nào tôi đến đủ gần để chụp bức ảnh này chỉ với ống kính 50mm, nhưng sự thật tôi đã ở khá xa và chỉ crop ảnh thôi. Crop rất nhiều đấy!

 

Cảm biến 24-megapixel trên chiếc D7100 cho phép ta crop ảnh xuống rất nhiều, đặc biệt cho một trang như dPS yêu cầu những bức ảnh có kích thước tối đa là 750 pixels. Tôi đảm bảo với bạn bản gốc hoàn toàn không giống như vậy.

 

 

Kích thước thật sự của bức ảnh crop là 1982 x 1321 pixels có nghĩa nó đủ lớn để làm một tấm in khổ 4×6 inch ở mức 300dpi. Những điều này minh họa cho quan điểm của tôi rằng không quan trọng bạn dùng máy ảnh gì, bạn có thể có nhiều khoảng trống để crop ảnh của bạn xuống nếu bạn thực sự muốn làm vậy.

 

 

 

Khi quyết định loại bỏ cái gì khỏi những bức ảnh của bạn thì không có quy tắc cố định và chắc chắn nào sẽ đảm bảo sự hoàn hảo mọi lúc bạn crop ảnh. Tuy nhiên, có một vài hướng dẫn có thể cải thiện những bức ảnh của bạn trong một vài trường hợp.

 

 

Như tôi đã chỉnh qua những bức ảnh của mình bằng Lightroom tôi thường nhận thấy ngoài đối tượng chính ra tôi thường bao hàm thêm các yếu tố khác trong khung hình có thể gây xao nhãng cho người xem hoặc lấy đi sự ảnh hưởng của chủ thể. Dĩ nhiên, những chi tiết này có thể thêm cảm giác mạch lạc, tạo ngữ cảnh và cảm xúc cho khung cảnh. Nhưng nếu mục tiêu của bạn là làm người xem tập trung vào một thứ gì đó cụ thể thì bạn sẽ muốn sử dụng công cụ crop ảnh để thực hiện điều đó.

 

Bức ảnh chụp gia đình bên dưới có chứa rất nhiều yếu tố khác nhau, mặc dù chắn chắn chúng giúp bổ sung cho ngữ cảnh và kết cấu cho tổng thể bức ảnh nhưng làm giảm đi nội dung chính của bức ảnh.

 

 

Bức ảnh chưa được crop. Đối tượng chụp rõ ràng là gia đình, nhưng những cái cây, bầu trời, và cây cầu ở phần hậu cảnh có xu hướng làm xao nhãng người xem và giảm đi độ ấn tượng của bức ảnh.

 

 

Crop vào gia đình tạo ra một bức ảnh trực quan vừa ý hơn. Nó vẫn chứa một vài phần yếu tố nền của bức gốc những đối tượng chụp được nhấn mạnh rõ ràng. Những chi tiết như chiếc nhẫn trên ngón tay người phụ nữ cũng dễ nhận ra hơn. Tôi chụp bức này bằng máy ảnh Nikon D200, máy ảnh chỉ có 10 megapixels và bức ảnh được chụp không quá 6 megapixels (3030 x2028) nhưng có thể dễ dàng được in ở khổ ảnh 8×10 inch hay thậm chí 11×14 inch.

 

 

Crop một chút tạo ra một sự tác động lớn lên người xem trong bức ảnh cuối cùng.

 

 

Có tốt hơn không nếu lấy ảnh trực tiếp từ máy ảnh mà không crop gì cả? Tất nhiên là được! Nhưng thỉnh thoảng đó không phải là một lựa chọn hay và nếu điều đó xảy ra bạn đừng e ngại việc crop ảnh nhé.

 

 

 

Việc này có thể hiệu quả với những tình huống ngoài những bức chân dung, ví dụ như bức ảnh chụp công trường dưới đây. Khi bạn nhìn nó, hãy tự hỏi bản thân, đối tượng của bức ảnh mà tôi (nhiếp ảnh gia) muốn bạn chú ý tới là gì?

 

 

Bản gốc chưa crop. Có quá nhiều thứ diễn ra ở đây nên sẽ làm cho người xem hơi rối một chút.

 

 

Trước khi tôi cho bạn xem phiên bản cropped, tôi cần đưa ra một lưu ý ở đây – điều này thật khó giải thích tại sao mọi người thích những thứ khác nhau. Rất có thể một vài người sẽ thích bản gốc hoàn toàn chưa bị crop bởi vì nó thể hiện khá nhiều hoạt động. Nhưng tôi thực sự muốn tập trung sự chú ý vào người thợ ngồi trên thanh xà ở phía tay phải và ở phiên bản gốc, anh ta chỉ là một phần nhỏ của tổng thể. Tuy nhiên, crop một chút giúp sửa chữa hoàn toàn điều này.

