Trở nên sáng tạo hơn qua việc hạn chế sử dụng gear

Ở bài viết này, tôi muốn chia sẻ kinh nghiệm về việc sử dụng ít công cụ hỗ trợ hơn và cho các bạn thấy việc này đã cải thiện khả năng sáng tạo của tôi như thế nào. Việc trang bị thêm nhiều ống kính tốt hay thân máy mới sẽ không giúp bạn chụp ảnh đẹp hơn. Nhưng ngược lại thì có đấy – mời bạn đọc tiếp thể biết thêm.

Vài tuần trước, tôi đã chuẩn bị hành trang cho buổi workshop chụp ảnh ở dãy núi Alaska trong 8 ngày mà tôi chủ trì. Lúc đó nơi đây đang là mùa thu, điều này có nghĩa chúng tôi sẽ tập trung vào việc chụp phong cảnh, nhưng dường như là có nhiều cơ hội cho chúng tôi chụp được cảnh thiên nhiên hoang dã và chụp những bức ảnh chụp cận cảnh (macro) hơn. Sự đa dạng đó cho thấy tôi cần phải chuẩn bị cho mọi cơ hội sắp tới.

 

 

Một năm trước, à không, mới 3 tháng trước thôi, trong balo của tôi gồm có: 2 máy DSLR, một ống kính tele 1.4x 500mm f/4, một ống kính 70 – 200 mm f/2.8; 24-105mm f/4 và 17-40mm, một ống kính cố định 14mm, kính lọc phân cực, kính lọc VND (Variable Neutral Density), một tripod Gitzo cỡ lớn để đỡ bộ dụng cụ nặng nề ấy, và một túi đựng camera thật to để đựng toàn bộ. Tổng cân nặng của cả bộ đồ nghề máy ảnh của tôi lên đến khoảng 22 kg, có thể hơn.

 

Tôi đã như thế đấy, mang trên mình một bộ đồ dùng chụp ảnh trong suốt hơn một tuần để chụp hình phong cảnh và thiên nhiên hoang dã ở Alaska. Tôi xách lấy một cái balo nhỏ, nhét vào đó một cái áo mưa và một cái áo ấm, mang lên vai và đi. Tổng cân nặng của bộ đồ dùng chụp ảnh nặng dưới 4 kg.

 

 

 

 

Tôi nhận ra rằng toàn bộ những gì tôi mang theo, ống kính, bộ lọc, những chiếc DSLR khổng lồ; không một thứ gì trong số chúng đã thật sự cải thiện khả năng nhiếp ảnh của tôi. Còn nữa, tôi bị cản trở bởi tất cả những thứ ấy, đã vậy tôi phải lo chọn ống kính hay bộ lọc sao cho phù hợp còn nhiều hơn là việc chụp ảnh.

 

Và rồi, ngay lúc đó, tôi chẳng còn đầu óc đâu để sáng tạo nữa.

 

 

 

 

Vì vậy mà tôi đã bỏ bớt. Tôi quyết định chọn hệ thống không gương lật của hãng Lumix và 3 loại ống kính khác nhau cho chuyến đi: một loại có tiêu cự trong khoảng 12-32 mm, loại 45-150 mm, và một loại có tiêu cự cố định 300 mm và khẩu độ rộng nhất f/4 (loại ống kính lớn nhất trong bộ gear). Vì hệ thống máy chụp hình Lumix là loại Micro Four – Thirds, tất cả độ dài tiêu cự nêu trên gấp đôi so với một chiếc máy ảnh loại Full-frame. Tôi có thể thu hết gần như mọi thứ từ tiêu cự 24–600 mm nặng bằng một phần của những cái DSLR. Theo nghĩa đen, tôi có thể đặt tất cả gọn gàng trong túi.

 

Khi ngoài thực địa, tôi có thể thay đổi từ loại ống kính này sang loại ống kính khác một cách nhanh gọn lẹ không một chút bối rối. Tôi đã học được cách chọn loại ống kính phù hợp nhất cho máy ảnh. Nếu một quần xã sinh vật hiện ra trước mắt thì việc chọn loại ống kính có tiêu cự lớn 300 mm là phù hợp nhất. Còn khi chúng tôi đang leo núi và tôi đang tìm một nơi chụp được phong cảnh rộng, thì loại 12–32 mm là loại nên chọn. Vào những ngày trời ít nắng, ống zoom 45–150 mm phải luôn sẵn sàng.

 

 

 

 

Ngay khi tôi thấy được bối cảnh, tôi chỉ cần đưa máy ảnh lên và “tách”, chọn lại bối cảnh, chụp lần nữa, cứ như thế trong vài phút, trong khi những nhiếp ảnh gia khác đi cùng tôi vẫn đang còn loay hoay tìm chọn loại ống kính tốt nhất, thân máy, hay kính lọc cho tình huống đó.