 

 

Ảnh đã được crop và được cải thiện đáng kể.

 

 

Nhìn xem! Một bức ảnh đẹp hơn, và ở độ phân giải 2125 x 1422 pixels và có thể dễ dàng được in ra ở khổ 8×10, được đóng khung, và treo ở hành lang nơi làm việc. (Giờ tôi ước gì công cụ Crop có thể loại bỏ các đường dọc ở tiền cảnh, nhưng đó lại là chủ đề cho một bài viết khác).

 

Nếu bạn nhận thấy những bức ảnh đầu tiên của bạn chứa nhiều yếu tố gây sao nhãng người xem khỏi những gì bạn muốn họ thấy, công cụ crop sẽ hữu ích để cải thiện tình hình. Cùng lúc đó, vẫn tạo ra những bức ảnh đủ lớn để in, chia sẻ hay gửi email tới những người bạn, gia đình, và các fan.

 

 

 

Cắt ảnh có giúp ích rất nhiều khi bạn đang tìm cách chân dung hóa đối tượng chụp từ một nguồn ánh sáng thú vị hay ấn tượng hơn. Nhiều người chọn giải pháp đơn giản là đưa đối tượng vào chính giữa khung hình, nhưng đó không phải luôn luôn là giải pháp tốt nhất để tạo ra những bức ảnh ưng ý.

 

Khi tôi chụp bức hình bên dưới tôi đưa cậu bé vào chính giữa bố cục, dẫn tới tạo ra một bức ảnh đủ đẹp nhưng không đủ sức thu hút. Khoảng không gian xung quanh cậu bé làm tạo khoảng cách giữa người xem với đối tượng chụp, và nó cũng không hiệu quả khi để quá nhiều không gian trống bên phải khi bé trai đang nhìn về bên trái.

 

 

Hãy chú ý có bao nhiêu ấn tượng cảm xúc của bức ảnh thay đổi bởi việc đơn giản crop bức ảnh để cậu bé về phía bên phải.

 

 

Trong trường hợp này, re-crop giúp ta đạt được vài thứ. Đầu tiên, loại bỏ phần lớn khoảng không gian trống bên phải bức hình, và chừa ra một khoảng rộng và trống lớn phía bên trái. Việc này hiệu quả trong ngữ cảnh của bức ảnh bởi vì cậu bé đang nhìn về hướng đó và điều đó sẽ khiến tâm trí chúng ta tò mò liệu có gì rất thú vị bên ngoài khung hình chăng. Khoảng không gian trống phía bên trái có cảm giác định hướng và giúp kéo bạn vào hướng suy nghĩ ấy, giải phóng trí tưởng tượng của bản thân với những khả năng có thể xảy ra bên ngoài bức ảnh. Kết quả là bức ảnh trở nên thú vị và ấn tượng hơn, và tất cả chỉ nhờ crop ảnh một chút.

 

 

 

Kĩ thuật này đặc biệt hữu ích khi những đối tượng chụp di chuyển, cũng như nó giúp tạo ra sự ấn tượng mà xe hơi, máy bay, trẻ con, hay chú rùa biển bạn chụp được sẽ lấp đầy khoảng không gian trống hiện tại. Bức ảnh đầu tiên dưới đây được lấy trực tiếp từ máy ảnh và có một vài vấn đề có thể dễ dàng cải thiện chỉ với một chút cropping.

 

 

Mặc dù cậu bé và chú rùa đất ở trên rõ ràng là đối tượng chụp của tấm hình, nhưng có nhiều khoảng trống xung quanh cặp đôi này có thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn đặc biệt từ lúc họ chuyển động. Bây giờ hãy nhìn bức ảnh đã được crop ở bên dưới và chú ý xem nó đã đẹp hơn bao nhiêu.

 

 

Crop ảnh sẽ giúp loại bỏ cái ống nhựa PVC xấu xí bên trái nhưng đồng thời tạo ra bố cục tổng thể mạnh mẽ hơn bằng cách nhấn mạnh khoảng không gian trống bên phải. Những đối tượng chụp hiện diện theo hướng di chuyển từ trái sang phải, và chừa ra khoảng trống phía bên phải giúp bạn hình dung “Tản bộ bằng bò sát 4 chân” PQRST (Perambulating Quadrupedal Reptilian Service Transport) sẽ sớm xâm chiếm khoảng không ấy. Kết quả là một bức ảnh trực quan gây ấn tượng với người xem hơn là bức ảnh gốc chưa crop.

 

 

 

Một ví dụ khác được thực hiện với khái niệm là đường chủ đạo. Nếu bạn không chụp được ảnh có bố cục hoàn hảo khi bạn bắt đầu chụp bạn có thể đơn giản là crop ảnh theo ý của mình để tạo ấn tượng thị giác tối đa. Để minh họa điều tôi vừa nói thì dưới đây là bức ảnh một hạt dẻ nhỏ nhoi trên nền đất.

 

 

Không có nhiều thứ xảy ra trong bức ảnh này và tôi không hẳn sử dụng nó cho bất kì mục đích nào, nhưng tôi sẽ dùng nó để nói lên ý của mình. Bức ảnh gốc có thể được crop để tạo ra một bố cục ấn tượng hơn bằng cách tận dụng lợi thế từ việc người xem bị thu hút bởi đường chủ đạo chéo đi từ đỉnh đầu bên phải tới đáy về phía bên trái.

 

 

Crop ảnh xuống dưới một ít bằng việc để hạt dẻ phía bên trái tạo nên một bức ảnh khó coi và không thoải mái bởi vì đường chủ đạo được sử dụng hoàn toàn không phù hợp.

 

 

Nếu bạn đang đau đầu vì nhìn bức ảnh kì quái này, đừng sợ. Tôi đã crop ảnh theo cách khác để sử dụng đường chủ đạo thích hợp hơn và bức ảnh trở nên đẹp mắt hơn.

 

 

Khi bạn nhìn bức ảnh này tâm trí bạn tự nhiên đi theo những đường cong của hạt dẻ và khoảng không gian trống bên trái tạo cảm giác tự nhiên và có chủ đích hơn so với bức ảnh trước tạo cảm giác khó chịu và thiếu cân bằng.

 

 

 

Khi nói đến những việc theo đuổi đầy tính nghệ thuật như nhiếp ảnh, có hàng triệu hướng dẫn nhưng có rất ít những quy tắc chính xác và tuyệt đối. Nhưng đôi lúc bạn không cần phải làm theo những quy tắc này. Khi crop ảnh thì đừng ngần ngại loại bỏ những phần bạn không thích, hay thậm chí thử với nhiều tỷ lệ diện mạo để có được một bức hình mà bạn cảm thấy thú vị. Khi tôi chụp bức hình bên dưới tôi đã nghĩ nó trông khá ổn khi nhìn xem trên máy ảnh nhưng những xoắn tròn tự nhiên của chủ thể nhìn khá lạ trong một bức hình hình chữ nhật.

 

 

Chỉ với vài cú click với công cụ crop ảnh Lightroom tạo ra bức ảnh sau đó, theo ý kiến của tôi, nó nhìn thú vị hơn trước.

 

 

Có thể có vài lý thuyết nghệ thuật hay cách giải thích đằng sau việc sử dụng kỹ thuật crop ảnh hình vuông cho bức ảnh gốc hình chữ nhật, nhưng nếu có tôi cũng không biết nó là gì. Tất cả những gì tôi biết là tôi thích bức ảnh thứ hai hơn, và cuối cùng, đó là điều tôi thực sự quan tâm đến.

 

Bạn có thể áp dụng cùng một cách lập luận cho phong cách nhiếp ảnh của mình,và cắt gọt bớt với công cụ crop ảnh để làm rõ nội dung trọng tâm của bạn hoặc nếu không thì để mặc định nếu bạn thích vậy hơn. Ngoài ra, khi bạn crop ảnh trong một chương trình như Lightroom thì những bước chỉnh sửa đều không bị phá hủy nên bạn luôn luôn có thể quay lại và phục hồi ảnh gốc nếu bạn muốn.

 

 

 

Tôi cần ngưng bút ở đây với một lưu ý quan trọng: Để chụp ảnh đẹp thì tốt nhất luôn luôn là lúc bạn bắt đầu bấm máy. Crop ảnh thì ổn thôi và có thể được sử dụng để đem lại hiệu quả tuyệt vời. Nhưng thực sự, giải pháp tốt nhất là đảm bảo bạn chụp ảnh có mục đích và sử dụng những thứ như đường chủ đạo và loại bỏ những thứ gây xao nhãng khi bạn thực sự chụp ảnh. Tuy nhiên nếu bạn nhận thấy những bức ảnh của bạn không được đẹp lắm thì hãy bắt đầu crop ảnh.

 

Bạn có phải là loại nhiếp ảnh gia chỉ sử dụng camera để chụp, hay bạn thích crop những bức ảnh để tạo ra hiệu ứng mà bạn đang tìm kiếm? Bạn có những ý tưởng khác hay những tips về phần cropping không? Hay để lại phản hồi của bạn ở phần bình luận phía dưới nhé!

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button