 

Tôi cũng nhận thấy mình có thêm thời gian và năng lượng để ngồi trên vùng lãnh nguyên, quan sát, đợi chờ. Tôi đã không phải mất nhiều thời gian với bộ gear và vì vậy mà tôi mới được trải nghiệm, tận hưởng những cảnh đẹp thiên nhiên nơi tôi chụp nhiều hơn.

 

Hãy nghĩ về điều đó, có thể nó thật sự là lý do tại sao tôi cảm thấy trình độ nhiếp ảnh của mình trở nên tiến bộ hơn rất nhiều. Vì tôi đã có thời gian để sáng tạo.

 

 

Vì bất cứ nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp nào cũng biết, chụp ảnh không phải làm theo công thức. Để trở nên sáng tạo, chúng ta cần phải tập trung vào cảnh chụp, không để bị phân tâm. Và chúng ta phải luôn sẵn sàng cho mọi khoảnh khắc xảy đến. Bộ gear của tôi hoặc thiếu nó, đã mang lại tôi thời gian và sự linh hoạt.

 

 

 

Tôi muốn nói là không, nhưng thật sự đã có nhiều lần, tôi như vậy thật. Việc bỏ bớt gear ở nhà có nghĩa là phải hy sinh nhiều hơn. Đôi khi chúng lại bao gồm cả khoảng tiêu cự hay kính lọc mà tôi đã không mang theo. Đã có một hoặc hai lần tôi ước đạt được bokeh sạch với ống kính 500 mm f/4 có thể tách con chim này ra khỏi mớ hỗn độn phía sau và vào một dịp khác, tôi cũng sử loại ống kính tương tự nhưng lấy tiêu cự 24 mm lại không đủ rộng để chụp hết phần trời mà tôi đã muốn.

 

 

 

 

Nhưng mất mát mà tôi nhớ rõ nhất (và tôi cảm thấy mình thật ngốc khi nhắc đến điều này) là tính kiêu căng của tôi. Có một lần, tôi được tham gia vào hàng ngũ các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp, nhóm này không liên quan gì đến nhóm mà tôi chỉ huy ở Alaska cả. Có nhiều máy ảnh loại tiêu cự 500 mm và 600 mm f/4 đặt trên những tripod làm bằng carbon vững chắc. Trong khi tôi thì đứng đó, như một nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp thật sự, với trên tay là một chiếc máy ảnh mirroless point-and-shoot và vài ống kính nho nhỏ trong túi áo khoác của mình.

 

Tôi đã muốn biện minh cho bộ gear nhỏ của mình, bảo vệ quyết định của bản thân bằng cách khoe khoang bộ kit của tôi thực sự tốt thế nào ngay cả khi só sánh với những chiếc máy ảnh “quái vật” của họ – nhưng tôi đã không làm vậy. Thay vì vậy, tôi giữ im lặng, lắng nghe những cuộc tranh luận của họ về các loaị ống kính, giá trị khẩu độ, tốc độ lấy nét tự động và bắt đầu nghĩ về bố cục tôi sẽ chụp tiếp theo.

 

 

Tôi sẽ dừng chủ đề không mấy thoải mái này vì tôi nghĩ cảm giác thiếu thốn vật chất ở trong cuộc sống của nhiều nhiếp ảnh gia là rất thật. Chúng tôi muốn được nhìn nhận một cách nghiêm túc. Và khi chúng ta ở ngoài thực địa, (khi mà không ai thấy được những bức ảnh mà chúng ta đang thật sự tạo ra), ta thường bi đánh giá qua bộ gear mà chúng ta đang mang theo và sử dụng. Có một mức thang đánh giá mà trong đó, những người mang những chiếc máy ảnh và ống kính loại đắt tiền nhất được đứng đầu, dường như sự đầu tư của họ phản ánh được phần nào kỹ năng và kiến thức của một nhiếp ảnh gia mà họ có.

 

 

 

 

Có rất nhiều áp lực khi TRỞ THÀNH một trong số những người mang bên mình những chiếc túi đựng máy ảnh thật lớn và những cái ống kính thật là to. Nhưng thực tế là bộ gear chụp ảnh của bạn không liên quan đến việc bạn là một nhiếp ảnh gia giỏi như thế nào. Nó có giúp đấy, nhưng ở một giới hạn nhất định nào đó thôi, đừng lạm dụng nó cũng đừng phụ thuộc vào nó quá nhiều, vẻ bề ngoài hay giá cả của máy không làm nên một nhiếp ảnh gia, những tác phẩm họ tạo ra mới quan trọng.

 

Trong tương lai, tôi sẽ cố gắng làm những tác phẩm – chứ không phải bộ gear – trở thành nguồn tự hào trong tôi (hoặc sự thiếu thốn).

 

 

 

Dù ở đây không phải là dãy núi Alaska hùng vĩ, nhưng tôi vẫn tiếp tụp bám lấy bộ gear nhỏ bé của mình. Tôi chụp bức ảnh này vào đêm trước khi tôi đặt bút ghi những dòng đầu tiên trong bài viết này, trên bãi biển ở Homer, Alaska.

0/5 (0 Reviews)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button